Danh mục

Báo cáo tóm tắt Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 465.39 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của báo cáo tóm tắt "Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức" trình bày về những tiến bộ quan trọng đã đạt được tại nhiều nước trên thế giới trong việc thông qua các chính sách, chiến lược, kế hoạch và luật pháp mới về già hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tóm tắt Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức Báo cáo tóm tắt Hợp tác với: UNDESA, FAO, ILO, OHCHR, UNAIDS, UNDP, UN Habitat, UNHCR, UNICEF, UN Women, WFP, WHO, ECA, ECE, ECLAC, ESCAP, ESCWA, GAA, HelpAge USA, IFA, INPEA, IOM Báo cáo tóm tắt: Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), New York và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi quốc tế (HelpAge International), London chịu trách nhiệm xuất bản. khảo và không nhất thiết phản ánh bình luận về các tiến trình phát triển của quốc gia hay vùng đó. Bản quyền © Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế, năm 2012. Chúng tôi có mọi quyền lợi theo luật pháp quy định. Thiết kế: TRUE www.truedesign.co.uk Quỹ dân số Liên Hợp Quốc 605 Third Avenue, New York, NY 10158, USA hq@unfpa.org www.unfpa.org Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế PO Box 70156, London WC1A 9GB, UK info@helpage.org www.helpage.org Đăng ký từ thiện số 288180 UNFPA, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc là một tổ chức phát triển quốc tế đang hoạt động nhằm đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều có thai theo ý muốn, mọi trẻ em được sinh ra an toàn, và mọi tiềm năng của thanh niên, vị thành niên được phát huy. Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế giúp người cao tuổi đòi hỏi quyền của mình, chống lại sự phân biệt đối xử và vượt qua đói nghèo, để người cao tuổi có một cuộc sống có nhân phẩm, an toàn, tích cực và mạnh khỏe. Hoạt động của Tổ chức được tăng cường nhờ thông qua mạng lưới toàn cầu gồm các tổ chức có cùng tầm nhìn – là một tổ chức làm việc về người cao tuổi duy nhất trên thế giới có mạng lưới toàn cầu. Các quan điểm được trình bày trong báo cáo này là của những người viết báo cáo và không nhất thiết phản ánh quan điểm và chính sách của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế. Các tên và thuật ngữ sử dụng trong ấn phẩm này không ngụ ý bất kỳ tên hay thuật ngữ nào mà Quỹ dân số Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế đề cập về tình trạng pháp lý của bất kỳ một quốc gia, lãnh thổ, thành phố, vùng hay chính quyền nơi đó, cũng như không ngụ ý đến bất kỳ ranh giới biên giới nào. Thuật ngữ “quốc gia” sử dụng trong báo cáo trong một số trường hợp phù hợp cũng đề cập tới các vùng lãnh thổ hay khu vực. Việc đề cập đến các nước “đã phát triển” và “đang phát triển” chỉ để tham Ảnh trang bìa: Nile Sprague/ Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế Nguyên bản tiếng Anh được in ấn bởi Tập đoàn Pureprint Group tại Vương quốc Anh, sử dụng công nghệ in bảo vệ môi trường pureprint® trên chất liệu Revive 100 White Silk, làm từ 100% vật liệu tái sử dụng. Được chứng nhận bới FSC®. Tập đoàn Pureprint Group là một công ty sản xuất không có khí các-bon, đã được đăng ký EMAS, Dự án kiểm toán quản lý môi trường và được chứng nhận hệ thống quản lý môi trường 14001. Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỷ 21. Điều này có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tất cả các khía cạnh của xã hội. Trên thế giới, cứ một giây, có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi – trung bình một năm có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi. Hiện nay trên thế giới cứ chín người có một người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên là cứ năm người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên. Do vậy hiện tượng già hóa dân số không thể không được quan tâm. Báo cáo với tựa đề: “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức” phân tích thực trạng của người cao tuổi và rà soát tiến độ thực hiện các chính sách và hành động của chính phủ và các cơ quan liên quan kể từ khi Hội nghị Thế giới lần thứ hai về Người cao tuổi về thực hiện Kế hoạch Hành động quốc tế Madrid về Người cao tuổi nhằm đáp ứng với những cơ hội và thách thức của một thế giới đang già hóa. Báo cáo đưa ra nhiều ví dụ minh họa sinh động về các chương trình đổi mới đã đáp ứng thành công với vấn đề già hóa và các mối quan tâm của người cao tuổi. Báo cáo xác định các khoảng trống và đồng thời đưa ra các khuyến nghị về định hướng tương lai nhằm đảm bảo mọi người ở mọi lứa tuổi trong xã hội bao gồm cả người cao tuổi và giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây dựng xã hội cũng như cùng được hưởng các phúc lợi xã hội đó. Điểm nổi bật của báo cáo chính là tiếng nói của người cao tuổi được ghi lại thông qua các buổi tham vấn với cả nam giới và phụ nữ cao tuổi trên toàn thế giới. Báo cáo là sản phẩm của quá trình hợp tác của hơn 20 cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực già hóa dân số, cho thấy những tiến bộ quan trọng đã đạt được tại nhiều nước trên thế giới trong việc thông qua các chính sách, chiến lược, kế hoạch và luật pháp mới về già hóa. Tuy nhiên báo cáo cũng nhấn mạnh cần tập trung hơn nữa để hoàn thiện việc thực hiện Kế hoạch Madrid và tận dụng tối ưu tiềm năng của thế giới già hóa. Già hóa dân số Già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và các quốc gia với các tốc độ khác nhau. Già hóa dân số đang gia tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm các nước có nhóm dân số trẻ đông đảo. Hiện nay, có 7 trong số 15 nước có hơn 10 triệu người già là các nước đang phát triển. Già hóa là một thành tựu của quá trình phát triển. Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Con người sống lâu hơn nhờ các điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống kinh tế. Hiện nay, có tới 33 quốc gia đạt được tuổi thọ trung bình trên 80 tuổi; trong khi đó năm năm trước đây, chỉ có 19 quốc gia đạt con 3 số này. Nhiều độc giả đang đọc báo cáo này sẽ sống thọ được đến tuổi 80, 90 và thậm chí 100. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất có trên 30% dân số già; nhưng đến năm 2050, dự tính sẽ có 64 nước có trên 30% dân số già như Nhật Bản. Quá trình biến đổi nhân khẩu học này không ngừng đem lại những cơ hội, cũng như dân số già hóa với sức khỏe, an sinh và năng động cả về kin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: