Danh mục

Năng lượng mặt trời ở Việt Nam: Tiềm năng cho phát triển đô thị bền vững

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.46 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới góc độ phát triển hệ thống năng lượng bền vững cho đô thị trong tương lai, bài viết này sẽ đề cập đến một số giải pháp ứng dụng năng lượng mặt trời ở các đô thị nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững ở các thành phố lớn, đồng thời góp phần đáng kể vào việc giảm lượng khí thải từ việc tiêu thụ điện lưới, tạo ra khả năng có thêm việc làm và cơ hội kinh doanh mới tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lượng mặt trời ở Việt Nam: Tiềm năng cho phát triển đô thị bền vững PROCEEDINGS: CONFERENCE ON CLIMATE CHANGE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT IN VIETNAM Năng lượng mặt trời ở Việt Nam: Tiềm năng cho phát triển đô thị bền vững Ngo Thi To Nhien, Nhien National Centre for Technological Progress, Ministry of Science and Technology, 25 Le Thanh Tong, Hanoi; Email: ntnhien@most.gov.vn Tóm tắt: Cùng với tốc độ phát triển đô thị, nhu cầu sử dụng năng lượng ở khu vực đô thị của Việt Nam đã tăng rất nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, ... Sự phát triển đô thị đã mang đến hàng trăm dự án xây dựng như khách sạn, tòa nhà văn phòng và các trung tâm thương mại, ... Theo như thống kê của Tổng công ty điện lực Việt Nam, số lượng điện năng sử dụng cho thương mại và khu vực dân sinh chiếm 50% tổng số điện năng tiêu thụ. Sự phát triển của đô thị và sự thiếu hụt điện năng trong những năm gần đã là các yếu tố khiến Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển nguồn năng lượng thay thế. Năng lượng tái tạo đã là một trong những lựa chọn cho sự phát triển bền vững ở một số đô thị trên thế giới, và cũng đã được xem là tiềm năng lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là năng lượng mặt trời tuy nhiên nguồn năng lượng này chưa được tận dụng triệt để ở Việt Nam. Với vị trí địa lý gần xích đạo, Việt Nam có tổng sản lượng bức xạ nhiệt mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2/ngày, số giờ nắng trung bình khoảng 2.000 giờ/năm ở hầu hết các tỉnh. Điều đó chứng tỏ điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi cho sự phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời. Dưới góc độ phát triển hệ thống năng lượng bền vững cho đô thị trong tương lai, bài báo này sẽ đề cập đến một số giải pháp ứng dụng năng lượng mặt trời ở các đô thị nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững ở các thành phố lớn, đồng thời góp phần đáng kể vào việc giảm lượng khí thải từ việc tiêu thụ điện lưới, tạo ra khả năng có thêm việc làm và cơ hội kinh doanh mới tại Việt Nam. T ừ khóa: Năng lượng mặt trời; Việt Nam; phát triển bền vững; năng lượng tái tạo. 195 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM 1. Giới thiệu Dân số Việt Nam năm 2008 là 86 triệu người, trong đó dân thành thị khoảng 24 triệu người chiếm 27,9% tổng dân số, tăng 3,57% so với năm 2007. Nhìn chung số lượng gia tăng dân số ở Việt Nam chủ yếu là ở khu vực đô thị. Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020, quy mô đô thị từ mức 30,4 triệu người và diện tích 2.432km2 năm 2010 sẽ tăng lên 40 triệu người và diện tích 4.600km2 (chiếm 45% dân số và 1,4% diện tích cả nước) vào năm 2020. Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nhanh chóng ở Việt Nam đã thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng ở các ngành công nghiệp, các phương tiện giao thông đồng thời sự gia tăng một cách tự nhiên nhu cầu sử dụng các loại năng lượng hiện đại ở các thành phố, nơi người dân có thu nhập cao. Tất cả những yếu tố trên dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng cuối cùng của Việt Nam tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù hiện nay có sự suy giảm của nền kinh tế thế giới nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn là khả quan. Nếu GDP của Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,9%/năm trong giai đoạn 2009-2018 và mức độ đàn hồi năng lượng sử dụng trên GDP là 1,7 như đã xảy ra trong thập kỷ qua thì nhu cầu năng lượng sẽ tăng khoảng 12,1%/năm, giảm hơn một chút so với thập kỷ trước. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng như vậy, nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp ba lần trong khoảng 10 năm với tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng vượt quá 100 triệu toe vào năm 2018. Ở giai đoạn 1980-2007, mặc dù năng lượng tiêu thụ tăng gấp hơn ba lần nhưng Việt Nam hoàn toàn tự chủ được các nguồn cung cấp năng lượng lý do chính là vì ở giai đoạn này chi phí năng lượng tương đối thấp. Ở thời điểm đó việc phát triển khả năng cung cấp năng lượng mặc dù là một thách thức nhưng vẫn có thể quản lý được. Tuy nhiên, nếu nhu cầu năng lượng lại tiếp tục tăng gấp ba lần trong thập kỷ tiếp theo sẽ là một thách thức quá lớn. Việt Nam không thể phát triển các nguồn lực của mình một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu năng lượng mà sẽ phải dựa vào nguồn năng lượng nhập khẩu ngày càng nhiều, bao gồm cả than và dầu. Trong tương lai, một quốc gia mạnh là một quốc gia chủ động được nguồn nước, lương thực và đặc biệt là đảm bảo an ninh năng lượng. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới hiện đang và sẽ phải đối mặt với hàng loạt những hiểm họa về thiếu hụt tài nguyên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các hiện tượng biến đổi khí hậu cũng đã và đang tăng sức ép nên quá trình phát triển bền vững. Năng lượng là một yếu tố cơ bản đồng hành với quá trình phát triển của các đô thị trong tương lai, năng lượng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của nền kinh tế, quyết định giá thành sản phẩm và gián tiếp tác động đến môi trường. Do đó vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng ở Việt Nam nói chung và các đô thị trong tương lai nói riêng cần được đặt lên hàng đầu. Để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam chỉ có hai con đường: một là nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng; hai là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Việc mở rộng phát triển nguồn năng lượng tái tạo đồng thời nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả là chìa khóa để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam nói chung và các khu đô thị tương lai nói riêng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các nhiều nước trên thế giới cho thấy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẽ không thực hiện được nếu chỉ dựa vào các yếu tố thị trường, mà nó cần có sự can thiệp hiệu quả của chính sách quốc gia cũng như các chính sách hỗ trợ để tạo ra nguồn doanh thu và khuyến khích đầu tư sử dụng công nghệ năng lượng tái. 196 PROCEEDINGS: CONFERENCE O ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: