Danh mục

Công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) - 101 Câu hỏi đáp: Phần 2

Số trang: 162      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 243      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) - 101 Câu hỏi đáp: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại; các vấn đề về chuyển rủi ro, bất khả kháng và bảo quản hàng hóa;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) - 101 Câu hỏi đáp: Phần 2 PHẦN 5 HỦY BỎ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 139 Mục 1- Hủy bỏ hợp đồng 63. Người mua được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong những trường hợp nào? Điều 49.1 CISG quy định việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng thì người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên cạnh đó, người mua còn có thể hủy bỏ hợp đồng nếu người bán không giao hàng trong thời gian bổ sung hợp lý đã được người mua gia hạn thêm cho họ hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này. Theo Điều 72.1 CISG, nếu trước thời điểm bên bán phải thực hiện hợp đồng, có dấu hiệu rõ ràng về việc người bán sẽ vi phạm cơ bản thì người mua cũng được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng có quy định chế tài hủy bỏ hợp đồng, theo đó các bên được hủy hợp đồng nếu xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Như vậy, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 và CISG có điểm chung về quyền của bên bị hại được hủy bỏ hợp đồng nếu bên kia có vi phạm cơ bản, mặc dù khái niệm vi phạm cơ bản của hai văn bản là không hoàn toàn giống nhau. Điểm khác biệt lớn nhất giữa luật Việt Nam và CISG nằm ở chỗ CISG cho 140 phép người mua được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng ngay cả khi bên bán chưa đến hạn phải thực hiện hợp đồng, nhưng đã có dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ sẽ có vi phạm cơ bản hợp đồng. Đây là một quy định tiến bộ của CISG nhằm giúp bên bị vi phạm chủ động hơn, đặc biệt khi bên kia cố ý hoặc tuyên bố rõ ràng ý định không thực hiện hợp đồng. 64. Người bán có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong những trường hợp nào? Theo Điều 64.1, người bán có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Thứ nhất, khi người mua không thực hiện một nghĩa vụ hợp đồng hoặc quy định của Công ước cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng. Thứ hai, khi người mua không thanh toán hoặc không nhận hàng hoặc tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn bổ sung được người bán ấn định. Ngoài ra, theo Điều 72.1 CISG, nếu trước thời điểm bên mua phải thực hiện hợp đồng, có dấu hiệu rõ ràng về việc người mua sẽ vi phạm cơ bản (ví dụ bên mua lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán) thì người bán cũng được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Luật Việt Nam đưa ra các trường hợp để một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng, đó là khi xảy ra các trường hợp mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng, hoặc khi một bên vi 141 phạm cơ bản hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại năm 2005). Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 chưa quy định về quyền của một bên được hủy bỏ hợp đồng khi bên kia không thực hiện hợp đồng trong thời hạn đã được gia hạn thêm. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định thêm về vấn đề này tại khoản 1 Điều 424: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng.” 65. Vi phạm cơ bản là gì? Dựa vào những yếu tố nào để xác định vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản? Điều 25 CISG định nghĩa vi phạm cơ bản như sau: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không thể tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”. Vi phạm hợp đồng bị coi là vi phạm cơ bản theo Công ước Viên năm 1980 phải thỏa mãn các yếu tố sau: (1) Vi phạm hợp đồng của bên vi phạm phải gây thiệt hại cho bên bị vi phạm đến mức tước đi đáng kể những gì bên bị vi phạm có quyền kỳ vọng từ hợp đồng; (2) bên vi phạm lường trước được thiệt hại đó. Các nhà bình luận diễn giải rằng, để đáp ứng điều kiện thứ nhất, vi phạm của một bên phải gây ra thiệt hại nghiêm trọng, 142 làm mất đi một phần quan trọng điều mà bên kia có quyền chờ đợi từ hợp đồng. Có thể hiểu, điều mà bên bị vi phạm chờ đợi từ hợp đồng chính là mục đích mà người này hướng đến khi ký hợp đồng. Như vậy, nếu hàng hoá người bán giao không phù hợp với mục đích sử dụng của người mua, đó là vi phạm cơ bản 130. Ví dụ, người mua nhập một lô hàng hoa quả tươi về với mục đích bán lại, việc người bán giao hoa quả héo, hỏng, dập, làm cho người mua không thể bán lại được lô hàng đó, thì vi phạm của người bán được coi là vi phạm cơ bản. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, việc người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng không phải bao giờ cũng cấu thành vi phạm cơ bản. Trong trường hợp nói trên, nếu hoa quả chỉ bị dập nát một phần do quá trình chuy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: