Danh mục

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản kiến trúc Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản kiến trúc Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh tập trung phân tích những khó khăn trong việc bảo tồn các giá trị kiến trúc Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, bài viết cũng nêu lên một vài suy nghĩ nhằm khơi gợi thêm ý tưởng cho quá trình bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản kiến trúc này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản kiến trúc Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC PHÁP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Chất(*) CONSERVING AND PROMOTING THE ARCHITECTURAL HERITAGE VALUE OF FRANCE IN HO CHI MINH CITY Abstract Currently, the process of urbanization, changes in population density, economicpressures make the regions architectural heritage in Ho Chi Minh City to become an itemthat is considered as one of valuable behemoths. This does not only affect urban architecturalbeauty but also increase a more difficult for the preservation of architectural heritage value.This article focuses on analyzing the difficulties in preserving the value of Frencharchitecture in Ho Chi Minh City. Then, the article also raises some thoughts to elicit ideasfor the preservation and promotion of the effective value of this architectural heritage. * 1. Đặt vấn đề Đô thị hóa là một hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đô thịdiễn ra ở tất các thành phố đang phát triển trên thế giới. Ở thành phố Hồ Chí Minh, quá trìnhđô thị hóa, sự thay đổi mật độ dân cư, áp lực về kinh tế làm cho các khu vực có di sản kiếntrúc trở thành một “món hàng” bất động sản hơn là di sản của đô thị. Hệ lụy từ sự thay đổinày là nhiều di sản kiến trúc bị xâm hại, bị san bằng, thay vào đó là các công trình kiến trúchiện đại. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp kiến trúc đô thị mà còn làm cho việcbảo tồn di sản kiến trúc ngày càng khó khăn hơn. Bài viết này tập trung phân tích những khó khăn trong việc bảo tồn kiến trúc Pháp tạithành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, bài viết cũng nêu lên một vài suy nghĩ nhằm khơi gợi thêm ýtưởng cho quá trình bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản kiến trúc này. 2. Qúa trình phát triển kiến trúc Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh Trước thế kỷ XVII, Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) là một cảng nhỏ nằmở ngã tư của mạng lưới sông ngòi dày đặc lan tỏa đến tận vùng đồng bằng châu thổ sông CửuLong và Đồng Nai. Sau đó, Sài Gòn trở thành trung tâm thương mại lớn trong khu vực ĐôngDương nhờ có sự giao thương giữa người địa phương với các thương nhân người Hoa và trởthành cảng lớn nhất trong cả nước vào thế kỷ XVIII với sự góp mặt thêm của các thươngnhân đến từ xứ Đàng ngoài. Vào năm 1862, người Pháp đến chiếm đóng và Sài Gòn trở thànhthủ đô của xứ Nam Kỳ. Họ tiến hành mở rộng các con đường có cây xanh, xây dựng nhiềubiệt thự và công trình công cộng như Tòa thị chính (nay là Ủy ban Nhân dân thành phố), Bưuđiện trung tâm, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Tòa án, chợ Bến Thành…, trung tâm SàiGòn lúc bấy giờ mang dáng dấp của một thành phố nước Pháp như Toulon hay Marseille(1).“Vào thời kỳ đó, thành phố đã thấy sự xuất hiện của công nghệ xây dựng mới phát hiện trongviệc xây dựng các bức tường chịu lực, cửa cuốn, mái Mansart, mái nhà phủ các bức tường vàvật liệu mới như xi măng, sắt, thép, bê tông, gạch, ngói..” [Nguyễn Hữu Thái, Võ Đình Diệp,1998](*) ThS., Bộ môn Du lịch, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trong những năm 1920, kiến trúc của thành phố đánh dấu với sự xuất hiện của các ngôinhà cao tầng được xây dựng ở khu vực trung tâm, nhất là ven đường Catinat (nay là đườngĐồng Khởi) – biểu tượng một thời của Sài Gòn. Sau thời gian ngưng trệ trong việc phát triểnkiến trúc đô thị của thành phố do sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc chiếntranh tái chiếm thuộc địa của Pháp, kiến trúc Sài Gòn bắt đầu khởi sắc trở lại. Hầu hết các dinhthự và công sở cũ thời Pháp được tái sử dụng. Tuy nhiên, “khu biệt thự kiểu Pháp nay đã thaychủ, không còn là độc quyền dành cho người Âu nữa, mà phần lớn vào tay người Việt”[Nguyễn Hữu Thái, Võ Đình Diệp, 1998]. Sau khi thống nhất đất nước (1975), Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Kể từđó, thành phố đã phát triển vượt bậc và trở thành trung tâm kinh tế của cả nước, đặc biệt lànăm 2007, đánh dấu sự kiện quan trọng Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại thếgiới). Mặc dù thành phố ngày càng trở nên hiện đại trên nhiều phương diện khác nhau nhưngmối liên hệ với quá khứ vẫn còn hiện rõ, điển hình là khu vực Chợ Lớn, trung tâm quận 1,quận 3, nơi mà các kiểu kiến trúc Pháp được xây dựng từ những năm 1950 hoặc trước đó vẫncòn tồn tại. Thực tế, các kiểu kiến trúc Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh là một di sản vô giá.Chúng không chỉ là minh chứng của một thời kỳ thuộc địa mà còn đại diện cho các giá trịkiến trúc, lịch sử, văn hóa đặc biệt. Để đánh giá tầm quan trọng các kiểu kiến trúc Pháp,người Việt Nam thường có câu: “Ăn cơm T ...

Tài liệu được xem nhiều: