Danh mục

Vấn đề năng lượng trong hợp tác của Ấn Độ với Myanmar đầu thế kỷ XXI - những nhân tố tác động và thành tựu chủ yếu

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.13 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, Myanmar trở thành một trọng điểm mới trong chiến lược quốc gia của Ấn Độ. Quan hệ hợp tác năng lượng giữa Ấn Độ với Myanmar trong những năm đầu thế kỷ XXI đạt nhiều thành tựu, chủ yếu trên lĩnh vực dầu khí và thủy điện, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của cả hai nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề năng lượng trong hợp tác của Ấn Độ với Myanmar đầu thế kỷ XXI - những nhân tố tác động và thành tựu chủ yếu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG TRONG HỢP TÁC CỦA ẤN ĐỘ VỚI MYANMAR ĐẦU THẾ KỶ XXI - NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THÀNH TỰU CHỦ YẾU NGUYỄN TUẤN BÌNH Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: nguyentuanbinh@gmail.com Tóm tắt: Trong những năm đầu thế kỷ XXI, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và những đòi hỏi về tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, an ninh năng lượng trở thành một trong những vấn đề chủ yếu được quan tâm trong chính sách đối ngoại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Là nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu năng lượng của Ấn Độ đang trở nên bức thiết. Trong cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, Myanmar trở thành một trọng điểm mới trong chiến lược quốc gia của Ấn Độ. Quan hệ hợp tác năng lượng giữa Ấn Độ với Myanmar trong những năm đầu thế kỷ XXI đạt nhiều thành tựu, chủ yếu trên lĩnh vực dầu khí và thủy điện, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của cả hai nước. Từ khóa: Ấn Độ, Myanmar, năng lượng. 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC ẤN ĐỘ - MYANMAR VỀ NĂNG LƯỢNG ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1. Nhân tố quốc tế Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thế giới. Khoa học và công nghệ đạt nhiều thành tựu to lớn, tạo bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần này đã thúc đẩy mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập nhằm nâng cao đời sống người dân. Để thực hiện nhiệm vụ trên, hầu hết các quốc gia đều phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại nhằm tận dụng khoa học công nghệ, vốn, nhân công và nhất là tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao vị thế đất nước trong tiến trình hội nhập và phát triển. Trong xu thế đó, Ấn Độ và Myanmar đã nỗ lực vận động thúc đẩy quan hệ hai bên, trong đó có an ninh năng lượng - lĩnh vực vừa mới khởi sắc hơn một thập niên trở lại đây, nhưng được coi là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng và có tầm chiến lược của cả hai nước. Thập niên đầu thế kỷ XXI còn chứng kiến đặc điểm chủ yếu trong bức tranh quan hệ quốc tế là sự trỗi dậy của nhân tố kinh tế. Hiện nay, nhân tố kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng nếu không nói là có tính quyết định đến mối quan hệ giữa các quốc gia. Thế giới trong thế kỷ XX đã từng ghi nhận những “kỳ tích” về phát triển kinh tế của Nhật Bản (những năm 50 - 60), các nước công nghiệp mới NICs (những năm 60 - 70), Trung Quốc, các nước ASEAN (cuối thập kỷ 80 - đầu thập kỷ 90) và Ấn Độ (những năm 90). Đầu thế kỷ XXI, thế giới tiếp tục chứng kiến sự trỗi dậy thần kỳ của các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Để đáp ứng cho nền kinh tế đang tăng trưởng “nóng”, có tốc độ công nghiệp hóa cao và tỷ lệ tăng trưởng 7,5%/năm, với số dân hơn 1 tỷ người thì nguồn năng lượng trở nên hết sức cần thiết đối với Ấn Độ. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, giá dầu trên thế giới liên tục biến động phức tạp thì an ninh năng lượng là yếu tố chi phối chính sách đối ngoại 38 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 của Ấn Độ. Đảm bảo an ninh năng lượng chính là sự đảm bảo trực tiếp cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế Ấn Độ. Sau các chiến lược thúc đẩy, tìm kiếm nguồn dầu mỏ, khí đốt ở nhiều khu vực: Trung Cận Đông, Mỹ Latinh,... việc Ấn Độ triển khai giai đoạn thứ hai của chính sách “hướng Đông” cũng không nằm ngoài mục tiêu tìm kiếm nguồn năng lượng ở Đông Nam Á, mà quốc gia gần gũi nhất, có nhiều lợi ích nhất với Ấn Độ chính là Myanmar. Đây là nơi có vị trí địa chiến lược quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, là “cầu nối” giữa Ấn Độ với các nước ASEAN và cũng là nơi có nguồn tài nguyên dầu khí hầu như chưa được khai thác nhiều. Những điều kiện thuận lợi này đã thúc đẩy Ấn Độ và Myanmar xích lại gần nhau trong nhiều lĩnh vực hợp tác, mà an ninh năng lượng được coi là yếu tố hợp tác trọng yếu. 1.2. Nhân tố khu vực Cùng với những biến động của tình hình quốc tế, bước sang thế kỷ với XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những biến đổi sâu sắc do tác động của quá trình quốc tế hóa và khu vực hóa. Từ sau Chiến tranh lạnh, châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành một khu vực phát triển năng động, có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là trữ lượng dầu mỏ và nguồn nhân lực được đào tạo một cách cơ bản. Trong những năm gần đây, hầu hết các nước châu Á đều rất năng động trong phát triển kinh tế và hiện đại hóa công nghệ. Trong các nước đó, Trung Quốc và Ấn Độ đã thành công trong việc phục hồi nền kinh tế vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, sau đó vươn lên vị trí của những nền kinh tế lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng cao. Đối với Ấn Độ, vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đã được xác định từ những năm đầu của thế kỷ XX với nhận định của Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru: “Thái Bình Dương có khả năng sẽ thay thế Đại Tây Dương với tư cách là một trung tâm đầu não của thế giới trong tương lai. Tuy không phải là một quốc gia trực tiếp ở Thái Bình Dương nhưng Ấn Độ sẽ phải có được ảnh hưởng quan trọng ở đó”. Sự phát triển năng độn ...

Tài liệu được xem nhiều: