Bảo vệ người tiêu dùng tài chính - từ góc độ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 467.12 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của một số tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới trong việc bảo vệ người gửi tiền nói riêng và bảo vệ người tiêu dùng tài chính nói chung. Từ đó, đề xuất những giải pháp và định hướng chính sách để tăng cường vai trò của tổ chức BHTG đối với bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính - từ góc độ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH - TỪ GÓC ĐỘ CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI ThS Phan Thị Thanh Bình, Đào Thùy Linh - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Tóm tắt Hiện nay, tại Việt Nam chưa có các quy định riêng bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Nhóm đối tượng này thực tế gặp phải rất nhiều rủi ro không được bảo vệ. Nguyên nhân chính là do mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính còn thấp, thông tin về sản phẩm, dịch vụ tài chính chưa minh bạch và chưa có cơ chế bảo vệ pháp lý chính thức dẫn đến tình trạng bị lừa đảo khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tình trang tín dụng đen, cho vay nặng lãi vẫn còn phổ biến. Trong bối cảnh đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính như điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm, giám sát, kiểm tra tổ chức thành viên để kịp thời phát hiện những yếu kém, sai phạm trong quá trình hoạt động, tham gia vào quá trình xử lý các tổ chức yếu kém và đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm tiền gửi đến người gửi tiền nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể xảy đến đối với người gửi tiền. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của một số tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới trong việc bảo vệ người gửi tiền nói riêng và bảo vệ người tiêu dùng tài chính nói chung. Từ đó, đề xuất những giải pháp và định hướng chính sách để tăng cường vai trò của tổ chức BHTG đối với bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam. Từ khóa: bảo vệ người tiêu dùng tài chính, bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ người gửi tiền, tài chính toàn diện Abstract The financial consumers in Vietnam are now facing many unprotected risks given the fact that there are no specialized regulations on protecting financial consumers. The main causes can be named as the low level of awareness and financial literacy, the lack of transparency of the information on financial products and services, the absence of official legal protection mechanism and the increasing popularity of “black credit” or usury in financial market. In that context, the deposit insurer has played its role in protecting the legitimate rights and interests of depositors through the implementation of its key functions and duties such as adjustment of deposit insurance coverage; supervision and examination of the member institutions to promptly detect weaknesses and violations in the operation process; participation in the handling of weak institutions; deposit insurance reimbursement; and especially dissemination of deposit insurance policies to depositors in order to protect them against the risks. However, the role of the deposit insurer in Vietnam is still limited. This paper studies the context of financial consumers protection in Vietnam focusing on the depositors; experiences of the deposit insurers in some countries in protecting depositors in particular and financial consumers in general. Based on the studies, I will make policy recommendations to enhance the role of the Deposit Insurance of Vietnam in protecting financial consumers in Vietnam. 146 Keyword: financial consumer protection, deposit insurance, depositor protection, financial inclusion 1. Tổng quan về bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam Một khung khổ bảo vệ người tiêu dùng tài chính hiệu quả là cơ sở để tăng cường cả việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính và hỗ trợ hơn nữa sự phát triển của hệ thống tài chính đối với nền kinh tế quốc gia (WB, 2015). Tại Việt Nam, khu vực tài chính đang phát triển với một tốc độ rất nhanh. Năm 2019, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt 261,9 tỷ USD10. Tổng tài sản thị trường tài chính chiếm khoảng 213,1% GDP, gấp 2 lần quy mô nền kinh tế. Thị trường vốn được mở rộng và thu hẹp khoảng cách so với quy mô tín dụng ngân hàng. Năm 2019, quy mô thị trường chứng khoán chiếm 111% GDP và quy mô tín dụng ngân hàng chiếm 132,8% GDP11. Hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tài chính được giới thiệu ra thị trường, và kéo theo đó là sự gia tăng số lượng người tiêu dùng tài chính. Khung pháp lý duy nhất để bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam là Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Luật này chỉ quy định về việc bảo về người tiêu dùng nói chung, không có quy định riêng để bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Tại Việt Nam cũng chưa có một cơ quan quản lý chuyên trách nào chịu trách nhiệm riêng bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Việt Nam có 5 cơ quan liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, Bộ Tài chính quản lý lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin – Truyền thông và Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng chịu trác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính - từ góc độ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH - TỪ GÓC ĐỘ CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI ThS Phan Thị Thanh Bình, Đào Thùy Linh - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Tóm tắt Hiện nay, tại Việt Nam chưa có các quy định riêng bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Nhóm đối tượng này thực tế gặp phải rất nhiều rủi ro không được bảo vệ. Nguyên nhân chính là do mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính còn thấp, thông tin về sản phẩm, dịch vụ tài chính chưa minh bạch và chưa có cơ chế bảo vệ pháp lý chính thức dẫn đến tình trạng bị lừa đảo khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tình trang tín dụng đen, cho vay nặng lãi vẫn còn phổ biến. Trong bối cảnh đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính như điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm, giám sát, kiểm tra tổ chức thành viên để kịp thời phát hiện những yếu kém, sai phạm trong quá trình hoạt động, tham gia vào quá trình xử lý các tổ chức yếu kém và đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm tiền gửi đến người gửi tiền nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể xảy đến đối với người gửi tiền. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của một số tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới trong việc bảo vệ người gửi tiền nói riêng và bảo vệ người tiêu dùng tài chính nói chung. Từ đó, đề xuất những giải pháp và định hướng chính sách để tăng cường vai trò của tổ chức BHTG đối với bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam. Từ khóa: bảo vệ người tiêu dùng tài chính, bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ người gửi tiền, tài chính toàn diện Abstract The financial consumers in Vietnam are now facing many unprotected risks given the fact that there are no specialized regulations on protecting financial consumers. The main causes can be named as the low level of awareness and financial literacy, the lack of transparency of the information on financial products and services, the absence of official legal protection mechanism and the increasing popularity of “black credit” or usury in financial market. In that context, the deposit insurer has played its role in protecting the legitimate rights and interests of depositors through the implementation of its key functions and duties such as adjustment of deposit insurance coverage; supervision and examination of the member institutions to promptly detect weaknesses and violations in the operation process; participation in the handling of weak institutions; deposit insurance reimbursement; and especially dissemination of deposit insurance policies to depositors in order to protect them against the risks. However, the role of the deposit insurer in Vietnam is still limited. This paper studies the context of financial consumers protection in Vietnam focusing on the depositors; experiences of the deposit insurers in some countries in protecting depositors in particular and financial consumers in general. Based on the studies, I will make policy recommendations to enhance the role of the Deposit Insurance of Vietnam in protecting financial consumers in Vietnam. 146 Keyword: financial consumer protection, deposit insurance, depositor protection, financial inclusion 1. Tổng quan về bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam Một khung khổ bảo vệ người tiêu dùng tài chính hiệu quả là cơ sở để tăng cường cả việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính và hỗ trợ hơn nữa sự phát triển của hệ thống tài chính đối với nền kinh tế quốc gia (WB, 2015). Tại Việt Nam, khu vực tài chính đang phát triển với một tốc độ rất nhanh. Năm 2019, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt 261,9 tỷ USD10. Tổng tài sản thị trường tài chính chiếm khoảng 213,1% GDP, gấp 2 lần quy mô nền kinh tế. Thị trường vốn được mở rộng và thu hẹp khoảng cách so với quy mô tín dụng ngân hàng. Năm 2019, quy mô thị trường chứng khoán chiếm 111% GDP và quy mô tín dụng ngân hàng chiếm 132,8% GDP11. Hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tài chính được giới thiệu ra thị trường, và kéo theo đó là sự gia tăng số lượng người tiêu dùng tài chính. Khung pháp lý duy nhất để bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam là Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Luật này chỉ quy định về việc bảo về người tiêu dùng nói chung, không có quy định riêng để bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Tại Việt Nam cũng chưa có một cơ quan quản lý chuyên trách nào chịu trách nhiệm riêng bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Việt Nam có 5 cơ quan liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, Bộ Tài chính quản lý lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin – Truyền thông và Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng chịu trác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tiêu dùng tài chính Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Bảo hiểm tiền gửi Bảo vệ người gửi tiền Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tác động của quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính đến tài chính toàn diện
12 trang 134 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 6 - Đặng Bửu Kiếm
60 trang 48 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 9 - ĐH Thương Mại
0 trang 45 0 0 -
Nguyên tắc Bảo hiểm Tiền Gửi hiệu quả
30 trang 40 0 0 -
341 trang 33 0 0
-
7 trang 27 0 0
-
7 trang 27 0 0
-
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Việt Nam - nhìn nhận từ khuôn khổ pháp lý
10 trang 27 0 0 -
Mối quan hệ giữa bảo hiểm tiền gửi và kỷ luật thị trường ngành ngân hàng Việt Nam
8 trang 26 0 0 -
4 trang 25 0 0