Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 184.96 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật là một nguyên tắc, một yêu cầu quan trọng trong quy trình lập pháp. 1. Căn cứ đánh giá hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước Thứ nhất, về tính hợp hiến. Đây là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật là một nguyên tắc, một yêu cầu quan trọng trong quy trình lập pháp. 1. Căn cứ đánh giá hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước Thứ nhất, về tính hợp hiến. Đây là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật. Tính hợp hiến đòi hỏi tất cả các quy phạm pháp luật thuộc bất kỳ một ngành luật nào trong hệ thống pháp luật cũng không được trái hoặc mâu thuẫn với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc, hiệu lực pháp lý của văn bản, tạo thành một hệ thống thống nhất về tên gọi với thứ bậc cao thấp khác nhau theo quy định của Hiến pháp. Các đạo luật, pháp lệnh trái với Hiến pháp sẽ bị đình chỉ, bãi bỏ. Tính hợp hiến không chỉ được xác định trên cơ sở những lời văn, những quy định cụ thể mà còn trên cơ sở tinh thần, tư tưởng, nguyên tắc của Hiến pháp. Thứ hai, về tính hợp pháp. Thuật ngữ này khi được sử dụng cùng với thuật ngữ “tính hợp hiến” không bao hàm ý nghĩa về sự phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung (trong đó có Hiến pháp) mà chỉ đề cập đến sự phù hợp với các quy định của các đạo luật và văn bản dưới luật. Theo nghĩa như vậy, để bảo đảm tính hợp pháp, văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định. Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật văn bản. Thứ ba, về tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đây là phạm trù có liên hệ mật thiết với hai phạm trù được trình bày trên (là tính hợp hiến và tính hợp pháp), bởi lẽ, khi văn bản pháp luật đã bảo đảm tính hợp hiến và hợp pháp thì giữa chúng đã đạt được sự thống nhất nhất định, cả về nội dung và hình thức. Có thể nói tính thống nhất là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của một đạo luật, pháp lệnh. Tiêu chí này chủ yếu là để đánh giá mối liên hệ gắn bó nội tại giữa các yếu tố nội dung của đạo luật, pháp lệnh cũng nh ư giữa đạo luật, pháp lệnh đó với toàn bộ hệ thống pháp luật. Ngoài ra, tính thống nhất của hệ thống pháp luật cũng bao hàm cả sự thống nhất về mặt hình thức. Tuy nhiên, về cơ bản, tính thống nhất về mặt nội dung luôn có vai trò quyết định. Khi xem xét tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cần phải nghiên cứu ở cả hai khía cạnh: Tính thống nhất trong chính đạo luật, pháp lệnh và tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật. Đối với một đạo luật, pháp lệnh, tính đồng bộ, thống nhất thể hiện ngay trong cơ cấu của nó. Cơ cấu của luật, pháp lệnh phải thể hiện được mối liên hệ lôgíc giữa các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm với cách trình bày, cách đánh số thứ tự thống nhất. Mỗi phần, chương, mục, điều, khoản, điểm đều có nội dung thể hiện chủ đề chính của văn bản, hướng tới mục tiêu chung của đạo luật, pháp lệnh. Vì vậy, các phần cần được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý, phải thể hiện rõ được phần chung, phần riêng, những đặc thù của văn bản nhìn từ khía cạnh lôgíc hình thức. Tính thống nhất trong cơ cấu còn thể hiện ở việc các quy định trong cùng một đạo luật, pháp lệnh phải tương quan với nhau, không mâu thuẫn, chồng chéo. Ở một khía cạnh khác, khi xem xét tính thống nhất, cần đặt đạo luật, pháp lệnh đó trong mối tương quan với toàn bộ hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật gồm nhiều bộ phận nhưng luôn có sự liên quan và thống nhất với nhau. Khi xem xét tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cần xem xét tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật trong cùng một ngành luật và với các ngành luật khác. Bên cạnh đó, tính thứ bậc của hệ thống văn bản pháp luật cũng là yếu tố không thể thiếu được để tạo nên sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Luật, pháp lệnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, những văn bản luật vi hiến đều sẽ bị huỷ bỏ. Tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật còn được xem xét trong mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, luật nội dung và luật hình thức… Bởi vậy, việc xem xét về tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi phải có một cái nhìn bao quát, toàn diện ở nhiều góc độ, nhiều cấp độ khác nhau. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi phải loại bỏ mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo ngay trong bản thân hệ thống, trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau, xác định ranh giới giữa các ngành luật và định ra một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ. Nếu một hệ thống pháp luật không thống nhất, giữa các bộ phận của nó chứa đựng mâu thuẫn, chồng chéo th ì hệ thống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật nói riêng là một nguyên tắc, yêu cầu khách quan, tất yếu của mọi Nhà nước. Không những thế, đây còn là căn cứ để đánh giá hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta. Nhà nước pháp quyền, trước hết, là một Nhà nước đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật phải là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công. Mọi đường lối, chính sách và quyết định của Nhà nước đều phải dựa vào Hiến pháp và các đạo luật, phục tùng pháp luật và tất cả các mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân cũng phải dựa trên cơ sở của pháp luật. Tuy nhiên, khác với nhà nước pháp trị, pháp luật của Nhà nước pháp quyền phải vươn tới sự đầy đủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với phương châm: Đối với “cá nhân thì cho phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”, còn đối ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật là một nguyên tắc, một yêu cầu quan trọng trong quy trình lập pháp. 1. Căn cứ đánh giá hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước Thứ nhất, về tính hợp hiến. Đây là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật. Tính hợp hiến đòi hỏi tất cả các quy phạm pháp luật thuộc bất kỳ một ngành luật nào trong hệ thống pháp luật cũng không được trái hoặc mâu thuẫn với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc, hiệu lực pháp lý của văn bản, tạo thành một hệ thống thống nhất về tên gọi với thứ bậc cao thấp khác nhau theo quy định của Hiến pháp. Các đạo luật, pháp lệnh trái với Hiến pháp sẽ bị đình chỉ, bãi bỏ. Tính hợp hiến không chỉ được xác định trên cơ sở những lời văn, những quy định cụ thể mà còn trên cơ sở tinh thần, tư tưởng, nguyên tắc của Hiến pháp. Thứ hai, về tính hợp pháp. Thuật ngữ này khi được sử dụng cùng với thuật ngữ “tính hợp hiến” không bao hàm ý nghĩa về sự phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung (trong đó có Hiến pháp) mà chỉ đề cập đến sự phù hợp với các quy định của các đạo luật và văn bản dưới luật. Theo nghĩa như vậy, để bảo đảm tính hợp pháp, văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định. Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật văn bản. Thứ ba, về tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đây là phạm trù có liên hệ mật thiết với hai phạm trù được trình bày trên (là tính hợp hiến và tính hợp pháp), bởi lẽ, khi văn bản pháp luật đã bảo đảm tính hợp hiến và hợp pháp thì giữa chúng đã đạt được sự thống nhất nhất định, cả về nội dung và hình thức. Có thể nói tính thống nhất là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của một đạo luật, pháp lệnh. Tiêu chí này chủ yếu là để đánh giá mối liên hệ gắn bó nội tại giữa các yếu tố nội dung của đạo luật, pháp lệnh cũng nh ư giữa đạo luật, pháp lệnh đó với toàn bộ hệ thống pháp luật. Ngoài ra, tính thống nhất của hệ thống pháp luật cũng bao hàm cả sự thống nhất về mặt hình thức. Tuy nhiên, về cơ bản, tính thống nhất về mặt nội dung luôn có vai trò quyết định. Khi xem xét tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cần phải nghiên cứu ở cả hai khía cạnh: Tính thống nhất trong chính đạo luật, pháp lệnh và tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật. Đối với một đạo luật, pháp lệnh, tính đồng bộ, thống nhất thể hiện ngay trong cơ cấu của nó. Cơ cấu của luật, pháp lệnh phải thể hiện được mối liên hệ lôgíc giữa các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm với cách trình bày, cách đánh số thứ tự thống nhất. Mỗi phần, chương, mục, điều, khoản, điểm đều có nội dung thể hiện chủ đề chính của văn bản, hướng tới mục tiêu chung của đạo luật, pháp lệnh. Vì vậy, các phần cần được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý, phải thể hiện rõ được phần chung, phần riêng, những đặc thù của văn bản nhìn từ khía cạnh lôgíc hình thức. Tính thống nhất trong cơ cấu còn thể hiện ở việc các quy định trong cùng một đạo luật, pháp lệnh phải tương quan với nhau, không mâu thuẫn, chồng chéo. Ở một khía cạnh khác, khi xem xét tính thống nhất, cần đặt đạo luật, pháp lệnh đó trong mối tương quan với toàn bộ hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật gồm nhiều bộ phận nhưng luôn có sự liên quan và thống nhất với nhau. Khi xem xét tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cần xem xét tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật trong cùng một ngành luật và với các ngành luật khác. Bên cạnh đó, tính thứ bậc của hệ thống văn bản pháp luật cũng là yếu tố không thể thiếu được để tạo nên sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Luật, pháp lệnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, những văn bản luật vi hiến đều sẽ bị huỷ bỏ. Tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật còn được xem xét trong mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, luật nội dung và luật hình thức… Bởi vậy, việc xem xét về tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi phải có một cái nhìn bao quát, toàn diện ở nhiều góc độ, nhiều cấp độ khác nhau. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi phải loại bỏ mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo ngay trong bản thân hệ thống, trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau, xác định ranh giới giữa các ngành luật và định ra một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ. Nếu một hệ thống pháp luật không thống nhất, giữa các bộ phận của nó chứa đựng mâu thuẫn, chồng chéo th ì hệ thống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật nói riêng là một nguyên tắc, yêu cầu khách quan, tất yếu của mọi Nhà nước. Không những thế, đây còn là căn cứ để đánh giá hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta. Nhà nước pháp quyền, trước hết, là một Nhà nước đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật phải là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công. Mọi đường lối, chính sách và quyết định của Nhà nước đều phải dựa vào Hiến pháp và các đạo luật, phục tùng pháp luật và tất cả các mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân cũng phải dựa trên cơ sở của pháp luật. Tuy nhiên, khác với nhà nước pháp trị, pháp luật của Nhà nước pháp quyền phải vươn tới sự đầy đủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với phương châm: Đối với “cá nhân thì cho phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”, còn đối ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng Chính trị Lý luận pháp luật nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội quyền lực nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
112 trang 292 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 221 0 0 -
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 206 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 176 0 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 148 0 0 -
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 141 0 0 -
57 trang 138 0 0
-
214 trang 121 0 0
-
11 trang 114 0 0