Danh mục

Bảo vệ lao động trẻ em bằng các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.26 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Bảo vệ lao động trẻ em bằng các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế" sẽ phân tích và đề xuất phương pháp sử dụng các điều khoản trong hợp đồng nhằm hạn chế việc sử dụng lao động trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ lao động trẻ em bằng các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế BẢO VỆ LAO ĐỘNG TR EM BẰNG CÁC ĐIỀU HOẢN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ThS. Nguyễn Chí Thắng Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)TÓM TẮTMọi trẻ em đều có quyền được sống, làm việc và học tập, phát triển trong môi trường an toàn, lành mạnh.Mặc dù cộng đồng quốc tế trong những thập kỷ qua đã lên án việc sử dụng và bóc lột lao động trẻ emtrong các nhà máy, tình trạng này hiện vẫn đang tiếp diễn ở nhiều quốc gia đang và kém phát triển. Mộttrong những nguyên nhân xảy ra tình trạng này chính là do sự phát triển không ngừng của hoạt động muabán hàng hóa quốc tế. Bài viết sẽ phân tích và đề xuất phương pháp sử dụng các điều khoản trong hợpđồng nhằm hạn chế việc sử dụng lao động trẻ em.Từ khóa: Bảo vệ lao động trẻ em, đạo đức kinh doanh, hợp đồng mua bán, lao động trẻ em, quy tắc ứngxử.1. TỔNG QUAN VỀ T NH H NH LAO ĐỘNG TR EM Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾGIỚIHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm cấm việc sử dụng nhân công dưới độ tuổilao động tối thiểu.[1] Tại khoản 1, Điều 3, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người lao động là ngườitừ đủ 15 tuổi trở lên. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làmcác công việc nhẹ theo danh mục do Bộ lao động thương binh – xã hội quy định.[2]Ở cấp độ quốc tế, thuật ngữ “lao động trẻ em” được hiểu là vấn đề sử dụng trẻ em trong bất kỳ công việcgì mà tước đi thời thơ ấu của trẻ, cản trở việc đi học thường xuyên và gây tác hại về tinh thần, thể chất, xãhội hay đạo đức đối với trẻ.[3] Không phải tất cả các hình thức trẻ em làm việc được xem là lao động trẻem; các công việc của những nghệ sĩ thiếu nhi, công việc nhà, đào tạo có giám sát được xem là ngoạilệ.[4] Nhiều tổ chức quốc tế coi lao động trẻ em là bóc lột. Pháp luật tại nhiều nước trên thế giới cấm laođộng trẻ em.[5]Lao động trẻ em đã tồn tại trong lịch sử loài người ở nhiều mức độ khác nhau. Trong thế kỷ 19 và đầu thếkỷ 20, rất nhiều trẻ em độ tuổi 5-14 từ các gia đình nghèo đã phải làm việc ở châu Âu, Hoa Kỳ và cácthuộc địa. Những trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp, lắp ráp tại nhà máy, khai thác mỏ và trong cácngành dịch vụ như bán báo, vé số ngày càng nhiều. Một số trẻ phải làm đêm, kéo dài đến 12 tiếng/ngày.Đầu thế kỷ 21, ở các nước đang và kém phát triển nơi mà tỉ lệ đói nghèo cao và cơ hội đến trường hầu nhưkhông có, lao động trẻ em vẫn còn phổ biến. Trong năm 2010, những quốc gia châu Phi gần sa mạcSahara có tỷ lệ lao động trẻ em cao nhất, trong đó một số quốc gia có đến hơn 50% trẻ em độ tuổi 5-14phải lao động.[6]Theo thời gian, khi nhận thức con người nâng cao, thu nhập của hộ gia đình ngày cải thiện, kèm với việccác chính phủ thông qua các đạo luật bảo vệ trẻ em, tỷ lệ lao động trẻ em đã giảm đáng kể.[7]Theo Ngânhàng thế giới (WB), tỷ lệ lao động trẻ em trên thế giới giảm từ 25% xuống còn 10% từ giữa năm 1960 đếnnăm 2003. Tuy nhiên, tổng số trẻ em lao động vẫn còn cao, Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) vàTổ chức Lao động quốc tế (ILO) thừa nhận có khoảng 168 triệu trẻ em tuổi từ 5-17 trên toàn thế giới đã141tham gia vào lao động trẻ em vào năm 2013.[8] Lao động trẻ em vẫn tập trung chủ yếu trong ngành nôngnghiệp (chiếm 70,9%). Gần 1/5 lao động trẻ em làm việc trong ngành dịch vụ (chiếm 17,1%), trong khi11,9% lao động trẻ em làm việc trong ngành công nghiệp.Tại Việt Nam, kết quả Điều tra quốc gia về lao động trẻ em cho thấy, hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em.Tỷ lệ lao động trẻ em tại Việt Nam thấp hơn tỷ lệ trung bình của toàn thế giới và rất gần với tỷ lệ của khuvực. Lao động trẻ em tồn tại đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức, với khoảng 1,7 triệu trẻ em,trong số đó có đến 34% các em làm việc kéo dài trên 42 giờ/tuần. [9]Thực tế cho thấy, với mức giá nhâncông hết sức rẻ mạt, phải lao động trong một môi trường và điều kiện không đảm bảo, lao động là trẻ emvẫn đang từng ngày buộc phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột sức lao động thậm tệ. Thời gian làm việc củacác em bị chủ doanh nghiệp ép buộc từ 11- 12 tiếng, thậm chí lên tới 16 tiếng/ngày. Thứ trưởng Bộ laođộng, thương binh và xã hội, Đào Hồng Lan cho biết đói nghèo được xem là nguyên nhân chính dẫn đếnviệc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và từ đó dẫn đến nguy cơ lao động trẻ em Tỷ lệ lao động trẻ emtập trung đông nhất chủ yếu ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.[10]2. BẢO VỆ LAO ĐỘNG TR EM THÔNG QUA CÁC ĐIỀU HOẢN TRONG HỢPĐỒNG MUA BÁNSự phát triển về thương mại hàng hóa trên thế giới được xem là một trong những nguyên nhân gia làmtăng nạn lao động trẻ em. Các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đi kèm với việc gia công sản phẩmthường xảy ra ở các quốc gia đang và kém p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: