Danh mục

Lã Bất Vi - PHẦN THỨ NHẤT: THƯƠNG BÁ - Chương 1 (B)

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.77 KB      Lượt xem: 106      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những việc như Chu U Vương sủng ái Bao Tự, lạnh nhạt với Thân hoàng hậu, Quắc Thạch Phụ lạm dụng quyền thế cho nước Bao mượn đường… Thân Hầu trong cung cũng đều biết hết, sau lần xả thân cứu giá lần này, ông bèn ở lại cung Thân Hậu nghỉ ngơi và ông ta cũng được biết qua lời kể của hoàng hậu. Con người nhanh trí như Quắc Thạch Phụ đã hiểu được ngầm ý của Thân Hầu nên vội đứng lên cùng đối chất với Thân Hầu: “Thân quốc quân, tiểu nhân không hiểu ngài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lã Bất Vi - PHẦN THỨ NHẤT: THƯƠNG BÁ - Chương 1 (B) Lã Bất Vi PHẦN THỨ NHẤT: THƯƠNG BÁ Chương 1 (B) QUYỀN UY SỤP ĐỔ Những việc như Chu U Vương sủng ái Bao Tự, lạnh nhạt với Thânhoàng hậu, Quắc Thạch Phụ lạm dụng quyền thế cho nước Bao mượnđường… Thân Hầu trong cung cũng đều biết hết, sau lần xả thân cứu giá lầnnày, ông bèn ở lại cung Thân Hậu nghỉ ngơi và ông ta cũng được biết qua lờikể của hoàng hậu. Con người nhanh trí như Quắc Thạch Phụ đã hiểu được ngầm ý củaThân Hầu nên vội đứng lên cùng đối chất với Thân Hầu: “Thân quốc quân,tiểu nhân không hiểu ngài nói ra những điều này là có ý gì? Lẽ nào ngài lạicó ý muốn trách sự quyết đoán anh minh của Đại Vương sao?” Ý tứ sâu xa của Quắc Thạch Phụ chính là muốn nói việc cho nướcBao mượn đường là thánh ý của Chu U Vương, những lời nói gian trá, hoàntoàn bịa đặt này đã khiến cho toàn thể triều thần xôn xao bàn tán. “Nhà ngươi đã giả truyền thánh chỉ!” – Thân Hầu mặt đỏ tía tai quátlớn. “Nhà ngươi có chứng cứ gì cho là Đại Vương không ban thánh chỉnày?” – Quắc Thạch Phụ thản nhiên hỏi lại. Cuộc tranh cãi giữa hai vị đại thần làm Chu U Vương như bị rơi vàođám sương mù, ông ta lẩm bẩm một mình: “Quả nhân nhận lời chuyện nàytừ bao giờ chứ?” Quắc Thạch Phụ nhìn thấy vẻ mặt ngơ ngác của Chu U Vương nên đãnhân cơ hội đó tiếp: “Khởi bẩm Đại Vương, hôm đó lúc Đại Vương cùngphi tử Bao Tự đang ngắm hoa mai ở trong Ngự hoa viên, hạ thần đã dẫnquốc quân của Bao quốc đến yết kiến Đại Vương nhưng Đại Vương khôngtiếp, người hỏi thần có việc gì. Thần thưa, quân binh nước Bao muốn mượnđường qua Cảo Kinh của ta. Đại Vương bảo thì cứ cho họ mượn là xong!” Quắc Thạch Phụ nói xong,bèn đưa mắt nhìn Bao Tự cầu xin sự cứuviện, Bao Tự hiểu ý, cũng thêm vào: “Đại Vương người quên rồi sao, đúnglà có chuyện ấy. Lúc đó thiếp còn nói đùa một câu rằng không thể cho mượnkhông được mà phải trả tiền mua đường”. Chu U Vương đã nói như vậy thì Thân Hầu cũng không tranh luậnthêm nữa. Nhưng trong lòng Thân Hầu hiểu rõ Quắc Thạch Phụ và Bao Tựđã thông đồng với nhau, lừa gạt Thiên tử nhằm che đậy những sai trái. Bảnnhạc thứ hai bắt đầu cất lên nhưng Thân Hầu không còn hứng thú gì nữa bèncáo từ, đến thẩm cung của chị gái nghỉ ngơi. Thân Hầu thấy chị gái mặt màyủ dột, khí sắc kém tươi bèn bảo ngày mai khi khởi quân về nước sẽ xin choThân Hậu về cố quốc để giải phiền cho khuây khoả. Thân Hậu bảo việc nàyphải xin ý của Đại Vương. Nhưng Kế Nhiên đứng bên cạnh nhắc hoàng hậurằng, năm ngày nữa sẽ là tết trùng cửu (ngày 9 tháng 9), Đại Vương phải đitế lễ. Mỗi lần như vậy, hoàng hậu nương nương cũng phải đi cùng. Trước lúc Thân Hầu và chị gái mình chia tay, Thân Hậu vẫn lưu luyếnkhông muốn rời, dặn dò em trai đợi khi nào cùng Đại Vương cúng tế xongsẽ về Thân quốc để giải phiền tĩnh dưỡng. Thân Hầu để ý thấy rằng tuy nóinhững lời này nhưng trên nét mặt chị gái mình đang giấu một nỗi buồn màtừ trước tới nay Thân Hầu chưa thấy bao giờ, thật kỳ lạ và khó hiểu. Nhưngcuối cùng Thân Hầu cũng hiểu ra cái điều mà chị gái mình đang thiếu. Cái bụng Bao Tự mỗi ngày một lớn và cuối cùng đã sắp đến ngày khaihoa kết quả. Trước khi đứa bé được ra đời thì tin không biết từ đâu đưa đếnrằng: Chu U Vương đã nhận lời với Bao Tự, nếu sinh con trai sẽ lập đứa bélàm Thái tử. Lời đồn đại như vậy truyền đi mọi nơi và đến tai Thân Hầu vànó như tiếng sét ngang tai Thân Hậu và Nghi Hữu. Nghi Hữu như con kiếnbị ném vào mồi lửa, nóng lòng muốn đi tìm Thân Hầu để cùng bàn bạc đốisách. Những tin đồn nhảm rác rưởi đó khiến cho Thân Hậu đau đớn vô cùng,ngày ngày than khóc. Kế Nhiên không tin lắm vào lời đồn này, ông nói vớiThân Hậu và Nghi Hữu rằng, Bao Tự sinh con trai hay con gái giờ đây vẫncòn chưa rõ, làm sao có căn cứ gì để nói đến việc lập Thái tử. Hơn nữa, việclập Nghi Hữu làm Thái tử, Đại Vương đã tuyên chiếu khắp thiên hạ. Thiêntử đại Chu, nhất ngôn cửu đỉnh, làm sao có thể sớm ra lệnh tối lại bãi bỏđược? Huống hồ Nghi Hữu giữ gìn phép tắc, chuyên tâm học hành, văn thaovõ lược, khoan hậu yêu dân, phàm những ai đã từng tiếp xúc với Thái tử đềuphải kính nể, phế cũ lập mới, có cái gì làm căn cứ. Cho dù câu nào của Kế Nhiên cũng đều có lý, vô cùng sắc sảo nhưngThân Hậu vẫn cảm thấy không yên tâm, tư tưởng không tập trung, bà muốnyết kiến Chu U Vương để hỏi rõ nguồn cơn. Hôm nay, Thân Hậu lấy tất cả vàng bạc chấu báu, đồ tế nhuyễn cất từtrong rương ra. Trong đó vẫn còn hai xếp lụa màu mà bà thích nhất. Khi bàvuốt lại tấm lụa mát như ngọc ấy, một ý nghĩ bỗng hiện ra. Bà sai cung nữmang hai xếp lụa này đến Phụng Minh Các, bà muốn đem tấm lụa quý mangtừ nước Tề này tặng cho Bao Tự, có lẽ như vậy sẽ biết thêm chút gì đấy. Thân Hậu đến Phụng Minh Các thì đã có cung nữ thông báo cho BaoTự bi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: