Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong kỷ nguyên kỹ thuật số phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với các nhà hoạch định chính sách và cơ quan giám sát
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 420.12 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trước hết nhằm làm rõ việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính, những lợi ích và rủi ro người tiêu dùng tài chính gặp phải trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Sau đó, tác giả đề cập đến các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhằm bảo vệ người tiêu dùng đối với các nhà hoạch định chính sách và cơ quan giám sát đã được tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) tổng hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong kỷ nguyên kỹ thuật số phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với các nhà hoạch định chính sách và cơ quan giám sát BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ - PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VÀ CƠ QUAN GIÁM SÁT TS. Nguyễn Thị Kim Phụng42 - Đại học Ngân hàng TP.HCM Tóm tắt : Bài viết trước hết nhằm làm rõ việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính, những lợi ích và rủi ro người tiêu dùng tài chính gặp phải trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Sau đó, tác giả đề cập đến các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhằm bảo vệ người tiêu dùng đối với các nhà hoạch định chính sách và cơ quan giám sát đã được tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) tổng hợp. Đây là nguồn tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý các nước trong việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong thời đại số hóa. Từ khóa: Bảo vệ người tiêu dùng tài chính, kỷ nguyên kỹ thuật số, phương pháp tiếp cận hiệu quả FINANCIAL CONSUMER PROTECTION IN THE DIGITAL AGE - EFFECTIVE APPROACHES FOR POLICY MAKERS AND OVERSIGHT AUTHORITIES Abstract: First of all, this article aims to clarify the protection of financial consumers, the benefits and risks that financial consumer face in the digital age. Then, the author mentions effective approaches to consumer protection for policy makers and oversight authorities that have been approved by the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD). This is a useful reference document for national regulators in protecting financial consumers in the digital age. Keywords: Digital age, effective approaches, financial consumer protection. 1. Đặt vấn đề Số hóa dưới hình thức đổi mới công nghệ đang có tác động chuyển đổi liên tục đối với xã hội và nền kinh tế. Liên quan đến dịch vụ tài chính, số hóa đã ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các lĩnh vực từ thanh toán đến tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư, với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm, dịch vụ, mô hình phân phối của những người chơi hiện tại trên thị trường và những người mới tham gia (OECD, 2020). Công nghệ đang nhanh chóng biến đổi thế giới, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ tài chính. Sự chuyển đổi này có khả năng tăng khả năng cạnh tranh, đổi mới và hiệu quả, tạo ra lợi ích thực sự cho cả người tiêu dùng và các chủ thể tài chính. Tuy nhiên, việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính số cũng tạo ra rủi ro cho người tiêu dùng (Artemenko & Bychkova, 2020). Bên cạnh đó, các cơ quan giám sát cũng phải đối mặt với một thách thức to lớn trong việc điều chỉnh cách tiếp cận giám sát hiện tại của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính kỹ thuật số, làm sao vừa có thể vận hành 42 Email : phungntk@buh.edu.vn 262 hệ thống tài chính lành mạnh vừa bảo vệ người tiêu dùng đầy đủ với việc thúc đẩy các tiến bộ công nghệ. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính số. Sản phẩm và dịch vụ tài chính số là các sản phẩm và dịch vụ tài chính được thương mại hóa bởi ngân hàng hoặc các tổ chức phi ngân hàng thông qua các kênh kỹ thuật số trực tuyến hoặc di động (FinCoNet, 2018). Định nghĩa này bao gồm hai khía cạnh khác nhau. Một là các kênh mà qua đó sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho khách hàng truy cập chúng qua trình duyệt internet trực tuyến hoặc ứng dụng di động trên thiết bị kỹ thuật số của họ; Hai là các sản phẩm và dịch vụ được thương mại hóa thông qua các kênh này. Trong môi trường ngày càng kỹ thuật số và đối mặt với những rủi ro mới, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng tài chính quan trọng hơn bao giờ hết. Các chính sách và các phương pháp tiếp cận được phát triển và áp dụng bởi các nhà hoạch định chính sách nhằm bảo vệ người tiêu dùng tài chính cần phát triển và thích ứng phù hợp với môi trường kỹ thuật số. 2. Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Bảo vệ người tiêu dùng tài chính đề cập đến khuôn khổ của luật pháp, quy định và các cách tiếp cận khác nói chung được thiết kế để đảm bảo đối xử công bằng và có trách nhiệm đối với người tiêu dùng tài chính trong việc mua và sử dụng các sản phẩm tài chính và các giao dịch của chúng với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính (OECD, 2020). Hiện nay trên thế giới, việc thiết lập khung bảo vệ người tiêu dùng tài chính không có quy định bắt buộc chung nào cho tất cả các quốc gia (Nguyễn Thị Thu Hiền & Nguyễn Thị Vân, 2020). Một số tổ chức quốc tế lớn như OECD, Hội nghị Bộ trưởng các nước G20 hay Ngân hàng thế giới (World Bank - WB) đưa ra những thông lệ, nguyên tắc trong quá trình xây dựng khung bảo vệ người tiêu dùng để các quốc gia tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình. Cụ thể, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, OECD đã phát triển các nguyên tắc cấp cao của G20 về bảo vệ người tiêu dùng tài ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong kỷ nguyên kỹ thuật số phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với các nhà hoạch định chính sách và cơ quan giám sát BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ - PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VÀ CƠ QUAN GIÁM SÁT TS. Nguyễn Thị Kim Phụng42 - Đại học Ngân hàng TP.HCM Tóm tắt : Bài viết trước hết nhằm làm rõ việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính, những lợi ích và rủi ro người tiêu dùng tài chính gặp phải trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Sau đó, tác giả đề cập đến các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhằm bảo vệ người tiêu dùng đối với các nhà hoạch định chính sách và cơ quan giám sát đã được tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) tổng hợp. Đây là nguồn tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý các nước trong việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong thời đại số hóa. Từ khóa: Bảo vệ người tiêu dùng tài chính, kỷ nguyên kỹ thuật số, phương pháp tiếp cận hiệu quả FINANCIAL CONSUMER PROTECTION IN THE DIGITAL AGE - EFFECTIVE APPROACHES FOR POLICY MAKERS AND OVERSIGHT AUTHORITIES Abstract: First of all, this article aims to clarify the protection of financial consumers, the benefits and risks that financial consumer face in the digital age. Then, the author mentions effective approaches to consumer protection for policy makers and oversight authorities that have been approved by the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD). This is a useful reference document for national regulators in protecting financial consumers in the digital age. Keywords: Digital age, effective approaches, financial consumer protection. 1. Đặt vấn đề Số hóa dưới hình thức đổi mới công nghệ đang có tác động chuyển đổi liên tục đối với xã hội và nền kinh tế. Liên quan đến dịch vụ tài chính, số hóa đã ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các lĩnh vực từ thanh toán đến tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư, với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm, dịch vụ, mô hình phân phối của những người chơi hiện tại trên thị trường và những người mới tham gia (OECD, 2020). Công nghệ đang nhanh chóng biến đổi thế giới, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ tài chính. Sự chuyển đổi này có khả năng tăng khả năng cạnh tranh, đổi mới và hiệu quả, tạo ra lợi ích thực sự cho cả người tiêu dùng và các chủ thể tài chính. Tuy nhiên, việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính số cũng tạo ra rủi ro cho người tiêu dùng (Artemenko & Bychkova, 2020). Bên cạnh đó, các cơ quan giám sát cũng phải đối mặt với một thách thức to lớn trong việc điều chỉnh cách tiếp cận giám sát hiện tại của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính kỹ thuật số, làm sao vừa có thể vận hành 42 Email : phungntk@buh.edu.vn 262 hệ thống tài chính lành mạnh vừa bảo vệ người tiêu dùng đầy đủ với việc thúc đẩy các tiến bộ công nghệ. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính số. Sản phẩm và dịch vụ tài chính số là các sản phẩm và dịch vụ tài chính được thương mại hóa bởi ngân hàng hoặc các tổ chức phi ngân hàng thông qua các kênh kỹ thuật số trực tuyến hoặc di động (FinCoNet, 2018). Định nghĩa này bao gồm hai khía cạnh khác nhau. Một là các kênh mà qua đó sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho khách hàng truy cập chúng qua trình duyệt internet trực tuyến hoặc ứng dụng di động trên thiết bị kỹ thuật số của họ; Hai là các sản phẩm và dịch vụ được thương mại hóa thông qua các kênh này. Trong môi trường ngày càng kỹ thuật số và đối mặt với những rủi ro mới, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng tài chính quan trọng hơn bao giờ hết. Các chính sách và các phương pháp tiếp cận được phát triển và áp dụng bởi các nhà hoạch định chính sách nhằm bảo vệ người tiêu dùng tài chính cần phát triển và thích ứng phù hợp với môi trường kỹ thuật số. 2. Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Bảo vệ người tiêu dùng tài chính đề cập đến khuôn khổ của luật pháp, quy định và các cách tiếp cận khác nói chung được thiết kế để đảm bảo đối xử công bằng và có trách nhiệm đối với người tiêu dùng tài chính trong việc mua và sử dụng các sản phẩm tài chính và các giao dịch của chúng với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính (OECD, 2020). Hiện nay trên thế giới, việc thiết lập khung bảo vệ người tiêu dùng tài chính không có quy định bắt buộc chung nào cho tất cả các quốc gia (Nguyễn Thị Thu Hiền & Nguyễn Thị Vân, 2020). Một số tổ chức quốc tế lớn như OECD, Hội nghị Bộ trưởng các nước G20 hay Ngân hàng thế giới (World Bank - WB) đưa ra những thông lệ, nguyên tắc trong quá trình xây dựng khung bảo vệ người tiêu dùng để các quốc gia tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình. Cụ thể, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, OECD đã phát triển các nguyên tắc cấp cao của G20 về bảo vệ người tiêu dùng tài ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tiêu dùng tài chính Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Kỷ nguyên kỹ thuật số Dịch vụ tài chính số Sản phẩm và dịch vụ tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tác động của quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính đến tài chính toàn diện
12 trang 134 0 0 -
5 trang 88 1 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính số tại Việt Nam
10 trang 33 0 0 -
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Việt Nam - nhìn nhận từ khuôn khổ pháp lý
10 trang 27 0 0 -
Nghiên cứu tác động của Fintech đến thị trường các dịch vụ tài chính Việt Nam
7 trang 26 0 0 -
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Việt Nam cần được bắt đầu từ giáo dục hiểu biết tài chính
10 trang 23 0 0 -
Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số Việt Nam
3 trang 22 0 0 -
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Z trên địa bàn Hà Nội
13 trang 21 0 0 -
15 trang 21 0 0
-
371 trang 21 0 0