Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: ỨNG DỤNG GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THÍCH HỢP ĐẤT ĐA TIÊU CHÍ CHO CÂY TRỒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở XÃ HƯƠNG BÌNH, THỪA THIÊN HUẾ

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tìm kiếm một tiếp cận mới trong quá trình đánh giá sự thích hợp đất bằng việc kết hợp nguồn thông tin hai chiều từ trên xuống “top-down” và dưới lên “bottom-up”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ỨNG DỤNG GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THÍCH HỢP ĐẤT ĐA TIÊU CHÍ CHO CÂY TRỒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở XÃ HƯƠNG BÌNH, THỪA THIÊN HUẾ"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 50, 2009 ỨNG DỤNG GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THÍCH HỢP ĐẤT ĐA TIÊU CHÍ CHO CÂY TRỒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở XÃ HƯƠNG BÌNH, THỪA THIÊN HUẾ Huỳnh Văn Chương Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu tìm kiếm một tiếp cận mới trong quá trình đánh giá sự thích hợp đất bằngviệc kết hợp nguồn thông tin hai chiều từ trên xuống “top-down” và dưới lên “bottom-up”.Đánh giá sự thích hợp đất cho cây trồng nông nghiệp được tiến hành theo hai giai đoạn gồm:đánh giá sự thích hợp của điều kiện môi trường tự nhiên, tiếp đến là đánh giá sự thích hợp cả tựnhiên, kinh tế và xã hội và được gọi là tiếp cận đánh giá đa tiêu chí. Để thực hiện nghiên cứutheo hướng này, kỹ thuật hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các phần mềm hỗ trợ trong phântích thứ bậc tiêu chí đã được ứng dụng. Kết quả nghiên cứu, cơ sở dữ liệu GIS cả về không gianvà thuộc tính của khu vực nghiên cứu đã được thiết lập, tiến hành phân loại mức độ thích hợpđất đai cho một số cây trồng chính. Nghiên cứu cho thấy việc đánh giá sự thích hợp đất có sựhỗ trợ của các công nghệ như GIS và phần mềm phân tích đa tiêu chí có tính khả thi cao ở điềukiện Việt Nam và có thể tiến hành áp dụng cho nhiều vùng sinh thái khác nhau. Bài báo cũngchỉ ra được sự không đồng nhất số liệu đầu vào cho hệ thống thông tin đất đai là một cản trởlớn hiện nay và điều này cần phải được khắc phục để thích ứng với các công nghệ mới trongnghiên cứu, quản lý và đánh giá đất đai cũng như công tác qui hoạch sử dụng đất hiệu quả. Từ khoá: Cây trồng, đánh giá đất, đa tiêu chí, GIS, mức thích hợp.I. Đặt vấn đề Nghiên cứu đánh giá sự thích hợp đất và qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp trênquan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang được quan tâm nghiên cứu trên phạmvi cả nước và từng vùng. Nhiều công trình đánh giá sự thích hợp đất cho các loại hìnhsử dụng đất đã được các nhà khoa học Việt Nam cũng như hợp tác với các nhà khoa họcthế giới nghiên cứu từ nhiều năm trước cho đến nay. Từ năm 1990 đến nay, Viện Quihoạch và Thiết kế Nông nghiệp, cơ quan đại diện của Việt Nam về nghiên cứu đánh giáđất đã thực hiện nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về đánh giá đất trên phạm vi toànquốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh (Vũ Thị Bình, 1995). Một số côngtrình nghiên cứu gần đây đã ứng dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO(1976) cũng như sử dụng công nghệ GIS vào việc chồng xếp bản đồ đã mang lại nhiềukết quả khả quan và mở ra một xu thế mới trong nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Namhiện tại. 5 Có thể nói rằng, nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO đã được vậndụng có kết quả ở Việt Nam và phục vụ có hiệu quả cho chương trình qui hoạch tổngthể phát triển kinh tế xã hội nhiều năm qua (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung đánh giá ở tầm vĩ mô, vùng miền màchưa đi sâu nghiên cứu đánh giá đất ở những mức độ chi tiết hơn, đặc biệt là đánh giásự thích hợp đất ở cấp cơ sở, mà ở đó tất các các dự án và chính sách nông nghiệp đượctriển khai trực tiếp. Nên khi tiến hành qui hoạch sử dụng đất cấp cơ sở, việc đưa ra cácphương án qui hoạch cụ thể còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn, nhiều phương án quihoạch ít mang tính khả thi do thiếu thông tin về đánh giá đất. Do vậy để có thể thực hiệnđược các quyết định sử dụng đất đúng, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp cấp xã,huyện, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nghiêm túc trong đánh giá đất. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự thích hợp của đất cho cây trồngtriển vọng bằng cách tiếp cận theo hướng đa tiêu chí kết hợp các yếu tố tự nhiên và cácyếu tố kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, thị trường dựa vào dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính, trên nền hệ thống thông tin địa lý GIS và phần mềm hỗ trợ việc ra quyết địnhtại đơn vị sử dụng đất cấp cơ sở nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên, giúp cho việc quihoạch phát triển các loại cây trồng một cách có khoa học và hiệu quả.II. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Mô tả vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu được chọn là xã vùng đồi Hương Bình trực thuộc huyệnHương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí điểm nghiên cứu như Hình 1. VN VN Xã Hương Bình Quảng Trị Tỉnh Thừa Thiên Huế Lào Đà Nẳng Hình 1: Vị trí điểm nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: