Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các giao diện tương tác với người dân của chính quyền địa phương: Thực tiễn và khuyến nghị chính sách
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các giao diện tương tác với người dân của chính quyền địa phương: Thực tiễn và khuyến nghị chính sách BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRÊN CÁC GIAO DIỆN TƯƠNG TÁC VỚI NGƯỜI DÂN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG: THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Tống Khánh Linh Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) Nguyễn Quang Đồng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) Đỗ Thanh Huyền Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)Tóm tắt: Dựa trên khuôn khổ pháp lý hiện hành, Viện Nghiên cứu Chính sách và Pháttriển Truyền thông (IPS) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tiếnhành rà soát nhằm đánh giá các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trêncác Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến của toàn bộ 63 tỉnh thành,cũng như các ứng dụng đang được 50 tỉnh đưa vào sử dụng. [1] Hai khía cạnh được đánhgiá bao gồm (i) chính sách quyền riêng tư do chính quyền địa phương ban hành; và (ii)các biện pháp cụ thể để thực hiện các chính sách đó thông qua các công cụ kỹ thuật.Từ khóa:Abstract:Keywords1. Đặt vấn đềHiến pháp 2013 và các luật khác công nhận quyền riêng tư là quyền cơ bản ở Việt Nam. Khiquá trình chuyển đổi số trong khu vực công được đẩy mạnh, một lượng lớn dữ liệu về thôngtin cá nhân của người dân được thu thập qua các công cụ như Cổng thông tin điện tử của chínhquyền tỉnh (e-government portal - EGP), Cổng dịch vụ công trực tuyến (e-service portal - ESP),và các ứng dụng (app) thông minh do Ủy ban nhân dân các tỉnh sử dụng. Tuy nhiên, việc bảovệ dữ liệu cá nhân và đảm bảo quyền riêng tư của người dùng trên các giao diện này lại chưa 16được quan tâm đúng mức. Vẫn tồn tại những khoảng trống trong chính sách của các nền tảngnày nhằm đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là so với các thông lệ tốt.Trong bối cảnh đó, dựa trên khuôn khổ pháp lý hiện hành, Viện Nghiên cứu Chính sách vàPhát triển Truyền thông (IPS) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) gần đây đãtiến hành đánh giá các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên EGP và ESPcủa toàn bộ 63 tỉnh thành cũng như các ứng dụng đang được 50 tỉnh đưa vào sử dụng. [1] Haikhía cạnh được đánh giá bao gồm (i) chính sách quyền riêng tư do chính quyền địa phương banhành; và (ii) các biện pháp cụ thể để thực hiện các chính sách đó thông qua các công cụ kỹthuật.Bài viết này trình bày những phát hiện chính của đánh giá, đồng thời đưa ra các khuyến nghịthực tế và chính sách cho các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương để bảo vệ tốt hơndữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên các giao diện tương tác trực tuyến cấp tỉnh giữa chínhquyền và công dân ở Việt Nam.2. Kết quả đánh giá chínhViệc đánh giá và giám sát hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của các cơ quan chính phủ là cầnthiết do nguy cơ và chi phí tổn thất khi dữ liệu khu vực công bị xâm phạm ngày càng lớn, cũngnhư ngày càng nhiều dữ liệu nhạy cảm của công dân được thu thập từ các hoạt động của chínhphủ số. Quá trình đánh giá diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5/2022 nhằm mục đích nâng cao nhậnthức của chính quyền địa phương về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường số. Đánh giá xemxét các chính sách về quyền riêng tư và biện pháp kỹ thuật trên ba giao diện tương tác giữachính quyền và người dân, bao gồm EGP, ESP và ứng dụng của 63 tỉnh thành. Việc đánh giáđược thực hiện dựa trên 17 chỉ số cụ thể [2], có thể kể đến như liệu các chính sách quyền riêngtư có chỉ định các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư hay không; cácloại thông tin được chính quyền địa phương thu thập; thông tin cá nhân được chia sẻ với nhữngbên thứ ba nào; và các quy định về quyền riêng tư của trẻ em. Dưới đây là những phát hiệnchính từ đánh giá.Xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân: quản lý những rủi ro tất yếuTại Việt Nam, số hóa thông tin và dịch vụ công trực tuyến đã dẫn đến việc thu thập và tập trungdữ liệu nhạy cảm của người dân trên không gian số. Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng cơ sở 17dữ liệu quốc gia về dân cư vào năm 2021 và đặt mục tiêu 100% tài khoản định danh cá nhânđược thiết lập trên ESP ở cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh được xác thực kỹ thuật số vào năm2022. Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc giakết nối với hơn 90 bộ, ban, ngành, tỉnh, doanh nghiệp, với 10 cơ sở dữ liệu và 8 hệ thống thôngtin. Vào năm 2021, 180.919.031 giao dịch dữ liệu đã được thực hiện qua Nền tảng [3] (khoảng500.000 giao dịch mỗi ngày), giúp tăng cường tái sử dụng dữ liệu và giảm trùng lặp khi đăngký dữ liệu. [4]Chính vì vậy, xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trở thành những rủi ro tất yếu cầnđược quản lý. Xu hướng này trở nên rõ ràng trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, khi cácphương tiện truyền thông chính thống và chính quyền thường tiết lộ thông tin cá nhân củangười mắc bệnh, bao gồm tên, địa chỉ, dữ liệu y tế và các vấn đề riêng tư. Theo thống kê củaBộ Công an, đã có 2.500 vụ lừa đảo diễn ra trên không gian số từ tháng 05/2020 đến tháng05/2021. Trong số này, có 527 vụ liên quan đến tội phạm giả danh quan chức chính phủ vàthực hiện các hành vi lừa đảo tài chính. Dù quan hệ nhân quả giữa các trường hợp lừa đảo vàxâm phạm dữ liệu chưa được chứng minh, nhưng dường như các vụ việc đánh cắp danh tínhliên quan đến việc làm giả hoặc sử dụng sai dữ liệu cá nhân đang gia tăng. Với 50 triệu thẻ căncước gắn chip đượ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Dữ liệu cá nhân Dòng chảy kinh tế số Bảo vệ dữ liệu cá nhân Bảo vệ quyền riêng tư Cổng thông tin điện tử Cổng dịch vụ công trực tuyếnTài liệu cùng danh mục:
-
Đề cương An toàn và an ninh mạng - Trường Đại học Sao Đỏ
11 trang 323 0 0 -
Giáo trình An toàn và bảo mật thông tin - ĐH Bách khoa Hà Nội
109 trang 275 0 0 -
Ebook Managing risk and information security: Protect to enable - Part 2
102 trang 263 0 0 -
Đề cương chi tiết bài giảng môn Đảm bảo và an toàn thông tin
25 trang 258 0 0 -
Bài giảng An toàn và bảo mật thông tin - Trường đại học Thương Mại
31 trang 236 0 0 -
Nâng cao tính bảo mật trong xác thực người dùng Web sử dụng đặc trưng sinh trắc học
12 trang 206 0 0 -
Phương pháp bảo vệ và khác phục sự cố máy tính: Phần 2
99 trang 201 0 0 -
Một số phương pháp bảo mật dữ liệu và an toàn cho máy chủ
5 trang 197 0 0 -
Đề xuất xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn không gian mạng
12 trang 188 0 0 -
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 1
141 trang 183 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0