Danh mục

Bảo vệ công dân khai thác thủy sản trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam – Một hình thức bảo vệ quyền con người

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.22 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. a. Một số vụ điển hình Trong nhiều năm qua, đặc biệt trong ba tháng gần đây tàu cá Trung Quốc liên tục vào sâu trong lãnh hải của VN để đánh bắt, khai thác thủy sản với số lượng hàng trăm tàu. Duới đây là một số vụ mà tuần tra của VN phát hiện được trong những tháng gần đây: - Lúc 15 giờ ngày 09/03/2011, tại tọa độ 13-17 độ vĩ bắc, 111-115 độ kinh đông, là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ công dân khai thác thủy sản trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam – Một hình thức bảo vệ quyền con người Bảo vệ công dân khai thác thủy sản trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam – Một hình thức bảo vệ quyền con người I. Sự kiện – biển Đông liên tiếp nổi sóng 1. Tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. a. Một số vụ điển hình Trong nhiều năm qua, đặc biệt trong ba tháng gần đây tàu cá Trung Quốc liên tục vào sâu trong lãnh hải của VN để đánh bắt, khai thác thủy sản với số lượng hàng trăm tàu. Duới đây là một số vụ mà tuần tra của VN phát hiện được trong những tháng gần đây: - Lúc 15 giờ ngày 09/03/2011, tại tọa độ 13-17 độ vĩ bắc, 111-115 độ kinh đông, là vùng biển của VN, có khoảng 150 tàu cá TQ đang hành nghề câu mực. - Ngày 28/04/2001, lực lượng biên phòng Việt Nam phát hiện 11 tàu đánh cá của Trung Quốc đánh bắt trái phép tại khu vực phía Đông Nam đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) với cự li cách đảo từ 14-24 hải lý. - Ngày 29/04/2011, Biên phòng Hải Phòng phát hiện 8 tàu đánh cá của Trung Quốc vi phạm, vượt qua phía Tây ranh giới vùng đánh cá chung giữa VN và Trung Quốc - Từ ngày 30/04-03/05/2011 tại tọa độ 10-15 độ vĩ bắc, 111 độ 40’ – 113 độ 30’ kinh đông (cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 150 hải lý) thuộc vùng biển chủ quyền Việt Nam, có đến 200 tàu cá Trung Quốc ngang nhiên hành nghề câu mực. Một số tàu cá Trung Quốc vào tận các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, An Bang (thuộc huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa) để khai thác trộm hải sản. - Ngày 01/05/2011, tại khu vực 13’ vĩ bắc – 111 độ 40’ kinh đông, cách thành phố Tuy Hòa – Phú Yên khoảng 150 hải lý, có tới 100 tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, đánh bắt trái phép tại vùng biển VN b. Nhận diện Như vậy, theo thời gian, số lượng tàu cá Trung Quốc vi phạm trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của VN tăng lên rất nhiều và trải ra trên nhiều vùng biển thuộc quyền tài phán VN từ bắc xuống nam. 2. Từ “đường cơ sở lưỡi bò” đến “lệnh cấm biển” trái với pháp luật quốc tế a. Ban hành các văn bản sai trái Trung Quốc đã đưa yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với công ước 1982 của Liên hợp quốc về luật biển mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN và các nước trong khu vực. Yêu sách này đã bị nhiều nước phản đối. Dựa vào yêu sách “đường lưỡi bò”, đầu tháng 5/2011, trong thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng tải “thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh cá ở khu vực biển Đông năm 2011”. Theo thông báo, từ 12 giờ ngày 16/05/2011 đến ngày 01/08/2011, cấm các tàu cá đánh bắt. Phạm vi cấm bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc đã gửi thông báo này tới ngư dân của nhiều nước có ngư trường trên biển Đông, trong đó có ngư dân VN. b. Nhận diện Cần xác định rõ rằng, theo luật pháp quốc tế nói chung và theo Công ước 1982 về luật biển, quyền tài phán của quốc gia ven biển chỉ áp dụng trong các vùng biển thuộc chủ quyền (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của mình (vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) Nghĩa là việc ra “lệnh” cấm đánh cả của Trung Quốc chỉ có giá trị đối với ngư dân Trung Quốc và trên các vùng biển của Trung Quốc. 3. Hành động uy hiếp, bắt giữ và dùng vũ lực của Trung Quốc đối với công dân VN là vi phạm pháp luật quốc tế. a. Một số vụ điển hình Đồng hành với việc ngang nhiên chiếm ngư trường của Việt Nam, Trung Quốc đã dùng tàu hải quân xua đuổi, uy hiếp, nổ súng, đe dọa tàu cá của ngư dân VN ngay trong Lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, Thểm lục địa của VN, đẩy ngư dân VN đang mất dần ngư trường. Đông đảo ngư dân VN bức xúc là tàu hải quân của Trung Quốc vào tận khu vực lãnh hải để bắt giữ trái phépvà uy hiếp tàu cá VN. Cụ thể một số vụ điển hình: - Từ tháng 3 đến tháng 5/2010, tại quần đảo Hoàng Sa của VN, Trung Quốc bắt vô cơ ba tàu cá và 44 ngư dân của VN. Hầu hết các vụ bắt giữ tàu và người trái phép của năm 2010, phía Trung Quốc thường bắt giam, đánh đập ngư dân, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc (mỗi tàu 70.000 nhân dân tệ - gần 200 triệu đồng VN thì sẽ thả tàu và người). - Trong tháng 05/2011, hai tàu cá xã Bình Châu và một tàu cá huyện Lý Sơn vừa bị tàu Trung Quốc bắt và tịch thu tài sản. - Tàu của ông Võ Đào, tàu của thuyền trưởng Trần Văn Thoa, tàu của thuyền trưởng Lê Vinh đã bị tàu kiểm ngư Trung Quốc khống chế, thu tài sản, ước tình thiệt hại cả ba tàu khoảng 500 triệu đồng. - Tàu QNg 66369TS ra khơi vào ngày 04/05 có tám lao động trên tàu do ông Huỳnh Công Nghiệm (30 tuổi) là thuyền trưởng bị tàu cá Trung Quốc uy hiếp và lấy toàn bộ lương thực, thực phẩm, ngư lưới. - Chiều 31/05, ba tàu quân sự Trung Quốc đã nổ súng uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên thuộc chủ quyền của Việt Nam. - Vào lúc 5 giờ 58 phút sáng 26/05/2011, trong khi tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang tiến h ành khải sát đia chấn tại lô 148 nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã bị ba tàu Hải giám số 84, 72 và 17 của Trung Quốc cắt cáp thăm d ò. Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12o48’25’’ bắc và 111o26’48’’ đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý. b. Nhận diện Khác với những năm trước, phía Trung Quốc thường bắt giam, đánh đập ngư dân, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc, từ đầu năm 2011 đến nay, phía Trung Quốc chỉ lấy ngư cụ, tịch thu hải sản, nhiên liệu, máy định vị... đe dọa rồi cho ngư dân chạy tàu về. Hành động này đã đánh trực tiếp vào kinh tế của ngư dân VN, uy hiếp tinh thần của họ. c. Cơ sở pháp lý của sự vi phạm pháp luật Với những hành động kể trên, Trung Quốc đã vi phạm pháp luật quốc tế như: nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, Hiến chương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: