Bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 355.74 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày nội dung bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013; Một số nhận xét, đánh giá và giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 PGS.TS. Trịnh Tiến Việt Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Email: ttviet@vnu.edu.vn Tóm tắt: Tính thống nhất là một yêu cầu, tiêu chí của hệ thống pháp luật hoànthiện, đồng bộ và có tính khả thi cao. Do đó, từ cách tiếp cận kỹ thuật lập pháp, bàiviết xem xét các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 và Luật Đất đai năm2013 về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, quy định về xử lý hành chính và dẫn chiếu truycứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nhằm tiếptục hoàn thiện hơn cả hai đạo luật này, qua đó, góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắcbảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai,cũng như thực hiện chức năng bảo vệ của Luật Hình sự và nhiệm vụ phòng ngừa,chống tội phạm về đất đai trong điều kiện Quốc hội đang tiến hành lấy ý kiến sửa đổi,bổ sung Luật Đất đai năm 2013. Từ khóa: BLHS; Luật Đất đai; tính thống nhất; các tội phạm về đất đai. 1. Đặt vấn đề Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số17/2021/QH15 ngày 27/7/2021 về “Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2022,điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021”, theo đó, dự án Luật Đấtđai (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần 1 tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), cho ý kiếnlần 2 tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022). Tiếp cận là người không chuyên về Luật Đất đai,dưới góc nhìn về kỹ thuật lập pháp, người viết xin đề cập đến vấn đề bảo đảm tínhthống nhất giữa BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm2015) và Luật Đất đai năm 2013. Tính thống nhất, tính hợp hiến và tính hợp pháp là các tiêu chí quan trọng hàngđầu cần có của hệ thống pháp luật. Việc bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp chính làtiền đề cốt lõi để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, và ngược lại, khi tínhthống nhất được bảo đảm cũng chính là cơ sở quan trọng để phát huy tính hợp hiến, hợppháp của hệ thống pháp luật quốc gia. Ở mức độ cao hơn, tính thống nhất là một trongnhững tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng các đạo luật trong hệ thống pháp luật.Tính thống nhất có thể phản ánh qua cấp độ, mức độ so sánh nội tại trong văn bản luật, 100Bộ luật, qua so sánh luật, Bộ luật này với luật, Bộ luật khác, so sánh về tính thống nhấttrong nội dung, trong hình thức, trong kỹ thuật lập pháp... Tại Nghị quyết số 48-NQ/TWngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã ghi nhận mục tiêu xây dựngvà hoàn thiện hệ thống pháp luật: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ,thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch…”. Ngoài ra, Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật năm 2015 đã ghi nhận những nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bảnquy phạm pháp luật, trong đó có nguyên tắc đầu tiên: “1. Bảo đảm tính hợp hiến, tínhhợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống phápluật...”. Đặc biệt, Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế,chính sách...”1. Vì vậy, có thể khẳng định để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tính thốngnhất là một trong những tiêu chí quan trọng mà các nhà làm luật hướng tới, bởi “nhữngbiểu hiện vi hiến và thiếu thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật lànhững biểu hiện của Nhà nước thiếu dân chủ, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhânloại”2. Và cũng bởi lẽ, “sự thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảođảm cho tính thống về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện phápluật”3. Trên cơ sở này, việc làm rõ vấn đề bảo đảm tính thống nhất giữa BLHS năm 2015và Luật Đất đai năm 2013 là yêu cầu có tính cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện naykhi chúng ta đang tiến hành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và tăng cường bảo vệ quanhệ đất đai bằng pháp luật hình sự. 2. Nội dung bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật Hình sự năm 2015 và LuậtĐất đai năm 2013 Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam4. LuậtHình sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là Nhà nước và một bênlà chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm bằng việc quy định tộiphạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt. Trong quan hệ pháp luật hình sự, hai nội dung(quyền và nghĩa vụ) thực hiện luôn song hành với hai chủ thể của quan hệ này một bênlà Nhà nước và một bên là người, pháp nhân thương mại phạm tội. Các nội dung nàyphát sinh và tồn tại khi tồn tại cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự phát sinh mối quan1 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị Quốc giaSự thật, Hà Nội, 2021, tr.202.2 Xem thêm: Đặng Văn Chiến, Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật,http://daibieunhandan.vn/, truy cập ngày 14/02/2021.3 Xem: Nam Nguyễn, Tiêu chí xác định chất lượng của hệ thống pháp luật, http://moj.gov.vn/truy cập ngày25/3/2021.4 Xem cụ thể hơn: Lê Văn Cảm (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học Quốcgia Hà Nội, 2021, tr.20-21. 101hệ giữa hai chủ thể này5 thể hiện ở Điều 2 BLHS năm 2015 về “Cơ sở của trách nhiệmhình sự”. Luật Hình sự có nhiệm vụ trước tiên là bảo vệ và đối tượng bảo vệ được xác địnhrõ ràng tại Điều 8 BLHS năm 2015 đó là - độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnhthổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 PGS.TS. Trịnh Tiến Việt Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Email: ttviet@vnu.edu.vn Tóm tắt: Tính thống nhất là một yêu cầu, tiêu chí của hệ thống pháp luật hoànthiện, đồng bộ và có tính khả thi cao. Do đó, từ cách tiếp cận kỹ thuật lập pháp, bàiviết xem xét các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 và Luật Đất đai năm2013 về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, quy định về xử lý hành chính và dẫn chiếu truycứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nhằm tiếptục hoàn thiện hơn cả hai đạo luật này, qua đó, góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắcbảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai,cũng như thực hiện chức năng bảo vệ của Luật Hình sự và nhiệm vụ phòng ngừa,chống tội phạm về đất đai trong điều kiện Quốc hội đang tiến hành lấy ý kiến sửa đổi,bổ sung Luật Đất đai năm 2013. Từ khóa: BLHS; Luật Đất đai; tính thống nhất; các tội phạm về đất đai. 1. Đặt vấn đề Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số17/2021/QH15 ngày 27/7/2021 về “Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2022,điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021”, theo đó, dự án Luật Đấtđai (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần 1 tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), cho ý kiếnlần 2 tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022). Tiếp cận là người không chuyên về Luật Đất đai,dưới góc nhìn về kỹ thuật lập pháp, người viết xin đề cập đến vấn đề bảo đảm tínhthống nhất giữa BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm2015) và Luật Đất đai năm 2013. Tính thống nhất, tính hợp hiến và tính hợp pháp là các tiêu chí quan trọng hàngđầu cần có của hệ thống pháp luật. Việc bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp chính làtiền đề cốt lõi để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, và ngược lại, khi tínhthống nhất được bảo đảm cũng chính là cơ sở quan trọng để phát huy tính hợp hiến, hợppháp của hệ thống pháp luật quốc gia. Ở mức độ cao hơn, tính thống nhất là một trongnhững tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng các đạo luật trong hệ thống pháp luật.Tính thống nhất có thể phản ánh qua cấp độ, mức độ so sánh nội tại trong văn bản luật, 100Bộ luật, qua so sánh luật, Bộ luật này với luật, Bộ luật khác, so sánh về tính thống nhấttrong nội dung, trong hình thức, trong kỹ thuật lập pháp... Tại Nghị quyết số 48-NQ/TWngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã ghi nhận mục tiêu xây dựngvà hoàn thiện hệ thống pháp luật: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ,thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch…”. Ngoài ra, Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật năm 2015 đã ghi nhận những nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bảnquy phạm pháp luật, trong đó có nguyên tắc đầu tiên: “1. Bảo đảm tính hợp hiến, tínhhợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống phápluật...”. Đặc biệt, Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế,chính sách...”1. Vì vậy, có thể khẳng định để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tính thốngnhất là một trong những tiêu chí quan trọng mà các nhà làm luật hướng tới, bởi “nhữngbiểu hiện vi hiến và thiếu thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật lànhững biểu hiện của Nhà nước thiếu dân chủ, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhânloại”2. Và cũng bởi lẽ, “sự thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảođảm cho tính thống về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện phápluật”3. Trên cơ sở này, việc làm rõ vấn đề bảo đảm tính thống nhất giữa BLHS năm 2015và Luật Đất đai năm 2013 là yêu cầu có tính cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện naykhi chúng ta đang tiến hành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và tăng cường bảo vệ quanhệ đất đai bằng pháp luật hình sự. 2. Nội dung bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật Hình sự năm 2015 và LuậtĐất đai năm 2013 Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam4. LuậtHình sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là Nhà nước và một bênlà chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm bằng việc quy định tộiphạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt. Trong quan hệ pháp luật hình sự, hai nội dung(quyền và nghĩa vụ) thực hiện luôn song hành với hai chủ thể của quan hệ này một bênlà Nhà nước và một bên là người, pháp nhân thương mại phạm tội. Các nội dung nàyphát sinh và tồn tại khi tồn tại cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự phát sinh mối quan1 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị Quốc giaSự thật, Hà Nội, 2021, tr.202.2 Xem thêm: Đặng Văn Chiến, Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật,http://daibieunhandan.vn/, truy cập ngày 14/02/2021.3 Xem: Nam Nguyễn, Tiêu chí xác định chất lượng của hệ thống pháp luật, http://moj.gov.vn/truy cập ngày25/3/2021.4 Xem cụ thể hơn: Lê Văn Cảm (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học Quốcgia Hà Nội, 2021, tr.20-21. 101hệ giữa hai chủ thể này5 thể hiện ở Điều 2 BLHS năm 2015 về “Cơ sở của trách nhiệmhình sự”. Luật Hình sự có nhiệm vụ trước tiên là bảo vệ và đối tượng bảo vệ được xác địnhrõ ràng tại Điều 8 BLHS năm 2015 đó là - độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnhthổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bộ luật Hình sự Luật Đất đai Quản lý đất đai Phòng chống tội phạm về đất đai Chương trình xây dựng Luật Pháp lệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 377 0 0
-
112 trang 369 0 0
-
62 trang 300 0 0
-
Cẩm nang các tình huống pháp lý, chiêu trò và mưu kế trong mua bán đất (Tái bản): Phần 2
93 trang 292 8 0 -
10 trang 181 0 0
-
Hậu quả của việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự: Lý luận, thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật
11 trang 178 0 0 -
11 trang 171 0 0
-
11 trang 149 0 0
-
Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009
241 trang 131 0 0 -
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND
7 trang 130 0 0