Danh mục

Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng-Huyện Nam Trà My – Quảng Nam

Số trang: 12      Loại file: docx      Dung lượng: 2.78 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

báo cáo sáng kiến "Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người dân tộc thiểu số ở trường mẫu giáo Trà Leng-Huyện Nam Trà My – Quảng Nam" nhằm đề ra một số giải pháp cụ thể hướng dẫn giáo viên giúp các cháu phát triển được tính hồn nhiên, chủ động, mạnh dạn, tự tin đúng như lứa tuổi mình cần phải thế. Ngoài ra với những trường thuộc vùng xa, như trường mẫu giáo Trà leng chúng tôi, lại càng ít trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện trước mọi người. Các giải pháp còn có thể giúp cho giáo viên tạo được sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng-Huyện Nam Trà My – Quảng Nam CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếpcho trẻ mẫu giáo người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng-Huyện Nam TràMy – Quảng Nam”. 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: Trong quá trình dạy học của mỗi giáo viên, các cô giáo luôn ý thức được sựcần thiết phải xây dựng, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ phù hợp với việcphát triển tâm sinh lý lứa tuổi nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọngtới việc rèn nề nếp lớp, nề nếp trẻ để luôn trật tự, yên tĩnh và giáo viên luôn nghĩrằng nếu vui vẻ và dễ dãi thì sẽ mất nề nếp gây ồn ào mất trật tự trong lớp. mặtkhác cô thường dạy rập khuôn theo giáo án ít có sự linh hoạt trong các hoạt độnghọc ở lớp Một điều đáng nói nữa ở đây đa số trẻ em là người dân tộc thiểu số sự mạnhdạn tự tin của trẻ rất ít, trẻ rất là thụ động, nhút nhát không dám trò chuyện với côvà bạn bè khi đến lớp.Mặt trái của việc đó là trẻ mất đi sự tự tin, mạnh dạn, sángtạo của bản thân và chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn ở trường phổ thông saunày. Để khắc phục vấn đề này tôi đề ra một số giải pháp cụ thể hướng dẫn giáoviên giúp các cháu phát triển được tính hồn nhiên, chủ động, mạnh dạn, tự tinđúng như lứa tuổi mình cần phải thế.Ngoài ra với những trường thuộc vùng xa,như trường mẫu giáo Trà leng chúng tôi, lại càng ít trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiệntrước mọi người. Chính vì thể tôi viết các giải pháp giúp cho giáo viên tạo được sựmạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng,Nam Trà My, Quảng Nam 1.1. Các giải pháp thực hiện: + Giải pháp 1: Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên + Giải pháp 2: Chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường lớp tích cựcTạo môi trường giao tiếp thân thiện1 + Giải pháp 3: Công tác phối kết hợp với phụ huynh. + Giải pháp 4: Cho trẻ tham gia trải nghiệm vào tất cả các hội thi củatrường tổ chức + Giải pháp 5: Học và nói tiếng “Mơ Nông” đơn giản cùng với trẻ. * Các bước và cách thực hiện: * Giải pháp 1: Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên - Chương trình giáo dục Mầm Non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trungtâm. Với chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, khôngchỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thểchất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.Vì vậy chương trình giáo dục Mầm Nonmới đòi hỏi giáo viên phải có nhiều thủ thuật hấp dẫn, thu hút trẻ. Tạo nhiều tìnhhuống làm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. - Ngay từ đầu năm học nhà trường đã hỗ trợ tài liệu để giáo viên tham khảo.Cử giáo viên cốt cán tham gia các đợt tập huấn do các cấp tổ chức về trường để tậphuấn lại cho toàn bộ giáo viên. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên,hướng dẫn giáo viên cách soạn giảng, cách lập kế hoạch… - Trong bối cảnh GD-ĐT chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, đểchuyên môn thực hiện tốt và có hiệu quả trước tiên tôi lên kế hoạch dựa vào kếhoạch năm học chuyên môn phòng dục như: Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học;kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho CBGV; kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng vàgiáo dục trẻ theo từng lứa tuổi; kế hoạch đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn; Quyđịnh về hồ sơ sổ sách, phương pháp soạn giáo án của từng bộ môn phù hợp vớitừng độ tuổi… Phù hợp với tình hình covid-19 đang diễn biến phức tạp, Mọi kếhoạch được lập ra từ đầu năm học và được thông qua hội đồng nhà trường. - Do đặt thù của xã đa số các điểm đều nằm rải rác các thôn đường xá đi lạirất khó khăn nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn một tháng một lần sau mỗi chủ đềđể giải quyết những tồn đọng, thắc mắc của đội ngũ giáo viên trong chủ đề mìnhvừa thực hiện và có kế hoạch cho chủ đề tiếp theo. Ban Giám Hiệu luôn theo sátcông tác giảng dạy của giáo viên bàn giúp dỡ giải quyết những khó khăn vướngmắc trong chuyên môn vì vậy chất lượng chuyên môn ngày càng được cải thiện. - Trong kế hoạch giảng dạy giáo viên tự chọn đề tài sao cho phù hợp với tìnhhình của lớp, khi giảng dạy phải linh hoạt và sáng tạo trong mọi tình huống2 Giải pháp 2: Chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường lớp tíchcực Tạo môi trường giao tiếp thân thiện - Mặc dầu gặp nhiều khó khăn vì trường sạt lỡ phải di dời họ tạm nhưng khiđược bàn giao vào ngôi trường mới xây. Các cô giáo lại bắt tay ngay vào xây dựngmôi trường lấy trẻ làm trung tâm để cho trẻ vui chơi và trải nghiệm để lớp học thậtsự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe,thấu hiểu và biết khuyến khích tính mạnh dạn tự tin cho bé. Cho bé tham giathường xuyên các hoạt động tham quan, lễ hội, sự kiện của trong trường, giao lưuvới các cô trong trường là tạo cơ hội cho bé được trải nghiệm một cách tích cựcmạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân, bạn bè ngay tại chính ngôi trường bévui chơi và học tập. - Chỉ đạo giáo viên tận dụng khu hành lang để xây dựng môi trường lấy trẻlàm trung tâm để trẻ trải nghiệm như khu thể giới động vật bằng đá, khu biển đảoquê em khu “Bé lắng nghe âm thanh”, “Khu phát triển thể chất,” Khu “Vườn cổtích”… đặt biệt là xây dựng “Thư viên của Bé” để cho trẻ có cơ hôi tải nghiệm vớitranh ảnh, sách báo tạo cơ hội cho trẻ tự tin hơn trong giao tiếp… - Cô giáo luôn chủ động tạo mối quan hệ thân thiện và gần gũi để nói chuyệnvới trẻ chắc chắn sẽ giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằnglời. Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, giáo viên mầm non nên chú ýquan sát và tạo tình huống kích thích trẻ trả lời cũng như nói lên nhu cầu suy nghĩ,cảm xúc của bản thân mình với cô. Giáo viên phải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: