Danh mục

Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy -Học môn Tiếng Việt lớp 2/2 tại đơn vị đang công tác

Số trang: 14      Loại file: docx      Dung lượng: 3.95 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hứng thú học tập là động lực quan trọng để học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Đặc biệt với môn Tiếng Việt, việc tạo ra những giờ học sinh động, hấp dẫn sẽ giúp học sinh yêu thích môn học và đạt được kết quả cao hơn. Nghiên cứu “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy -Học môn Tiếng Việt lớp 2/2 tại đơn vị đang công tác” hướng tới mục tiêu tìm kiếm những giải pháp thiết thực, giúp học sinh lớp 2/2 yêu thích môn Tiếng Việt và đạt được những tiến bộ vượt bậc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy -Học môn Tiếng Việt lớp 2/2 tại đơn vị đang công tác1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2/2 TẠI ĐƠN VỊ ĐANG CÔNG TÁC. 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: 1.1.1. Các giải pháp thực hiện - Phương pháp thu nhận và tham khảo tài liệu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Phương pháp phân tích – tổng hợp. - Phương pháp thực hành luyện tập. - Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp. 1.1.2 Các bước và cách thực hiện: Một yêu cầu đặt ra cho giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần sửdụng những phương pháp năng động hơn trong dạy học nhằm phát huy tính tíchcực của học sinh và bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em. Mỗi giáo viên phảikhông ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách thức, những con đường thuậnlợi nhất để đạt được mục đích đó. Có thể nói, làm thế nào để vừa kích thích hứngthú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu của tiết dạy là sự trăn trở của tấtcả mọi giáo viên. Hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc học,được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và cao nhấtlà niềm đam mê. Ở cấp tiểu học, đa số các em đều chỉ thể hiện ở mức chú ý, tậptrung chứ rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các em chưa ý thức được nhữnglợi ích của việc học tập. Cho nên, đối với học sinh tiểu học, với tâm lí thích đượckhen và động viên thì những lời khuyến khích của thầy cô sẽ là động lực thúc đẩycác em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ học. Có thể chỉ với một lời khen: “Hôm nay cô thấy con làm bài tập này rất tốt”hoặc là: “Con đã hiểu được nội dung của bài thơ rồi đấy”. Giáo viên đã kích thíchsự hứng thú vốn tiềm ẩn trong học sinh về đối tượng mình đang học, thái độ hứngthú đó sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi những biến đổi trong nhận thức của họcsinh về lợi ích của việc học. Do đó, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi2dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bàihọc đầu tiên. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuậtsư phạm. Tổ chức các hình thức học tập phong phú, tăng cường hình thức học tập ngoàitrời với các kĩ năng thiết thực cho cuộc sống như: quan sát, trải nghiệm, thựchành…Ví dụ như : Thay vì yêu cầu học sinh ngồi trong lớp tưởng tượng và tả lạivườn cây của trường em thì giáo viên có thể dẫn học sinh ra thăm vườn trường vàcho các em được tự do quan sát các loại cây trong vườn, cho các em nhổ cỏ, tướinước cho cây… điều đó sẽ khơi dậy trong các em những cảm xúc mới mẻ và chắcchắn bài văn của các em sẽ sinh động hơn, giàu ý tứ hơn, đồng thời sẽ giúp các emhình thành tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống. Ngoài ra, còn có rất nhiều biện pháp kích thích hứng thú cho các em như:Làm cho các em thấy được lợi ích của việc học bằng cách chỉ rõ bài học được rút raqua từng bài tập đọc hay từng câu chuyện trong phần Nói và nghe, ví dụ như : Khihọc về câu chuyện“ Họa mi, vẹt và quạ”( sách Tiếng Việt 2, tập 1, bộ Kết nối trithức với cuộc sống) giáo viên có thể hỏi: “Qua câu chuyện chúng ta rút ra được baìhọc gì cho cuộc sống ? ”. Bồi dưỡng hứng thú học tập là một việc làm thiết thực vàcó tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh bởi vì “không thể làm tốtviệc nếu mà ta không có hứng thú với việc đó”. Đối tượng giảng dạy của chúng ta chính là học sinh tiểu học cụ thể là các emhọc sinh lớp 2. Đây là lứa tuổi học sinh chuyển tiếp từ giai đoạn vui chơi sang giaiđoạn học tập, khả năng tri giác của các em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ vàphát triển rõ rệt. Đặc biệt là hứng thú nhận thức, hứng thú tìm hiểu thế giới xungquanh, các em thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết. Tuy nhiên sự phát triển hứng thúhọc tập của học sinh phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chức học tập cho học sinh củagiáo viên. Chính vì vậy, để tổ chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động một cáchgây hứng thú cho học sinh, theo tôi người giáo viên cần: Cách 1: Tạo sự hứng thú qua các hoạt động trong tiết học * Hoạt động khởi động: Hoạt động khởi động là hoạt động đầu giờ, giúp các em hứng thú bước vàotiết học mới, hoặc thông qua hoạt động khởi động để ôn lại những kiến thức cũ cóliên quan đến nội dung bài học mới. Khởi động còn được gọi là lời mở đầu, là phương thức dẫn dắt học sinh mộtcách có ý thức, có mục đích đi vào tri thức mới,là khâu mở đường bắt đầu của việcdạy học trên lớp. Một hoạt động khởi động thú vị sẽ tác động đến hứng thú học tập của họcsinh. Nó góp phần tạo nên sự tò mò, hấp dẫn ngay từ khi bắt đầu bài học. Hoạt động khởi động trong dạy – học môn Tiếng Việt như là khúc dạo đầucủa một bản nhạc. Nó sẽ có tác dụng chỉ huy, phát hiệu lệnh và thức dậy niềm đammê học hỏi, tạo tâm thế thoải mái để hướng đến các hoạt động tiếp theo.3 Ví dụ: Khi dạy bài “Vè chim” sách giáo khoa( SGK) Tiếng Việt 2 bộ Kết nốitri thức với cuộc sống. Ngoài việc cho học sinh quan sát và nói về các loài chim màem biết như hình ở trong SGK thì giáo viên có thể cho các em xem hình ảnh thật,hoặc video có kèm tiếng hót của các loài chim đó. Điều này sẽ khiến cho các emthích thú và lôi cuốn các em vào các hoạt động tiếp theo. * Hoạt động chuyển tiếp: Để duy trì và cải thiện sự tham gia của học sinh, để các em không bị chìm vàogiấc ngủ và sự nhàm chán, giáo viên cần có sự chuyển tiếp giữa các hoạt động. Các hoạt động chuyển tiếp khá đa dạng, giáo viên có thể cho học sinh tập mộtbài thể dục ngắn, nhảy một điệu nhảy theo nhạc hay đơn giản chỉ là đứng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: