Danh mục

Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Số trang: 69      Loại file: doc      Dung lượng: 807.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 69,000 VND Tải xuống file đầy đủ (69 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bị đánh giá là một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao so với các ngân hàng có cùng quy mô liệu có phải là một dấu hiệu đi xuống của ngân hàng? Thực tế về tình hình nợ xấu của ngân hàng trong những năm gần đây và biện pháp mà ngân hàng sử dụng để đối phó là gì... Để làm sáng tỏ vấn đề trên mà "Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam" đã được thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam những năm đầu thế  kỷ  21 chứng kiến sự  tăng trưởng ngoạn mục  của ngành Tài chính – Ngân hàng, trong đó  ấn tượng nhất là sự  phát triển của hệ  thống Ngân hàng Thương mại. Theo thời gian, hệ thống  này được mở rộng về quy  mô, đa dạng về loại hình kinh doanh, phong phú về  sản phẩm và chất lượng ngày  càng được nâng cao. Nếu như hình thức ngân hàng từ thời sơ khai chỉ đảm nhận vai   trò cất giữ tài sản thì ngày nay  hoạt động kinh doanh của ngân hàng vô cùng phong  phú: cung cấp dịch vụ, tín dụng, đầu tư... Trong đó hoạt động tín dụng chiếm tỷ  trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất. Song theo lẽ  thường, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, đây cũng chính là hoạt động mang   lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng mà biểu hiện của nó chính là nợ xấu. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, một số  ngân hàng thương mại đã coi   chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách  hàng và tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, năm 2009­2010 là giai đoạn tăng trưởng tín   dụng quá nóng của hệ  thống ngân hàng Việt Nam. Việc cạnh tranh giữa các ngân   hàng trở  lên gay gắt, các tiêu chuẩn về  cấp tín dụng bị  hạ  thấp để  thúc đẩy tăng   trưởng. Hệ  lụy của nó là những khoản nợ  xấu tiềm  ẩn đã lâu nay như  tảng băng   chìm đã trồi lên mặt nước và trở thành vấn đề nhức nhối của ngành ngân hàng Việt  Nam. Những khoản vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn ngày càng lớn,   tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã   có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của ngân hàng. Việc xử lý và hạn chế nợ xấu là   một yêu cầu cấp thiết, có vai trò sống còn của ngành ngân hàng nước ta trong suốt   những năm gần đây. Được ví như là “cục máu đông” của nền kinh tế, nợ xấu ngân   hàng đã và đang để  lại những hậu quả  nghiêm trọng cho sự  phát triển và tăng   trưởng của toàn nền kinh tế. Là một trong các ngân hàng thương mại cổ  phần lớn nhất Việt Nam, Ngân  hàng Thương mại Cổ  phần Ngoại thương Việt Nam cũng không nằm ngoài vào  guồng quay đó. Bị  đánh giá là một ngân hàng có tỷ  lệ  nợ  xấu khá cao so với các  ngân hàng có cùng quy mô liệu có phải là một dấu hiệu đi xuống của ngân hàng?  Thực tế về tình hình nợ xấu của ngân hàng trong những năm gần đây và biện pháp  mà ngân hàng sử  dụng để  đối phó là gì...? Để  làm sáng tỏ  những vấn đề  này, tác   giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt   động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” 1 Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, chuyên đề được  kết cấu theo 03 chương như sau” Chương 1: Những vấn đề  cơ  bản về  nợ  xấu trong hoạt động tín dụng ở  các   ngân hàng thương mại. Chương 2:  Thực trạng nợ  xấu và cá biện pháp xử  lý nợ  xấu tại Ngân hàng   Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank Chương 3:  Giải pháp khắc phục nợ  xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân   hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ­ Vietcombank Bài viết là thành quả  của tác giả  thông qua tìm hiểu thực tế tại ngân hàng và   qua các phương tiện truyền thông..., do vậy trong nội dung trình bày còn nhiều   thiếu sót. Tác giả  rất mong nhận được sự  nhận xét, góp ý từ  phía các thầy cô để  chuyên đề được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013 Người trình bày. Lê Thị Duyên 2 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG  Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng ngân hàng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì “Tín dụng là   một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các  định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong   đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất   định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi   cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.” Như vậy, bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và   lãi giữa một bên là ngân hàng và một bên là người đi vay. Đây là quan hệ  chuyển  nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn theo thỏa thuận giữa hai bên. Trong hoạt động  của ngân hàng thì đây là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng chứa  đựng nhiều rủi ro nhất. Có thể định nghĩa rủi ro trong hoạt động tín dụng như sau: Theo Khoản 1 Điều 2 Quy định về  phân loại nợ, trích lập và sử  dụng dự  phòng  để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt  động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban  hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ­NHNN ngày 22/4/2005 của Thống   đốc  Ngân hàng Nhà nước:  “ Rủi ro tín dụng là khả  năng xảy ra tổn thất trong hoạt   động ngân hàng của tổ  chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không   có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Rủi ro tín dụng không chỉ  giới hạn  ở  hoạt động cho vay mà còn bao gồm   nhiều hoạt   động mang tính chất tín dụng khác của NHTM như: hoạt   động bảo  lãnh, tài trợ ngoại thương, cho thuê tài chính. 1.1.2. Các rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. 3 Rủi ro tín  dụng Rủi ro giao  Rủi ro danh  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: