Danh mục

Bảo hiểm kinh doanh

Số trang: 24      Loại file: doc      Dung lượng: 188.00 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bảo hiểm kinh doanh ( BHKD) là hình thức bảo hiểm do các tổ chức kinh doanh bảo hiểm tiến hành trên cơ sở huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm để hình thành nên quỹ bảo hiểm và phân phối sử dụng chúng để bồi thường cho tổn thất có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm kinh doanh I. Những vấn đề chung về bảo hiểm kinh doanh ( bảo hiểm rủi ro) 1. Khái niệm Bảo hiểm kinh doanh ( BHKD) là hình thức bảo hiểm do các tổ chức kinh doanh bảo hiểm tiến hành trên cơ sở huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm để hình thành nên quỹ bảo hiểm và phân phối sử dụng chúng để bồi thường cho tổn thất có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm 2. Đặc điểm của bảo hiểm kinh doanh  Hoạt động của bảo hiểm kinh doanh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận  Bảo hiểm kinh doanh vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn.  Tính chất bồi hoàn của bảo hiểm kinh doanh không xác định trước được không gian và thời gian mà chỉ có thể xác định được khi rủi ro thực tế đã xảy ra  Mức độ bồi hoàn của bảo hiểm kinh doanh thường lớn hơn rất nhiều so với mức phí bảo hiểm. 3. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm kinh doanh  Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm kinh doanh trước hết là bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm  Nguyên tắc lấy số đông bù số ít  Nguyên tắc sàng lọc rủi ro  Nguyên tắc định phí bảo hiểm dựa trên cơ sở gía của các rủi ro 4. Các yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm rủi ro. - Người bảo hiểm: là chủ thể hay pháp nhân đứng ra chỉ đạo việc tạo lập và điều khiển quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm được pháp luật công nhận. Ví dụ các công ty Bảo Việt, Bảo Minh, … - Người tham gia bảo hiểm: là những chủ thể hay pháp nhân tham gia đóng bảo hiểm phí dưới hình thức bắt buộc hay tự nguyện và khi xảy ra những sự cố hay tai nạn bảo hiểm đã kí kết thì họ sẽ được quyền nhận tiền bồi thường tổn thất - Người được bảo hiểm: là người vì tính mạng, sức khoẻ của người đó khiến người tham gia bảo hiểm đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm. - Người được chỉ định hưởng bồi thường bảo hiểm: là người được tham gia bảo hiểm chỉ định bằng văn bản với người bảo hiểm là người đó sẽ được nhận bồi thường bảo hiểm khi có sự cố bảo hiểm xảy ra hoặc khi người được bảo biểm bị chết. - Đối tượng bảo hiểm: là những cái gì mà người tham gia bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm hoặc do pháp luật quy định bắt buộc phải bảo hiểm, có thể là thân thể con người, tài sản, trách nhiệm dân sự,… - Rủi ro bảo hiểm: là mức độ hay khả năng xảy ra sự cố bảo hiểm, là một hoặc nhiều sự cố dự tính trong các điều kiện bảo hiểm mà khi những sự cố này xảy ra thì người bảo hiểm bắt buộc phải tiến hành trả tiền bồi thường toonnr thất cho người tham gia bảo hiểm. - Tai nạn bảo hiểm: là sự cố bảo hiểm xảy ra kéo theo trách nhiệm của người bảo hiểm phải bồi thường toonr thất cho người tham gia bảo hiểm - Giá trị bảo hiểm: là giá trị tài sản được bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm. - Số tiền bảo hiểm: là số tiền tính cho từng loại tài sản được bảo hiểm mà trong giới hạn đó người bảo hiểm phải tiến hành trả tiền bồi thường tổn thất khi tai nạn bảo hiểm xảy ra đối với bảo hiểm tài sản, hoặc số tiền phải trả cho đời sống và sức khoẻ đối với bảo hiểm thân thể. - Phí bảo hiểm: là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải đóng góp cho người bảo hiểm về các đối tượng bảo hiểm. 5. Phân loại bảo hiểm kinh doanh * Phân loại bảo hiểm kinh donh căn cứ vào đối tượng bảo hiểm: - Bảo hiểm tài sản: là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là giá trị tài sản. - Bảo hiểm con người: là hình thức bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là khả năng lao động, sức khoẻ, tính mạng của con người. Ví dụ: bảo hiểm nhân thọ. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là hình thức bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự. * Phân loại căn cứ vào tính chất hoạt động của bảo hiểm kinh doanh: - Bảo hiểm bắt buộc: là hình thức bảo hiểm được pháp luật Nhà nước quy định bắt buộc phải bảo hiểm. Ví dụ: bảo hiểm ôtô, xe máy - Bảo hiểm tự nguyện: Dựa trên nguyên tắc thoả thuận : người than gia bảo hiểm tự nguỵện ký kết hợp đồng với người bảo hiểm theo những quy tắc và điều kiện của bảo hiểm đã được pháp luật quy định. 6. Vai trò của bảo hiểm kinh doanh - Bảo hiểm kinh doanh góp ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trước những rủi ro bất ngờ. - Bảo hiểm kinh doanh góp phần thiết lập 1 hệ thống an toàn xã hội, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tổn thất. - Bảo hiểm kinh doanh góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế II. Thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm kinh doanh (BHKD) trước khi VN gia nhập WTO 1. Các dịch vụ kinh doanh bảo hiểm hiện nay - Bảo hiểm nhân thọ: tính đến nay hoạt động tại thị trường Việt Nam có khoảng 11 DN BH nhân thọ. Dịch vụ này đannng có mức tăng trưởng nhanh, và các doanh nghiệp hiện nay đang nỗ lực mở rộng kênh phân phối đồng thời cũng đầu tư nhằm cải thiện chất lượng phục vụ - Bảo hiểm phi nhân thọ : có khoảng 26 DN BH phi nhân thọ với các nghiệp vụ bảo hiểm như: BH tài sản; BH rủi ro tài chính; BH trách nhiệm sản phẩm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh; BH trách nhiệm dân sự của các chủ doanh nghiệp… BH cơ giới, BH kỹ thuật, BH tàu thủy, BH con người, BH hag hóa vận chuyển, BH cháy nổ và rủi ro đặc biệt, các BH khác ,… -Môi giới bảo hiểm: dịch vụ môi giới hoạt động nhằm đưa người tham gia bảo hiểm tìm đến các chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm, đồng thời tư vấn cho họ về các nghiệp vụ cũng như giới thiệu về các sản phẩm bảo hiểm. Doanh thu từ haotj động bảo hiểm có được cả từ các chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Nói cách khác môi giới bảo hiểm giúp người mua tìm đến người bán và ngược lại . Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 DN môi giới BH. Đến cuối năm 2006, đã có hơn 700 sản phẩm BH ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: