Báo cáo nghiên cứu khoa học: VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 132.94 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ trong các trường đại học là nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008 – 2009 và những năm tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC" TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Đoàn Đức Lương Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ trong các trường đại học là nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008 – 2009 và những năm tiếp theo. Để tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ trong các trường đại học cần tiến hành nhiều hoạt động như ban hành quy chế sở hữu trí tuệ, đưa các kiến thức về sở hữu trí tuệ thành môn học cho sinh viên, đặc biệt là nhận thức được vai trò của sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu trong các trường đại học. Bài báo đề cập thực trạng nhận thức và vai trò của sở hữu trí tuệ trong các trường đại học để làm cơ sở chuyển giao công nghệ, thương mại hoá tài sản trí tuệ mang lại hiệu quả kinh tế để khuyến khích sự sáng tạo cuả các nhà giáo, các nhà khoa học và sinh viên. I. Đặt vấn đề Một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng để bảo vệ kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, thúc đNy chuyển giao công nghệ và thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghệ là việc bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ tạo ra một hệ thống giúp cho các nhà khoa học có tài sản trí tuệ mang lại lợi ích từ chính sáng tạo của mình. Ngược lại, sự tồn tại và phát triển của sở hữu trí tuệ cũng phải dựa trên việc sáng tạo ra các tài sản trí tuệ. Đây là vấn đề cốt lõi của việc phát trển hệ thống trí tuệ và mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia. Trong các trường đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng trường thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng cao và chuyển giao các thành quả nghiên cứu vào cuộc sống. Thực tế hiện nay, đa số các trường đại học, các nhà khoa học chỉ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khoa học, mà ít quan tâm đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ, còn sinh viên thì chưa có những hiểu biết cơ bản về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Điều này đã tạo ra một lỗ hổng rất lớn về kiến thức và nhận thức về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học. Do vậy, việc sáng tạo ra tài sản trí tuệ và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong các trường đại học hiện nay là hết sức cần thiết đáp ứng yêu cầu: Nhà nước – Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà sản xuất và doanh nghiệp. 97 II. Thực trạng nhận thức về vai trò của sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở các trường đại học Thứ nhất, về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong các trường đại học có nhiều công trình nghiên cứu của cán bộ giảng dạy, các nhà nghiên cứu có tính sáng tạo so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nhưng lại không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với nhiều lý do. Điều này làm cho các tài sản trí tuệ của các nhà khoa học không được bảo hộ theo pháp luật và nguy cơ bị “ăn cắp” bản quyền dễ xảy ra, đặc biệt những giải pháp khó giữ được bí quyết [5, tr.2]. Thực tế, trong những năm qua việc đăng ký sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học trong các trường đại học rất hạn chế, nhất là những tài sản trí tuệ phải đăng ký mới xác lập quyền và bảo hộ theo pháp luật (như các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích,…) hoặc để giảm thiểu nghĩa vụ chứng minh quyền (tác phNm, ghi hình, ghi âm,…). Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ thì tính đến hết năm 2006 đã có 18.157 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, trong đó có khoảng 2.106 của Việt Nam (chiếm khoảng 11,5 %), của nước ngoài chiếm 88,5 %. Số lượng bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp cho người Việt Nam là 9,9 %, cho người nước ngoài là 90,1% [5, tr.2]. Từ số liệu trên cho thấy, mặc dù ở nước ta hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ngày càng được hoàn thiện, thủ tục đăng ký được đơn giản hoá nhưng sự quan tâm đăng ký bảo hộ tài sản sở hữu Trí tuệ của các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học trong các trường đại học nói riêng chưa trở thành thói quen và nhu cầu. Thứ hai, thông tin về khoa học công nghệ không cập nhật. Thông tin về khoa học công nghệ đã trở thành sở hữu của nhân loại. Nếu thiếu thông tin sẽ cản trở hoạt động sáng tạo. Trong thực tế, nhiều nhà khoa học đăng ký đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ nhưng không quan tâm đến thông tin về sở hữu trí tuệ. Các cá nhân, các tổ chức chưa có thói quen và nhu cầu sử dụng thông tin sáng chế trước khi nghiên cứu đề tài dẫn đến trong quá trình sáng tạo các kết quả nghiên cứu còn thấp hoặc trùng lắp với những giải pháp công nghệ đã được bộc lộ trong dữ liệu thông tin về sáng chế. Theo thống kê, hàng năm chỉ có khoảng 200 người quan tâm khai thác thông tin về sáng chế mặc dù đã có hệ thống thông tin sáng chế [3. tr.3]. Chúng ta đã biết, việc đăng ký (xác lập quyền) hoặc công bố rộng rãi các kết quả nghiên cứu trong các trường đại học không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà khoa học, các trường đại học mà còn bổ sung vào kho tài sản trí tuệ của nhân loại. Trên cơ sở đó các nhà khoa học, các tổ chức có thể tra cứu khi chọn đề tài, nhiệm vụ khoa học,… tránh sự trùng lắp tốn kém tiền bạc, công sức nhưng không mang lại hiệu quả. Theo chúng tôi, ngoài hệ thống thông tin sáng chế/giải pháp hữu ích của Cục Sở hữu Trí tuệ thì các thông tin về khoa học công nghệ cần được công khai thành hệ thống mang tính chất chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực, các dự án nghiên cứu triển khai,… để tra cứu thuận lợi nhất. Hiện nay Cục Sở hữu Trí tuệ đã xây dựng các thư viện sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định với các trang bị công cụ và sáng chế cần thiết, song cần thiết có sự thông báo rộng rãi 98 tới những người có nhu cầu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC" TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Đoàn Đức Lương Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ trong các trường đại học là nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008 – 2009 và những năm tiếp theo. Để tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ trong các trường đại học cần tiến hành nhiều hoạt động như ban hành quy chế sở hữu trí tuệ, đưa các kiến thức về sở hữu trí tuệ thành môn học cho sinh viên, đặc biệt là nhận thức được vai trò của sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu trong các trường đại học. Bài báo đề cập thực trạng nhận thức và vai trò của sở hữu trí tuệ trong các trường đại học để làm cơ sở chuyển giao công nghệ, thương mại hoá tài sản trí tuệ mang lại hiệu quả kinh tế để khuyến khích sự sáng tạo cuả các nhà giáo, các nhà khoa học và sinh viên. I. Đặt vấn đề Một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng để bảo vệ kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, thúc đNy chuyển giao công nghệ và thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghệ là việc bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ tạo ra một hệ thống giúp cho các nhà khoa học có tài sản trí tuệ mang lại lợi ích từ chính sáng tạo của mình. Ngược lại, sự tồn tại và phát triển của sở hữu trí tuệ cũng phải dựa trên việc sáng tạo ra các tài sản trí tuệ. Đây là vấn đề cốt lõi của việc phát trển hệ thống trí tuệ và mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia. Trong các trường đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng trường thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng cao và chuyển giao các thành quả nghiên cứu vào cuộc sống. Thực tế hiện nay, đa số các trường đại học, các nhà khoa học chỉ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khoa học, mà ít quan tâm đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ, còn sinh viên thì chưa có những hiểu biết cơ bản về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Điều này đã tạo ra một lỗ hổng rất lớn về kiến thức và nhận thức về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học. Do vậy, việc sáng tạo ra tài sản trí tuệ và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong các trường đại học hiện nay là hết sức cần thiết đáp ứng yêu cầu: Nhà nước – Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà sản xuất và doanh nghiệp. 97 II. Thực trạng nhận thức về vai trò của sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở các trường đại học Thứ nhất, về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong các trường đại học có nhiều công trình nghiên cứu của cán bộ giảng dạy, các nhà nghiên cứu có tính sáng tạo so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nhưng lại không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với nhiều lý do. Điều này làm cho các tài sản trí tuệ của các nhà khoa học không được bảo hộ theo pháp luật và nguy cơ bị “ăn cắp” bản quyền dễ xảy ra, đặc biệt những giải pháp khó giữ được bí quyết [5, tr.2]. Thực tế, trong những năm qua việc đăng ký sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học trong các trường đại học rất hạn chế, nhất là những tài sản trí tuệ phải đăng ký mới xác lập quyền và bảo hộ theo pháp luật (như các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích,…) hoặc để giảm thiểu nghĩa vụ chứng minh quyền (tác phNm, ghi hình, ghi âm,…). Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ thì tính đến hết năm 2006 đã có 18.157 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, trong đó có khoảng 2.106 của Việt Nam (chiếm khoảng 11,5 %), của nước ngoài chiếm 88,5 %. Số lượng bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp cho người Việt Nam là 9,9 %, cho người nước ngoài là 90,1% [5, tr.2]. Từ số liệu trên cho thấy, mặc dù ở nước ta hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ngày càng được hoàn thiện, thủ tục đăng ký được đơn giản hoá nhưng sự quan tâm đăng ký bảo hộ tài sản sở hữu Trí tuệ của các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học trong các trường đại học nói riêng chưa trở thành thói quen và nhu cầu. Thứ hai, thông tin về khoa học công nghệ không cập nhật. Thông tin về khoa học công nghệ đã trở thành sở hữu của nhân loại. Nếu thiếu thông tin sẽ cản trở hoạt động sáng tạo. Trong thực tế, nhiều nhà khoa học đăng ký đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ nhưng không quan tâm đến thông tin về sở hữu trí tuệ. Các cá nhân, các tổ chức chưa có thói quen và nhu cầu sử dụng thông tin sáng chế trước khi nghiên cứu đề tài dẫn đến trong quá trình sáng tạo các kết quả nghiên cứu còn thấp hoặc trùng lắp với những giải pháp công nghệ đã được bộc lộ trong dữ liệu thông tin về sáng chế. Theo thống kê, hàng năm chỉ có khoảng 200 người quan tâm khai thác thông tin về sáng chế mặc dù đã có hệ thống thông tin sáng chế [3. tr.3]. Chúng ta đã biết, việc đăng ký (xác lập quyền) hoặc công bố rộng rãi các kết quả nghiên cứu trong các trường đại học không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà khoa học, các trường đại học mà còn bổ sung vào kho tài sản trí tuệ của nhân loại. Trên cơ sở đó các nhà khoa học, các tổ chức có thể tra cứu khi chọn đề tài, nhiệm vụ khoa học,… tránh sự trùng lắp tốn kém tiền bạc, công sức nhưng không mang lại hiệu quả. Theo chúng tôi, ngoài hệ thống thông tin sáng chế/giải pháp hữu ích của Cục Sở hữu Trí tuệ thì các thông tin về khoa học công nghệ cần được công khai thành hệ thống mang tính chất chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực, các dự án nghiên cứu triển khai,… để tra cứu thuận lợi nhất. Hiện nay Cục Sở hữu Trí tuệ đã xây dựng các thư viện sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định với các trang bị công cụ và sáng chế cần thiết, song cần thiết có sự thông báo rộng rãi 98 tới những người có nhu cầu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo tài liệu báo cáo nghiên cứu khoa học cách trình bày báo cáo báo cáo ngành nông nghiệp báo cáo ngành y họcTài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 358 0 0 -
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 284 0 0 -
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 235 0 0 -
Đồ án: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Bình Định
54 trang 222 0 0 -
23 trang 208 0 0
-
40 trang 200 0 0
-
Báo cáo môn học vi xử lý: Khai thác phần mềm Proteus trong mô phỏng điều khiển
33 trang 185 0 0 -
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 179 0 0 -
8 trang 177 0 0
-
9 trang 173 0 0