Ngày xưa, ở huyện Hiếu Cẩm, thuộc phủ An Đức bên tàu, có cậu Hứa Hiến Trung, bảnh trai rất thông minh con nhà khá giả, được cha mẹ cho trọ tại phố huyện để theo đuổi sự học hành. Năm 18 cậu đã đậu Tú tài. Theo tục lệ thời đó, học trò đậu Tú tài được mặc áo dài xanh, và Tú Trung nhà ta cũng có cái vinh dự đó. nhà giàu, học giỏi, đẹp trai, ba yếu tố mà nhiều cô gái mơ tưởng nơi người bạn trăm năm tương lai, Tú Trung đều có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bao Công xử án - Hồi 05 Bao Công xử án Hồi 05 AI GIẾT CON ÔNG HÀNG THỊT? Ngày xưa, ở huyện Hiếu Cẩm, thuộc phủ An Đức bên tàu, có cậu HứaHiến Trung, bảnh trai rất thông minh con nhà khá giả, được cha mẹ cho trọtại phố huyện để theo đuổi sự học hành. Năm 18 cậu đã đậu Tú tài. Theo tục lệ thời đó, học trò đậu Tú tài đượcmặc áo dài xanh, và Tú Trung nhà ta cũng có cái vinh dự đó. nhà giàu, họcgiỏi, đẹp trai, ba yếu tố mà nhiều cô gái mơ tưởng nơi người bạn trăm nămtương lai, Tú Trung đều có cả. Tuy được trời và đời ưu đãi như thế, song Tú Trung vẫn nhã nhặn, lễđộ và chăm chỉ dọn thi Cử Nhân. Cho nên con người tài ba ấy là mục tiêu sốmột của các gia đình trong phố huyện có con gái tới tuần cặp kê. Nói cho ngay, Tú Trung không phải là sắt đá gì mà không thấy tráitim rung động, cõi lòng rộn rã khi bắt gặp những cái nhìn trìu mến củanhững cô gái đang độ trăng tròn lẻ, nhưng nhờ xã hội thời bấy giờ rấtnghiêm khắc đối với tuồng tiền dâm hậu thú nên việc trai gái bậy bạ, ngoàivòng lễ giáo là chuyện ít xảy ra. Hơn nữa những kẻ sĩ như Tú Trung mà làmchuyện thương luân bại lý, một khi đổ bể thì ngoài các trừng phạt về hình sựcòn bị mất chức Tú tài do quyết định của quan Đốc Học. Xã hội thời đó cònkhắt khe hơn nữa đối với kẻ manh danh biết chữ Thánh hiền: nếu gây điềutai tiếng đáo tụng đình thì dù có trắng án kẻ học trò ấy cũng bị lột chức khoabảng trừ khi được quan Đốc Học tha cho, chiếu lời xin của vị quan xét xử vụán. Tuy nhiên mãnh lực của tình yêu hay của những đòi hỏi về thể xác đôikhi cũng xô đẩy những kẻ không tự kiềm chế nổi, phá vỡ hàng rào luân lý,phong tục để rơi vào đường tội lỗi. Đối diện nhà Tú Trung trọ học, là ngôi nhà có lầu của ông bà TiêuPhụ Hớn. Cặp vợ chồng này mở tiệm bán thịt nên suốt ngày bận lo làm ăn,không có thì giờ chăm sóc đến con gái duy nhất năm nay tuổi vừa 16, mắtđen nhánh, môi đỏ chót như son, mặt mũi xinh xắn, tên là Tiêu Thục Ngọc. Vợ chồng Tiêu Phụ Hớn ở căn phòng phía sau cửa hàng, còn nàngThục Ngọc được cha mẹ cho ở một mình trên lầu có cửa sổ trông xuốngđường. Nhờ cha mẹ có của ăn của để nên Thục Ngọc cả ngày chỉ quanhquẩn trong phòng the, may vá thuê thùa. Làm bạn với mũi kim sợi chỉ suốt ngày cũng chán, nên thỉnh thoảngnàng lại đến bên cửa sổ vén rèm nhìn xuống đường coi người qua lại. Từ ítlâu nay nàng thấy tâm hồn thay đổi và nàng bắt đầu để ý đến Tú Trungchàng thư sinh đẹp trai tài giỏi ở đối diện nhà nàng mà cha mẹ nàng trongbữa ăn thường hay nói đến và không tiếc lời khen nào là ngoan ngoãn, họcgiỏi, diện mạo khôi ngô, sau này sẽ đỗ đạt làm quan to. Có một hôm nàngnấp trong rèm nhìn trộm Tú Trung lúc chàng ở trong nhà đi ra. Chợt TúTrung ngước mắt nhìn lên, Thục Ngọc hốt hoảng lùi lại, đầu đụng phải cáibánh xe bằng gang treo ở xà nhà nghe đau điếng một bên đầu. Nàng bưngđầu đi vội về giường nằm vật xuống miệng hít hà ra chiều đau đớn lắm. Mộtlúc sau, cơn đau đã dịu, nàng ngước nhìn lên mái ngói. Nàng có cảm giácnhư bị úp trong một cái nón lớn và tự nhiên bực mình với lối kiến trúc mànàng cho là kỳ cục. Nhà cửa gì mà thấp lè tè. Từ dưới đất lên đến mặt sàn gác một người lớn giơ tay với tới. Phíatrước lầu có trổ 1 cái cửa sổ hình tròn, cách mặt sàn độ 2 gang tay, không cóchấn song chỉ có hai cánh cửa gỗ hình bán nguyệt mở ra ban ngày, đóng lạiban đêm. Phía trong cửa hình mặt nguyệt này có che một bức màn the xanh.Mỗi khi muốn ra bên cửa sổ nhìn xuống đường cho đỡ buồn, Thục Ngọcphải cúi lom khom lại gần chiếc cầm đôn gần bên cửa sổ, để khỏi bị đụngđầu vào mái nhà. Còn cái bánh xe bằng gang treo ở xà nhà thứ tư đếm từ cửa sổ vào, docha mẹ nàng cho gắn từ lâu để kéo các rương đựng đồ quý giá từ dưới nhàlên lầu hay từ trên lầu xuống dưới nhà. Nàng còn nhớ hồi nhỏ, có một bữagần Tết cha nàng mở nắp ván đậy chỗ khoét lớn bằng cái bàn trên sàn gỗ, rồithòng dây qua bánh xe gang để chuyển một rương quần áo xuống nhà. Cộtxong rương quần áo cha nàng bảo người cậu nàng hôn đó được gọi đến làmgiúp kéo bổng rương thả từ từ xuống còn ông thì xuống trước đón. ThụcNgọc lúc ấy lên chín mười tuổi chi đó, đứng bên cậu thấy hay hay bèn bảongười cậu cho ngồi trên rương mà xuống. Gặp người cậu cũng tinh nghịchbằng lòng cho cháu ngồi lên rương níu lấy dây để cậu thả xuống. Thục Ngọcthấy mình như bay từ trên lầu xuống nên thích lắm cười như nắc nẻ. Mẹ nàng hoảng hốt la bai bải thì rương cũng vừa chạm mặt đất. ThụcNgọc bị mẹ nàng đánh cho mấy roi đau điếng. Còn người cậu bị cha mẹnàng rầy la ầm ĩ. Lát sau nàng lại lỏn lên gác xem người cậu rút rương quầnáo lên. Nàng thấy công việc cũng chẳng khó khăn gì nhờ đầu dây trên lầuđược cột vào một trục gỗ có nấc hãm hễ kéo đến đâu thì nấc hẽm giữ đếnđấy nên lúc kéo lên hay lúc thả xuống cũng không sợ tuột tay. Cũng nhờ vậymà ai cũng có thể kéo được một vật nặng gấp hai ba lần mình mà không thấymệt nhọc. Từ 2 năm nay cha mẹ Thục Ngọc nói rằng nàng đã lớn nên giaohết chìa khóa rương tủ trên lầu cho nàng, hễ có muốn lấy gì xuống hay đemđồ lên, mẹ Thục Ngọc sai con gái lo liệu lấy, bà khỏi phải bận tâm đến nữa.Và cũng vì thế mà cái bánh xe bằng gang trở thành vô dụng, nhất là từ cáibữa cha Thục Ngọc tháo cuộn dây thừng đem xuống nhà dùng vào việc khác. Nói về Tú Trung tuy ở căn nhà đối diện với lầu Thục Ngọc chỉ nghenói trên đó có con gái ông hàng thịt nhưng phần thì cho rằng nàng còn nhỏtuổi và phần thì cũng chẳng thấy nàng ra ngoài mấy khi, nên Tú Trung cũngkhông để ý. Nhưng ít lâu nay mỗi sáng cắp sách ra cửa đi học, chàng có cảm giácnhư bị nhìn trộm. Ngước lên lầu Thục Ngọc thì thấy có bóng người con gáithấp thoáng sau màn the xanh. Lúc đầu, Tú Trung cho là sự tình cờ nhưng sau thấy sáng nào ngườicon gái cũng ngồi nhìn mình qua rèm thì Tú Trung đánh bạo nháy mắt, mỉmcười ra chiều khuyến khích. Một sớm mai, hai sớm mai, ba sớm mai… rồi một buổi sáng nọ, trong ...