Danh mục

Báo cáo THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO SẢN XUẤT RAU Ở VIỆT NAM

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 570.46 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rau là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Sản xuất rau ở nước ta, trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể về năng suất và chất lượng. Nhiều vùng sản xuất rau chuyên canh, tập trung đã được hình thành, góp phần vào việc giải quyết nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, diện tích sản xuất rau thực hiện theo tiêu chí rau an toàn vẫn còn khá khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 10%). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO SẢN XUẤT RAU Ở VIỆT NAM " Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO SẢN XUẤT RAU Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Hai Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp. HCM TÓM TẮT Rau là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Sản xuất rau ở nước ta, trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể về năng suất và chất lượng. Nhiều vùng sản xuất rau chuyên canh, tập trung đã được hình thành, góp phần vào việc giải quyết nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, diện tích sản xuất rau thực hiện theo tiêu chí rau an toàn vẫn còn khá khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 10%). Đa phần các vùng sản xuất rau chuyên canh hiện nay đều quản lý sản xuất theo kinh nghiệm. Phân bón vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật được được tăng cường cho việc thâm canh rau. Chưa kể với việc xã thải các tàn dư thực vật và chất thải rắn từ bao bì, chai lọ phân, thuốc trừ sâu… đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất và nước trong vùng. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các vùng sản xuất nông nghiệp nói chung và chuyên canh rau nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Bài viết nhằm tổng kết thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) và vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất rau đồng thời đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT RAU Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng rau cả nước đến năm 2005 là 644 nghìn ha,năng suất đạt 150 tạ/ha và sản lượng trên 9,5 triệu tấn. Đã hình thành nên các vùng chuyên canh raulớn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Trong đó, diện tích sảnxuất rau an toàn mới chỉ chiếm khoảng 10%. Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm nên sâu, bệnh và cỏ dại xuất hiệ n quanh năm. Đểphòng trừ sâu, bệnh hại, nông dân chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Kết quả điều tra tại vùng rauchuyên canh của tỉnh Tiền Giang cho thấy, tất cả nông dân đều sử dụng các hóa chất bảo vệ thựcvật trong quá trình sản xuất rau (Cục Trồng trọt, 2010). Nguyên tắc phun thuốc ― 4 đúng‖ gần nhưkhông được áp dụng trong sản xuất rau. Hầu hết nông dân đều phun thuốc theo kinh nghiệm; phunthuốc theo tâm lý phòng ngừa và sử dụng thuốc cao hơn nhiều so với liều lượng khuyến cáo. Chẳnghạn, đậu que khi đã có trái sẽ được phun thuốc đều đặn chu kỳ 2 ngày/lần. Nhiều vùng, thời giancách ly sau khi phun thuốc hầu như không có. Vì vậy, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau khácao. Theo kết quả kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2009, trong 25 mẫurau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% cóhoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, CụcBVTV phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được pháthiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Số mẫu raukiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lượng Arsen cao hơn giới hạn cho phép chiếm từ 22-33%, sốmẫu rau có hàm lượng Nitrat (NO3) cao ở mức báo động (100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội và Hà Tây,66,6% mẫu rau cải tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép)(theo báo Nông nghiệp Nông thôn, Việt Nam, 20/8/2009). Mới đây, trong số 24 mẫu rau xanh lấytại các cơ sở sản xuất rau Hà Nội, có mẫu rau cải xanh, dư lượng hoạt chất thuốc Fipronil vượt 12,5lần mức dư lượng tối đa cho phép (theo Kinh tế Nông thôn, 2010). Một số hóa chất bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng như Methamidophos vẫn còn dư lượng trongrau (theo báo thương mại, 29/10/2010). Các loại thuốc thuộc nhóm Endosulfan, cũng còn được sửdụng để phun trừ sâu hại trên rau. Sai phạm này cũng còn tồn tại ngay cả ở nhiều hộ nông d ân thuộccác hợp tác xã sản xuất rau an toàn. Kết quả kiểm tra 6 tháng đầu năm 2009 tại Vĩnh Long cho biết,vẫn còn một số nông dân ở các HTX sản xuất rau an toàn sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ gốc 143 Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011Carbofuran, Chlorpyrifos Ethyl, Diazinon, Dimethoate, Profenofos,… để trừ sâu hại trên rau (LêVăn Liêm, 2009).Ảnh hưởng của thuốc đối với con người và động vật máu nóng Hầu hết thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu nóng. Tuy nhiên, mức độ gây độc củacác loại hoạt chất khác nhau. Thuốc BVTV được chia làm 2 loại: chất độc nồng độ (concentrativepoison) và chất độc tích lũy (cumulative poison). Mức độ gây độc của nhóm chất độc nồng độ phụthuộc vào lượng thuốc xâm nhập vào cơ thể. Nếu thuố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: