Danh mục

Báo cáo: Thực trạng nợ công và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.47 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo: Thực trạng nợ công và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trình bày về nguyên nhân của công nợ Việt Nam, thực trạng nợ công và đánh giá hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Thực trạng nợ công và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Đỗ Thị Thúy Nga, K14-NHTMC Bùi Hoàng Yến, K15-TCDNC Mai Thị Nhì, K15-TCDND1. NGUYÊN NHÂN CỦA NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ công. Tình trạng nợ công hiện nay ở nhiềunước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản như: (i) Sự kiểm soát chi tiêu và quảnlý nợ của Nhà nước kém chặt chẽ và hiệu quả, (ii) Tình trạng thất thoát, lãng phí trongđầu tư và chi tiêu, (iii) Tệ tham nhũng gia tăng ở nhiều nước, (iv) Các nguồn thu (chủyếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí một số loại thuế chịu áp lực phảicắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt như thuế quan và phí hải quan củahầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ để phù hợp với các quy định của WTO vàcác thỏa thuận thương mại khác mà họ tham gia và (v) Vấn đề quản lý các nguồn thu,nhất là thuế, gặp không ít khó khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ thamnhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức Đối với Việt Nam có thể khái quát những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nợcông bao gồm những lý do sau: 1.1. Mô hình phát triển còn dựa nhiều vào đầu tư công và nợ công Nguyên nhân chính gây ra nợ công Việt Nam ở mức cao được cho là mô hìnhtăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển dựa quá nhiều vào tăng vốn đầu tư. Trong những năm vừa qua, mô hình tăng trưởng của Việt Nam còn dựa nhiềuvào đầu tư (đặc biệt là đầu tư công), bên cạnh các yếu tố khác. Kết quả là tỉ lệ đầu tưluôn ở mức khá cao, khoảng 40 - 42% GDP, thậm chí còn lên tới 46,5% GDP vào năm2007. Trong khi đó, hiệu quả mang lại từ đầu tư ngày càng giảm sút. Hệ số ICOR củaViệt Nam cao hơn đáng kể so với các nước có cùng trình độ phát triển. Chính vì vậy,lợi ích từ tăng trưởng và tăng thu ngân sách chưa bù đắp được các chi phí liên quanđến gia tăng đầu tư công và nợ công, ít nhất là trong ngắn hạn. 1.2. Thâm hụt ngân sách Nhà nước Nợ công phát sinh do các cấp chính quyền chi tiêu nhiều hơn thu, nên phải vaynợ để bù đắp chênh lệch thu - chi, là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách.18 | P a g e Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơcấu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố cho rằng thâm hụt ngân sách và nợ côngcủa Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua. Theo báo cáo này, thâm hụt ngân sáchdiễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng.Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bìnhtrong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi,lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012. Năm 2009, con số thâm hụt ngân sáchkhông bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khiđó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0% GDP. Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nướctrong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so với con sốtương ứng của Indonesia, gấp 2 lần so với Thái Lan. Để bù đắp bội chi Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Dosố nợ vay được sủ dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợgốc phải trông vaò phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và ngân sách Nhànước Việt Nam đang đứng trước vòng xoáy nợ nần với quy mô Chính phủ ngày cànglớn. 1.3. Đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả Đầu tư công và đầu tư của DNNN có thể tác động trực tiếp đến nợ công thôngqua kênh: (i) Chính phủ đi vay để đầu tư; (ii) Chính phủ vay về cho vay lại; (iii) Chínhphủ bảo lãnh cho DNNN đi vay để đầu tư; và (iv) chính quyền địa phương vay trựctiếp hay gián tiếp để đầu tư tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các thànhphần đầu tư công này không được bóc tách chi tiết và thống kê đầy đủ hàng năm.Trong giai đoạn từ 2001-2010, tổng đầu tư toàn xã hội của Việt Nam thuộc vào diệncao nhất thế giới, trung bình đạt 40,8% GDP và có tốc độ tăng 18,7% mỗi năm. Trongđó, tỉ trọng đầu tư công, mặc dù có xu hướng giảm trong vài năm gần đây, nhưng vẫnđứng ở mức xấp xỉ 40% trong tổng đầu tư toàn xã hội. Với việc tiết kiệm trong nướcvà tiết kiệm quốc gia chỉ chiếm lần lượt khoảng 28,5 và 32,5% GDP, thì sự gia tăngnhanh của tổng đầu tư toàn xã hội, trong đó có đầu tư công, đã tạo ra sự chênh lệch lớngiữa tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế. Sự chênh lệch này dẫn đến sự gia tăng nhanhcủa vay nợ nước ngoài nhằm bù đắp cho khoảng trống tiết kiệm - đầu tư trong nhữngnăm vừa qua. 1.4. Rủi ro từ khối DNNN Được định hướng giữ vai trò chủ đạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: