Xưa kia tại huyện Hoát Thôn, thuộc phủ Lư Châu bên Tàu có một người thợ may tên là Chương Tân, tuổi độ 50 vóc người ốm yếu, tánh hạnh dễ thương, ưa làm điều lành, nhất là hay giúp đỡ bạn bè. Nhờ cần cù làm ăn, nên Chương Tân cũng dư ăn dư xài lại cho tá điền trong vùng vay tiền làm mùa với lời phải chăng nên chi gia đình ngày càng khá giả. Chương Tân goá vợ, không con cái chi, mới nuôi một đứa cháu trai tên là Kế Tổ, từ lúc còn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bao Công xử án - Hồi 06 Bao Công xử án Hồi 06 ĐỒNG MƯU HẠI CHỒNG Xưa kia tại huyện Hoát Thôn, thuộc phủ Lư Châu bên Tàu có mộtngười thợ may tên là Chương Tân, tuổi độ 50 vóc người ốm yếu, tánh hạnhdễ thương, ưa làm điều lành, nhất là hay giúp đỡ bạn bè. Nhờ cần cù làm ăn,nên Chương Tân cũng dư ăn dư xài lại cho tá điền trong vùng vay tiền làmmùa với lời phải chăng nên chi gia đình ngày càng khá giả. Chương Tân goá vợ, không con cái chi, mới nuôi một đứa cháu traitên là Kế Tổ, từ lúc còn bé dại nay đã lớn khôn. Hai chú cháu thương mếnnhau như cha con vậy. Mấy năm gần đây, Tân cưới Vương Thị về làm vợ kế, Vương Thị tuổicòn nhỏ, xinh đẹp sắc mặt hồng hào, chăm lo việc nhà nhưng phải cái lẳnglơ và tính nết dâm đãng… Hai vợ chồng và đứa cháu sống yên vui, hòa thuận trong một căn nhàcao ráo, rộng rãi, cất trên một thửa đất khoảng khoát, xung quanh có vườntrồng cây đẹp đẽ. Xóm Chương Tân ở gồm toàn những gia đình khá giả, nhànọ cách biệt nhà kia bởi một khoảng vườn hay cái sân rộng không có ràogiậu chi cả. Giới hạn giữa hai nhà thường là một hàng cây hay một vài cáimốc bằng đá bằng cây chôn xuống đất. Tuy thế cũng không có sự chi rắc rối,lộn xộn xảy ra vì ai nấy đều lo công chuyện làm ăn, ít dòm ngò tới việcngười khác. Vợ chồng Chương Tân ăn ở với nhau đã vài năm mà Vương Thị cũngkhông có tin mừng gì cả. Chương Tân thấy mình tuổi ngày mỗi cao lại hiếmhoi không con cái nên mới tính chuyện lấy vợ cho Kế Tổ nhà có thêm ngườivà sau thêm trẻ nhỏ cho vui nhà. Chương Tân thường bảo vợ: - Nhà ta căn trên có ba phòng lại còn dãy nhà bếp với 2 căn, ba ngườiở rộng quá nhiều khi thấy trống trải, lạnh lùng. Nay có cưới vợ cho Kế Tổthời cũng còn dư chỗ. Vả lại ta bận việc suốt ngày và thường phải cùng KếTổ đi đo cắt áo mướn trong vùng, khi thì cả buổi, lúc lại mất cả ngày, naythêm vợ Kế Tổ, nàng cũng có người đỡ đần công việc và chuyện trò nhữnglúc nhàn rỗi, như vậy đỡ quạnh hiu. Vương Thị cho là phải, và Kế Tổ cũng khứng chịu. Chương Tân rấtđẹp lòng bèn để tâm tìm bạn trăm năm cho cháu. Thấy Lưu Thị, con gái mộtngười buôn bán cùng xóm, đã xinh đẹp lại chăm làm, Chương Tân cậy làmmai cưới Lưu Thị về cho Kế Tổ. Gia đình Lưu Thị ưng thuận, thế là haiđàng chỉ còn chờ ngày lành tháng tốt làm lễ thành hôn cho đôi trẻ. Có người bà con gần và rất thân với Chương Tân, nghe tin lật đật đếnthì thầm với Tân rằng: - Có chuyện chi mà bác làm gấp rút việc cưới xin cho cháu vậy? báccó biết câu lấy vợ kén tông không. Lưu Thị là con vợ bé thường bị mẹ ghẻvà lũ con lớn của cha hành hạ, áp bức bắt làm vất vả suốt ngày… Chương Tân ngắt lời: - Thì tôi biết chớ sao không biết cái điều đó. Chính nhờ thế sau này nóvề làm dâu bên tôi nó không cậy của, hợm mình vả lại gia đình tôi là nhàlàm ăn được đứa quan làm lụng vất vả càng tốt chớ sao? Người bà con cười đáp: - Nếu thực tình bác lấy thì tôi chẳng dám bàn. Nhưng nếu bác muốnLưu Thị đóng vai kỳ đà cản mũi bác gái nhà ta không cho lăng nhăng… thìbác sẽ thất vọng đấy. Vì Lưu Thị quen bị đè nén, áp bức lại quá hiền lànhnên nó nhút nhát, sợ sệt, dễ bị người khác dùng cách này hay cách khác buộcnó phải theo ý họ không hề có phản ứng gì ráo trọi. Chương Tân cười vỗ vai người bà con biểu: - Bác nó vậy tôi cũng cám ơn, thực tình tôi hỏi vợ cho cháulà để cóthêm người cho vui cửa vui nhà và để cho cháu yên bề gia thất, khỏi lôngbông, chớ tôi không có ý gì khác cả. Rồi hai người ngồi nói chuyện vãn hồi lâu về chuyện làm ăn buôn bán,không đả động đế vấn đề Lưu Thị nữa. Ít tháng sau, đám cưới Kế Tổ lấyLưu Thị được cử hành trong bầu không khí vui vẻ, tưng bừng. Kế Tổ rất hàilòng được vợ vừa xinh đẹp lại hiền lành, bảo sao nghe vậy, thức khuya, dậysớm, lo đủ mọi việc trong nhà thiệt là chu đáo, Lưu Thị vẫn quen như khichưa xuất giá, chỉ quanh quẩn ở phía bếp và sau vườn, ít khi bước chân lênđến nhà trên. Tuy vợ chồng Kế Tổ được Chương Tân dành riêng cho mộtphòng song cứ trời vừa sáng là Lưu Thị đã bò ra khỏi giường xuống nhàdưới lo mọi việc, chờ tới khuya mọi người ngủ cả nàng mới dám trở vềphòng. Vợ chồng Kế Tổ rất mực cung kính, hầu hạ vợ chồng Chương Tân ynhư cha mẹ đẻ, đổi lại Chương Tân cũng thương vợ chồng Kế Tổ như conruột vậy. riêng có Vương Thị xem ra bằng mặt mà chẳng bằng lòng và cóchiều ghen tuông, hằn học với cặp vợ chồng son trẻ. Sáng nào Lưu Thị lỡdậy muộn một chút là người ra lại nghe tiếng thím ta đay nghiến, riếc móc,bắt bẻ cháu dâu, nói mát, nói xéo đủ điều. Tuy vậy hòa khí trong gia đìnhcũng không đến nỗi bị sứt mẻ, một phần vì Lưu Thị tốt nhịn, biết vui vẻ chịuđựng, một phần vì Chương Tân và Kế Tổ mải lo công việc làm ăn, đi đi, vềvề suốt ngày nên hai người cũng chẳng còn thì giờ mà ghe chuyện đàn bà. Chú cháu yên tâm về chuyện gia đình, xuất toàn lực lo phát triển côngviệc làm ăn, ngày càng phát ...