Danh mục

Báo cáo sáng kiến: Sử dụng kĩ thuật trò chơi ở hoạt động khởi động và luyện tập, củng cố nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học môn Lịch sử 8 trường THCS

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 700.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đạt được hiệu quả cao trong các giờ dạy Lịch sử mỗi giáo viên, mỗi đơn vị trường học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng địa phương, từng đối tượng học sinh. Trong khuôn khổ của đề tài "Sử dụng kĩ thuật trò chơi ở hoạt động khởi động và luyện tập, củng cố nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học môn Lịch sử 8 trường THCS", tác giả trình bày một số “trò chơi” được lồng ghép trong quá trình soạn giảng của mình và đã đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy, được Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả của nó mang lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo sáng kiến: Sử dụng kĩ thuật trò chơi ở hoạt động khởi động và luyện tập, củng cố nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học môn Lịch sử 8 trường THCS 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT TRÒ CHƠI Ở HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 8 TRƯỜNG THCS1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện: - Để đạt được hiệu quả cao trong các giờ dạy Lịch sử mỗi giáo viên, mỗi đơn vịtrường học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng địaphương, từng đối tượng học sinh. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ trình bày mộtsố “trò chơi” mà tôi đã thường lồng ghép trong quá trình soạn giảng của mình và đã đạthiệu quả cao trong các giờ dạy, được Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bèđồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả của nó mang lại. Thông thường các trò chơinày sẽ được thiết kế trên phần mềm Powerpoint với các hiệu ứng và liên kết thôngthường như Trigger, Hyperlink…. 1.1.1. Một số nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức trò chơi: - Thiết kế và tổ chức trò chơi phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhàtrường, lớp học. - Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi trong mỗi phần, bài, chương - Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh - Tổ chức thiết kế và biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiếnthức - kĩ năng” của bộ môn. - Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian: Trừ các trò chơi tổ chức ở cáctiết ngoại khoá (1 tiết hoặc nhiều hơn), các tiết làm bài tập lịch sử (1 tiết) thì các tròchơi tổ chức trong tiết dạy chỉ dừng ở thời gian là 2 – 5 phút. - Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo khôngkhí thoải mái, hấp dẫn trong học tập. - Luôn thay đổi trò chơi trong các tiết dạy, khối lớp để thu hút học sinh, tuynhiên phải dựa vào dạng bài, kiểu bài để thực hiện. - Khi tổ chức trò chơi, giáo viên là trọng tài công bằng, chính xác và là cổ độngviên tích cực của học sinh tham gia trò chơi, ghi điểm hoặc ngợi khen, tặng quà các emtrước tập thể của lớp. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức trò chơi đối với bộ mônLịch sử: Trong giảng dạy bộ môn lịch sử nói riêng cũng như các bộ môn xã hội và tựnhiên nói chung, thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học có vai trò, ý nghĩa đặc biệtquan trọng. - Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp dạy và học truyền thống trướcđây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, để họcsinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi. - Rèn luyện thêm kĩ năng sử dụng bản đồ, vẽ sơ đồ, tường thuật, hình thành kĩnăng làm việc theo nhóm của học sinh. - Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có cơ hội để hoànthiện bản thân. 2 - Qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi đã kích thích học sinh vận dụng kiến thứcnăng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận. Từ đó phát triểntư duy độc lập, học tập cách xử lý thông minh các tình huống phức tạp, tăng cường khảnăng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội. - Ngoài ra, thông qua trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chấtđạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trungthực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. 1.1.3. Sử dụng kĩ thuật trò chơi ở phần hoạt động khởi động Hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Đây là hoạt độngkhởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổchức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vàogiờ học. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắngnhư khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt độnghọc tập, giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Hoạt động khởi động giúp học sinhhuy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nộidung liên quan đến bài cũ hoặc bài mới, kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế củahọc sinh ngay từ đầu tiết học. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phảidựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên. Như vậy có thểhiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiếnthức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứngthú với các hoạt động phía sau đó. Có rất nhiều hình thức để tổ chức hoạt động khởi động song hình thức trò chơiđược các học sinh thích thú tham gia nhất. Các trò chơi có khả năng lôi cuốn sự chú ývà khơi dậy được hứng thú học tập; đồng thời có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắtcác em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc cónhững trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớtnhững áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. Một số trò chơi có thể sử dụng trong hoạt động khởi động như “Bức tranh bí ẩn”,“Vòng quay kì diệu”, “ Nhìn chữ đoán hình”, “Mảnh ghép bí ẩn”, “Lật mảnh ghép”,“Cùng đi du lịch”… 1.1.3.1 Trò chơi: “Mảnh ghép yêu thương”Ví dụ: Khi dạy bài 21- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Lịch sử 8) *Mục tiêu: nhằm kiểm tra các kiến thức ở bài trước, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: