Danh mục

Bao Công xử án - Hồi 24(a)

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 321.79 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày xưa, tại làng Thiết Khâu, xóm Hiếu Liêm, huyện Triều Thủy, thuộc phủ Triều Châu bên tàu, có thanh niên nọ tên là Viên Văn Chánh, dung mạo khôi ngô tuấn tú, trẻ tuổi tài cao, sớm đậu tú tài làm rạng sỡ tổ tông. Điểm đặc biệt của chàng là khí khái, tuy gia cảnh rất là thanh bạch. Nhiều nhà giàu có muốn kén làm rẻ nhưng chàng chẳng chịu. Bạn bè chế giễu, liệt chàng vào hạng đồ gàn. Chàng chỉ cười đáp: - Lấy người chớ ai lấy của. Các anh có ham thì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bao Công xử án - Hồi 24(a) Bao Công xử án Hồi 24(a) Ỷ THẾ HIẾP NGƯỜI Ngày xưa, tại làng Thiết Khâu, xóm Hiếu Liêm, huyện Triều Thủy,thuộc phủ Triều Châu bên tàu, có thanh niên nọ tên là Viên Văn Chánh,dung mạo khôi ngô tuấn tú, trẻ tuổi tài cao, sớm đậu tú tài làm rạng sỡ tổtông. Điểm đặc biệt của chàng là khí khái, tuy gia cảnh rất là thanh bạch. Nhiều nhà giàu có muốn kén làm rẻ nhưng chàng chẳng chịu. Bạn bèchế giễu, liệt chàng vào hạng đồ gàn. Chàng chỉ cười đáp: - Lấy người chớ ai lấy của. Các anh có ham thì mời nhào vô. Còn tôi thì xin kiếu. Một bạn đồng môn mới cưới vợ giàu, động lòng bĩu môi nói: - Làm phách. Nghèo kiết xác còn làm bộ. Chỉ sợ rồi đây đói rã họnglại không đến lạy mà làm rể nhà giàu. Một anh khác, thi mãi chẳng đậu tú tài, ghen ghét họ Viên, được dịphùa theo. - Uùi chà, may mà đậu chớ tài cán gì. Mặt ấy chỉ có chờ chết đói chớvô kinh thi gì nổi. Trước những lời phỉ báng của bạn bè, Viên Tú tài vẫn nở nụ cười tươi,không thèm cãi lại và cũng không nản chí, trái lại chàng ra công dùi màikinh sử. Cha mẹ chàng dư biết tính con vả lại thấy con còn sức ăn học và ôngbà còn lo được nên cũng không hối thúc chàng kết hôn với con nhà giàu. Sauvì họ hàng nói ra nói vào, cụ bà xuôi tai bên lựa lời dọ ý cụ ông. Cụ ông nhất định không nghe: - Nhà mình thanh bạch nên chọn người cùng gia cảnh thì con nó đỡ bịkinh rẻ. Vả lại tôi xem ra thằng Chánh nhà ta tánh tình khí khái tất sẽ khổcho nó. Cụ ông chẳng chịu, cụ bà đành thôi. Từ đó bà mẹ để ý kiếm dâu hiền,trong các gia đình bằng vai phải vế. Bà chấm con gái họ Trương, là Trươngthị, đẹp cả người lẫn nết, liền :báo cáo” cho cụ ông hay. Sau vài lần tới luithăm hỏi họ Trương, Viên ông không tiếc lời khen ngợi Trương thị với Viênbà. Tú tài Viên Văn Chánh hay biết ý định của song thân cũng vui mừngkhôn xiết: đã từ lâu chàng cũng yêu vụng nhớ thầm Trương thị. Họ Viên nhờ người mai mối. Họ Trương vui vẻ nhận lời. Tin lành bayra, người ta bàn tán xôn xao,nhưng xem ra khen nhiều chê ít. Hôm lễ chạm ngõ Viên ông có mời cụ Tư, một ông bạn thâm giaocùng đi cho rậm đám. Sau gần một tiếng đồng hồ hàn huyên, nhà trai cáo từra về. Nửa đường, Viên ông hỏi cụ Tư: - Thế nào bác, đám này được chứ bác? - Được, được cả người lẫn nết, hiềm một nỗi… Viên ông chợt nhớ lời đồn đại cụ Tư là một tay tử vi kiêm kỳ môn độngiáp có hạng nhưng Viên ông không hề coi bao giờ. Bữa nay cao hứng. Viênông tò mò hỏi: - Bác nói hiềm một mỗi là sao? Cụ Tư vuốt chòm râu bạc, trầm ngâm một lát rồi thong thả đáp: - Khó nói quá. Thôi bác cứ bảo cháu Viên Văn Chánh sau này đừngđể vợ lọt vào mắt bọn hoàng thân quốc thích quyền cao chức trọng mà sanhđại hoạ… Viên ông ngắt lời: - Mà đại hoạ cho ai? - Đại hoạ cho một vài người ngoài ra còn kiến toàn quốc bàn tán vàhàng triệu người phải rơi luỵ xót thương. - Chi mà dữ vậy. - Định mệnh mà. Vả lại chưa biết thế nào mà nói. Nói đoạn cụ Tư nói lảng sang chuyện khác mà Viên ông cũng chẳngvặn hỏi làm chi. Ít lâu sau, lễ thành hôn giữa Văn Chánh –Trương thị được cử hành.Trương thị ra công thu vén giang sơn nhà chồng khiến cho ai cũng phải ghenvới số phận Văn Chánh cưới được vợ đã đẹp lại đảm đang, thùy mị, nết na. Mấy năm sau cha Trương thị rồi đến Viên ông và Viên bà lần lượtcưỡi hạt quy tiên. Đoạn tang Viên bà xong, Trương thị mang thai và sau sanh hạ đượcmột đứa con trai rất kháu kỉnh. Khi nó lên ba tuổi thì Văn Chánh cũng vừatròn ba mươi còn Trương thị thì mới có hai bốn cái xuân xanh. Một sáng, theo thường lệ, Văn Chánh cắp sách đến nhà một cụ nghèđể trao dồi thêm kiến thức. Tới ửa, chàng thấy sĩ tử bàn tán lao xao về tinnhà vua sẽ mở kỳ thi tại Đông Kinh vào đầu thu năm ấy. Chàng lật đật lênhuyện lỵ dọ hỏi lại cho chắc chắn rồi trở về nhà bàn tính với Trương thị: - Nàng ơi, sắp đến ngày ta phải xa mẹ con nàng rồi. Trương thị đang cho con ăn cơm, giật mình hỏi: - Chàng nói chi gở vậy? - Nàng khéo mê tín dị đoan. Ta sắp vô kinh dự thi, phải xa mẹ connàng chẳng đúng hay sao? Trương thị dịu dàng nhìn chồng: - Thế là chàng tạm xa mẹ con thiếp chứ. Nhưng chàng ôi nhà nghèo,biết chạy đâu cho đủ tiền cho chàng vô Kinh dự thi? - Nàng xem có cầm cố, phát mại được chi thì ráng lên một phen. Côngmười năm đèn sách, bỏ thi thì uổng quá. Hay là nàng ngại ta không chiếmđược bảng vàng. - Thiếp đâu dám nghĩ vậy. Chàng là “vị vũ chi giao long, tại sơn chihổ báo”. Với sức học uyên thâm, lo gì mà chẳng bảng hổ đề danh, ngựachàng đi trước, võng thiếp theo sau? Nhưng thiếp e sợ một điều… Văn Chánh ngắt lời cô vợ quý: - Nàng còn lo sợ điều chi? - Nhà ta nghèo, nay bán sạch cửa nhà cho chàng đủ tiền ăn đường vànằm chờ thi, ở nhà ...

Tài liệu được xem nhiều: