"Trên thực tế trước và sau năm 1975, toàn bộ báo chí hiện nay ở miền Nam đều “chui từ ống tay áo” của báo chí miền Bắc. Chắc không ai giận khi tôi nói điều này cả. Nếu đi sâu vào nghiên cứu, ngay cả những tờ báo hiện nay được coi là thành công như Thanh Niên, Tuổi Trẻ thì những người làm báo ấy vẫn từ báo chí cách mạng mà ra, chứ đâu phải “từ trên trời rơi xuống”..."
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo chí cách mạngBáo chí cách mạng là nguồn mạchcủa văn hóa đương đại Việt NamTrên thực tế trước và sau năm 1975, toàn bộ báo chí hiện nay ởmiền Nam đều “chui từ ống tay áo” của báo chí miền Bắc. Chắckhông ai giận khi tôi nói điều này cả. Nếu đi sâu vào nghiên cứu,ngay cả những tờ báo hiện nay được coi là thành công nhưThanh Niên, Tuổi Trẻ thì những người làm báo ấy vẫn từ báo chícách mạng mà ra, chứ đâu phải “từ trên trời rơi xuống”...Giáo sư Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứutôn giáo (Viện KHXH Việt Nam).Phóng viên (PV): Chiến tranh đã chấm dứt hơn ba mươi nămqua, Cách mạng Việt Nam cũng đã chiến đấu ngót nghét một thếkỷ và làm xong phận sự của mình. Nhưng thuật ngữ “báo chícách mạng” vẫn được sử dụng nhiều trong học thuật cũng nhưtrong dân chúng. Phải chăng vì tình cảm quá sâu nặng với mộtthời kỳ tang thương nhưng quá đỗi hào hùng đã khiến người làmbáo lẫn người đọc không thể quên được dòng báo chí đó. Thưagiáo sư, ông có suy nghĩ gì về ý nghĩa sâu xa và lâu dài của kháiniệm ấy không?GS Đỗ Quang Hưng (ĐQH): Nói cho cùng, báo chí cách mạng làhoá thân của báo chí đương đại ngày hôm nay. Tuy vậy, tôi cómột suy ngẫm khá thú vị: Từ “cách mạng” được sử dụng như mộtdòng báo thoát thai từ chế độ thuộc địa, hoạt động khó khăn, cókhi xuất hiện từ bên ngoài nước, nhen nhóm từ những tờ báođơn sơ đến mức không thể đơn sơ được nữa (in sáp, in litô…).Nó có những giá trị không nhỏ trong cuộc Cách mạng của chúngta. Nói như những nhà cách mạng quốc tế, thì đứng về tuyêntruyền và cổ động tập thể, thì đúng là báo chí Việt Nam thuộc loạiđiển hình. Hơn nữa, hiếm có người cách mạng nào lại thích làmbáo như người Việt Nam, kể cả trong tù. Các nhà cách mạng cácnước có điều kiện hơn ở ta thì họ viết sách.Ở đây nó có hai căn nguyên: Thứ nhất, thông tin ở Việt Nam quáư ngặt nghèo trong môi trường thuộc địa. Mặc dù người Pháp rấtmuốn khai hoá văn minh cho người Việt nhưng họ vẫn thít chặtthông tin với bên ngoài. Thứ hai, hiệu quả của việc làm báo rấttốt, nhất là trong việc tuyên truyền cách mạng để truyền bá chủnghĩa Mác Lênin và quan điểm của Đảng.Đấy là những điều mà ai cũng thấy khi nói về báo chí cách mạng.Nhưng hiểu sâu xa, và trả lời cho đúng câu hỏi của bạn, thì tôi cósuy nghĩ rằng: Nếu tính đến trước năm 1945, khi nói đến báo chíchỉ đơn thuần là chuyện của báo chí. Nhưng báo chí cách mạng,theo nhận định của cá nhân tôi, tự nó đã tạo nên một giá trị vănhoá cách mạng. Vì thực tế, trước năm 1945 như điều kiện ởnước mình, cái vốn văn hoá mới chỉ có báo chí (là nổi nhất).Ngoài ra là một số loại hình nghệ thuật khác thì đang thoi thópnhư sân khấu, cải lương, tuồng, chèo.. Và, nếu có một bộ phậnnữa, không nhiều nhưng cũng quan trọng là lý thuyết về văn hoá.Nhưng trở lại trong ba cái đó, bộ phận báo chí là di sản nổi bậtnhất. Chính vì thế, khi suy ngẫm về báo chí cách mạng của mình,rõ ràng nó có một thực tế nguồn mạch đã nối chung với văn hoáViệt Nam đương đại sau này. Nó là một sự chuyển biến ngoạnmục, vì rất hiếm nước nào trải qua quá trình lịch sử như ViệtNam.Trên thực tế, trước và sau năm 1975, toàn bộ báo chí hiện nay ởmiền Nam đều “chui từ ống tay áo” của báo chí miền Bắc. Chắckhông ai giận khi tôi nói điều này cả. Nếu đi sâu vào nghiên cứu,ngay cả những tờ báo hiện nay được coi là thành công nhưThanh Niên, Tuổi Trẻ thì những người làm báo ấy vẫn từ báo chícách mạng mà ra, chứ đâu phải “từ trên trời rơi xuống”.PV: Có câu “Văn Bắc, Báo Nam” với ý nghĩa báo chí ở Việt Namđầu tiên xuất hiện ở miền Nam, phục vụ cho chế độ thực dân.Liệu dòng báo chí thực dân ấy có phải là cái gốc – dù sần sùi vàkhông hoàn chỉnh của phong cách làm báo ở miền Nam nói riêngvà Việt Nam nói chung sau này?ĐQH: Nhận xét đấy có được trải nghiệm và có cái đúng nhấtđịnh. Câu này người ta nhận xét từ trước năm 1945: báo miềnNam, thơ miền Trung, văn miền Bắc. Đúng là chữ quốc ngữ vàbáo chí sau mấy chục năm mới đi được từ Nam ra Bắc. Nhưngngược trở lại, cũng không nên tuyệt đối hoá nhận xét đấy. Báochí Hà Nội tuy có ra đời muộn hơn 40 năm so với Sài Gòn nhưngnó cũng phát triển rất nhanh. Và chúng bổ sung cho nhau. BáoNam có cái mạnh về mặt thông tin, nhưng báo Bắc về xã hội, vănhoá, văn học nghệ thuật. Nó vẫn rất xứng đáng là cái nôi của vănhoá dân tộc. PV: Báo chí Liên Bang Xô Viết năm 1942 có nhiềutrang ca ngợi về một người anh hùng trong trận tử chiếnStalingrad. Đó là tay súng bắn tỉa nổi tiếng Vasily GrigoryevichZaytsev. Zaytsev có lẽ sẽ như những tay bắn tỉa cừ khôi khácnếu không có sự tham gia của báo chí. Việc phát hiện ra Zaytsevvà biến anh thành một hình tượng người anh hùng trong cuộcchiến đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến đấu của rất nhiều binh lính,sĩ quan Hồng quân. Nhờ có anh, họ đã lấy lại được thứ họ mất đitrong cuộc chiến: niềm tin chiến thắng. Hình tượng của Zaytsevlan nhanh và lớn mạnh đến mức trở thành nỗi ám ảnh của quânđội Đ ...