Danh mục

Bảo đảm an ninh năng lượng ở các nước đang phát triển Châu Á

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 653.13 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác giả bài viết phân tích các giải pháp chủ yếu vừa các nước đang phát triển Châu Á đang thực hiện là: sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển các nguồn năng lượng thay thế; đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ trong ngành năng lượng; đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng xanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo đảm an ninh năng lượng ở các nước đang phát triển Châu Á Bảo đảm an ninh năng lượng ở các nước đang phát triển châu Á BẢO ĐẢM AN NINH NĂNG LƯỢNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VŨ NHẬT QUANG* Tóm tắt: Ở các nước đang phát triển Châu Á, do sự phát triển kinh tế quá nóng, nhu cầu về năng lượng tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu năng lượng, các nước đang phát triển Châu Á cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau. Tác giả bài viết phân tích các giải pháp chủ yếu vừa các nước đang phát triển Châu Á đang thực hiện là: sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển các nguồn năng lượng thay thế; đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ trong ngành năng lượng; đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng xanh. Từ khóa: Năng lượng, an ninh năng lượng, nước đang phát triển, Châu Á. Sự phát triển kinh tế quá nóng của các quốc gia Châu Á đi kèm với nhu cầu về năng lượng tăng cao (nhu cầu năng lượng của Châu Á tăng khoảng 40%, so với mức tăng chưa đến 5% của Bắc Mỹ) cùng với việc sử dụng năng lượng không hiệu quả dẫn đến ngày càng khan hiếm nguồn năng lượng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency - IEA), Châu Á cần khoản đầu tư hơn 10.000 tỷ USD vào ngành năng lượng trong giai đoạn (2012 - 2022)(1). 1. Mức tiêu hao năng lượng ngày càng tăng Sự trỗi dậy với tốc độ cao trong 3 thập kỷ (1980 - 2010) của Trung Quốc không phải không bị trả giá. Mức tiêu hao năng lượng để tạo ra Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư vốn, nhân lực và vật lực. Tiêu hao năng lượng cho một đơn vị GDP của Trung Quốc luôn duy trì ở mức cao gấp 3-4 lần bình quân của thế giới, với mức tiêu thụ 46% lượng thép; 16% lượng năng lượng và 52% lượng xi măng toàn cầu sản xuất, nhưng chỉ tạo ra chưa đến 8% GDP toàn cầu(2). Trung Quốc đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) xét về tiêu thụ năng lượng. Cơn khát năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc là hậu quả của sự bùng nổ kinh tế, sự mở rộng ngoại thương, gia tăng thu nhập, gia tăng dân số, mức tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người đang gia tăng và đô thị hóa không ngừng. Theo IEA, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng gấp 5 lần (từ 2 triệu thùng dầu mỗi ngày lên gần 11 triệu thùng dầu mỗi ngày) vào năm Viện Kinh tế và Chính trị thế giới. Châu Á trước những thách thức an ninh năng lượng. Theo PetroTimes ngày 11/12/2012. (2) Trung Quốc dựa vào điều gì để vượt Mỹ? Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 6/3/2013. (*) (1) 11 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(75) - 2014 2030. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ buộc phải nhập khẩu 80% lượng dầu mỏ tiêu dùng trong nước. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ở Hàn Quốc đã làm tăng mức tiêu thụ năng lượng cho các ngành công nghiệp. Theo số liệu thống kê, ngành công nghiệp Hàn Quốc tiêu thụ khoảng 56% tổng mức tiêu thụ năng lượng, giao thông 20%, truyền thông và quảng cáo 15%, và hộ gia đình 9%. Việt Nam nằm trong số những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn so với khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ cao của Việt Nam giúp cải thiện mức sống của người dân và làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng. Dự báo, tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam là 8,1 - 8,7% giai đoạn (2001 - 2020). Trong đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp tăng nhanh: từ 4,36 triệu tấn quy dầu TOE(3) (năm 2000) lên đến 16,29 triệu tấn quy dầu TOE (2010); 23,74 triệu tấn quy dầu TOE (năm 2015) và 33,12 triệu tấn quy dầu TOE (năm 2020). Mức độ sử dụng năng lượng của Việt Nam cao gấp hai lần so với các nước trong khu vực. Để tạo ra 1.000 USD trong GDP, Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 600 kg dầu quy đổi, cao gấp rưỡi so với Thái Lan và gấp hai lần mức bình quân của thế giới. Trong giai đoạn 2010 - 2020, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng gấp ba lần. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. 12 Mặc dù các nền kinh tế ở Châu Á đóng góp khoảng 11% sản lượng dầu mỏ toàn cầu, nhưng thực tế Châu Á lại tiêu tốn khoảng 21% và thậm chí nhiều hơn. Điều này dẫn đến gần một nửa nhu cầu dầu mỏ của khu vực Châu Á phải nhập khẩu từ bên ngoài và 4% GDP của khu vực Châu Á dành để chi cho việc đảm bảo cung ứng năng lượng. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Châu Á đã tiêu thụ 34% năng lượng của thế giới (năm 2010) và dự báo sẽ tăng lên 56% (năm 2035). Châu Á sẽ trở thành nhà tiêu dùng năng lượng lớn nhất thế giới trong hai thập niên (2010 2030). Nếu chỉ mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng mà không có sự thay đổi về cách thức tiêu dùng năng lượng, Châu Á sẽ tiêu dùng gấp đôi dầu mỏ, gấp ba khí tự nhiên và cần thêm 81% than đá vào năm 2035.(3) Năm 2005, Cơ quan năng lượng quốc tế đã công bố hai kịch bản mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu trong giai đoạn 2010 - 2030: Kịch bản thứ nhất được gọi là Business as usual (kịch bản rất xấu). Theo kịch bản này, tình trạng tiêu thụ năng lượng sẽ tiếp nối các xu hướng tiêu thụ hiện tại. Dự báo, tổng mức tiêu thụ năng lượng sẽ tăng lên 16 tỉ tấn quy dầu TOE (năm 2030), trong đó năng lượng hóa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: