Danh mục

Bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh chuyển đổi số: Góc nhìn với quyền tiếp cận thông tin

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 779.94 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh chuyển đổi số: Góc nhìn với quyền tiếp cận thông tin" sẽ phân tích đến các vấn đề về lý luận về quyền riêng tư ở phần 1, các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam ở phần 2, làm rõ thực trạng bảo đảm quyền ở phần 3 và kiến nghị giải pháp ở phần 4. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh chuyển đổi số: Góc nhìn với quyền tiếp cận thông tinBẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ: GÓC NHÌN VỚI QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN Nguyễn Anh Kiên Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà NộiTóm tắt. Bối cảnh chuyển đổi số từ khi xuất hiện đến nay đã để lại tác động sâu rộng trong đờisống kinh tế - xã hội của toàn nhân loại. Tại Việt Nam, đặt dưới góc nhìn của quyền tiếp cậnthông tin cùng với sự xuất hiện của bối cảnh chuyển đổi số đã làm trầm trọng hơn vấn đề bảovệ quyền riêng tư vốn đã được quy định không rõ ràng và chặt chẽ trong pháp luật hiện hành.Bài viết này sẽ phân tích đến các vấn đề về lý luận về quyền riêng tư ở phần 1, các quy định vềquyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam ở phần 2, làm rõ thực trạng bảo đảm quyền ở phần 3và kiến nghị giải pháp ở phần 4.Từ khóa: quyền riêng tư, chuyển đổi số, quyền tiếp cận thông tin, bảo đảmAbstract. The context of digital transformation since its emergence has left a profound impacton the socio-economic life of all humanity. In Vietnam, from the perspective of the right toaccess information along with the emergence of a digital transformation context, the issue ofprivacy protection, which is not clearly and strictly regulated in the law, has been exacerbated.Current law. This article will analyze the theoretical issues of privacy in part 1, the regulationson privacy in Vietnamese law in part 2, clarify the current status of rights protection in part 3and make recommendations. The solution is in part 4.Keywords: the right to privacy, digital transformation, right to access information, assurance1. Một số vấn đề lý luận về quyền riêng tư1.1 Khái niệm quyền riêng tưQuyền riêng tư là quyền của cá nhân được tự quyết đối với đời sống riêng tư của mình màkhông phải chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Với quyền này, cá nhân được sống nhưmong muốn của mình mà không chịu ảnh hưởng, tác động bởi bất kỳ chủ thể nào khác. Đây làmột trong những quyền con người cơ bản và quan trọng nhất. Tuyên ngôn thế giới về quyềncon người (UDHR), đã khẳng định tại điều 12:“Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc 113đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay uy tín cá nhân. Aicũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.” Công ước quốc tế vềcác quyền dân sự chính trị (ICCPR) cũng đã ghi nhận quyền riêng tư lần lượt tại điều 17:“Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình,nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.”Thực ra quyền riêng tư chỉ mới được pháp luật quốc tế coi trọng và ghi nhận từ khoảng giữathế kỷ XX, còn trước đó thì nó vốn là được suy rộng ra từ quyền bất khả xâm phạm về nơi ở.Hiện nay, trên thế giới đã ghi nhận bốn làn sóng lý thuyết về quyền riêng tư. Làn sóng thứ nhấtbắt nguồn từ cuối thế kỉ XIX, với học giả tiên phong là Samuel Warren và Louis Brandeis vớibài luận The Right to Privacy nổi tiếng. Với bài luận này, lần đầu tiên có một quyền con ngườiđược đặt ra để đảm bảo họ không phải chịu tác động từ bên ngoài và có quyền tự quyết vớicuộc sống của mình. Warren và Brandeis gọi đó là “the right to be let alone” (“quyền được đểyên”).Làn sóng thứ hai biết đến với tư tưởng bảo vệ quyền riêng tư là ngăn chặn sự giám sát của chủthể có quyền lực, tiêu biểu bởi Privacy and freedom của Westin.Làn sóng thứ ba ra đời vào cuối thế kỉ XX, đi liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba;ở làn sóng này, quyền riêng tư không thể được coi đơn thuần là quyền tự chủ, tự do, tự quyếtcủa chủ thể nữa, vì thế giới công nghệ và internet đã làm cho quyền tự chủ đó trở thành bấtkhả. Vấn đề quyền riêng tư giờ đây được kết nối với vấn đề bảo vệ dữ liệu, cách hiểu truyềnthống về quyền riêng tư bị thách thức trước nhu cầu thông suốt dòng chảy dữ liệu trên toàncầu.Đến làn sóng thứ tư, ra đời vào khoảng thập niên 2010 và vẫn đang được thảo luận sôi nổi chođến nay. Làn sóng thứ tư tuyên bố rằng pháp luật về quyền riêng tư nên đặt trong các điều kiệncủa bối cảnh, tình trạng, tình huống cụ thể. Việc này vừa giúp con người bảo vệ quyền riêngtư trong một cục diện thế giới mới, vừa bảo vệ những quyền lợi đặc trưng trong thời đại số hoá,như quyền tiếp cận internet và tự do biểu đạt. Tiêu biểu có tư tưởng của Nissenbaum, Cohen,Solove, Lisa Austin, Purtova, Malgieri, Hildebrandt, v.v.1.2 Vấn đề giới hạn quyền riêng tưBản chất của giới hạn quyền là “cho phép các quốc gia thành viên áp đặt một số điều kiệntrong việc thực hiện/hưởng thụ một số quyền con người nhất định”. Theo luật nhân quyền quốctế, các quốc gia thành viên có thể đặt ra những hạn chế với quyền con người nếu thoả mãn các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: