Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: TÍN NGƯỠNG THỜ CÔ HỒN - CÔ BÁC CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN XỨ QUẢNG (QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.85 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thờ cúng Cô hồn (vong hồn) là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tinh thần của của (1) cư dân ven biển xứ Quảng . Ở xứ Quảng, hình thái tín ngưỡng này còn gọi là thờ Cô Bác/Âm linh. Bản chất thờ cúng không đơn thuần là cúng vong hồn vô chủ, bất hạnh - biểu hiện của tình cảm yêu thương, tôn quý con người, mà chủ yếu nhằm đề đạt nguyện vọng của dân biển về cuộc sống bình an và đủ đầy. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÍN NGƯỠNG THỜ CÔ HỒN - CÔ BÁC CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN XỨ QUẢNG (QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG)" TÍN NGƯỠNG THỜ CÔ HỒN - CÔ BÁC CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN XỨ QUẢNG (QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG) BELIEF OF WORSHIPPING CO HON-CO BAC OF COASTAL RESIDENTS IN QUANG LAND (QUANG NAM AND DA NANG) NGUYỄN XUÂN HƢƠNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Thờ cúng Cô hồn (vong hồn) là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tinh thần của của (1) cư dân ven biển xứ Quảng . Ở xứ Quảng, hình thái tín ngưỡng này còn gọi là thờ Cô Bác/Âm linh. Bản chất thờ cúng không đơn thuần là cúng vong hồn vô chủ, bất hạnh - biểu hiện của tình cảm yêu thương, tôn quý con người, mà chủ yếu nhằm đề đạt nguyện vọng của dân biển về cuộc sống bình an và đủ đầy. ABSTRACT The worship of Co hon (forsaken spirits) (vong hon - dead person’s soul) is an important belief in the spiritual life of the Quang coastal residents. In the Quang land, this belief form is also called Co bac/Am linh (souls of the dead) worship. In nature, the worship is not simply to worship forsaken and unfortunate dead people’s souls – the expression of the love and esteem for people, but it is chiefly to propose the coastal residents’ aspiration for a peaceful and adequate life to Co hon.1. Quan niệm và niềm tin Cô hồn, theo quan niệm của dân biển xứ Quảng, là hồn người chết không có họ hàngthân thích thờ cúng, chết không bình thường, gọi chung là bất đắc kỳ tử, thường vào giờthiêng, nên có năng lực, quyền uy, chi phối đáng kể cuộc sống của cộng đồng và nghề biển. Vìvậy phải thờ phụng chu đáo để cầu mong sự phù hộ, chở che của Cô Bác/ Cô hồn. Một tục lệphổ biến ở các làng ven biển là, khi xảy ra những việc như đánh nhau, trộm cắp, dịch bệnh,mất mùa biển... thì làng vạn phải mời thầy chùa về tụng kinh ba đêm, còn các ông chánh tế vàbồi tế thì phải dọn mình sạch sẽ, ăn chay nằm đất 3 ngày 3 đêm tại lăng Âm linh. Ở Đà Nẵng,các làng biển: Thanh Khê, Hà Khê, Xuân Hà, Nam Ô, Thạc Gián, đều truyền lưu câu vè khẳngđịnh vai trò của Cô Bác/Âm linh trong đời sống cộng đồng: Ngoài biển có lịnh Ông (2) ủng hộ Trong bờ nhờ Cô Bác phò trì. Theo đó, dân biển đã suy tôn những đối tượng sau là Cô Bác/ Âm linh: - Vong linh của thập loại chết vì nhiều nguyên do khác nhau từ xưa cho đến nay, như bịôn dịch, bệnh tật, chiến tranh, bão lũ, thú dữ ăn thịt, chìm vào bụng cá.. khiến thân xác bịphiêu dạt nơi đầu gành cuối bãi. - Vong linh của dân sở tại: Cũng là vong hồn của các đối tượng bất đắc kỳ tử , nhưngcó nguồn cội, danh tính, bởi đó là thân nhân của các chư phái tộc trong làng. Nhưng do họ thácở nơi khác và hầu hết đều bị thất lạc mồ mả, nên vẫn xem là các Cô hồn, mặc dù tên tuổi đượcghi vào cuốn phổ hệ (gia phả) của làng, và được thờ dưới dạng bài vị trong lăng thờ Cô hồn. - Ngư dân các đời của các gia tộc đã bỏ mình trên biển trong cuộc mưu sinh từ xưa. Đốitượng này được tôn là Tiền bối nghề biển, là tổ tiên chung của làng vạn. Họ vừa được thờ cúngở làng vừa được thờ ở gia tộc (thờ vọng), song ở làng là chủ yếu. Hành vi tín ngưỡng xuất pháttừ quan niệm của cộng đồng ngư dân rằng, nỗi đau mất mát của từng gia tộc cũng là nỗi đauchung của vạn làng. Việc thờ cúng đậm tính chất thờ Tổ tiên. - Những người khuất mặt, hay còn gọi là Khách. Có lẽ đây là cách gọi tế nhị và tôntrọng của người Việt để chỉ người Chăm, vốn là chủ thể của một nền văn hoá tiền Việt và làtiền chủ của vùng đất, vùng biển Amaravati (3) xưa. Trong các lễ thức liên quan đến cuộc sốngvà nghề biển ở các cấp cộng đồng của dân biển xứ Quảng, bao giờ cũng có nghi lễ dành cho/liên quan đến người khuất mặt, như: lễ cúng vong, lễ Tống ôn. - Chiến sĩ trận vong: Chiến sĩ tử trận, không phân biệt bên ta bên địch. Có thể nói,chính chiến tranh giữ nước qua các thời kỳ lịch sử là cơ sở sinh thành và bảo lưu tục thờ này.Chỉ nói ở thời kỳ cận đại và hiện đại, thì vùng đất xứ Quảng cũng là một nơi xảy ra các cuộcgiao tranh, quyết chiến ác liệt trong cuộc chống Pháp và chống Mỹ giành độc lập. Chiến tranhdẫn đến thương vong cả ta và địch. Nhiều ngôi mộ chiến sĩ vô danh, vô chủ có ở khắp nơi.Vong linh của những nấm mồ đó đã gia nhập vào cộng đồng Cô Bác, được thờ cúng nghiêmcẩn. Không kể những nơi có địa điểm thờ riêng, quy tập hàng trăm ngôi mộ nghĩa sĩ tử trậnnhư Hoà Vang và Phước Ninh (Đà Nẵng), thì ở các làng quê ven biển, hầu hết cũng đều có mộChiến sĩ trận vong. Việc quy tập và thờ cúng không chỉ là nghĩa cử, mà còn gắn với niềm tinvề sự linh thiêng, phù trì của vong hồn nghĩa sĩ cho cuộc sống. Sự phụng thờ diễn ra dưới hìnhthức thờ độc lập hoặc phối thờ trong lăng Cô hồn/ Âm linh.2. Những biểu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: