Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng – thực trạng và giải pháp
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết cũng trình bày thực trạng các chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng khi tham gia hoạt động tín dụng tiêu dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng – thực trạng và giải pháp BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG TIÊU DÙNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS Đặng Thị Bích Liên - Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Tín dụng tiêu dùng là một hình thức tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã có những bước phát triển nhất định. Thị trường cho vay tiêu dùng đang ngày càng sôi động với sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư mới, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối năm 2020, đã có 16 công ty tài chính đăng ký hoạt động, với tổng vốn điều lệ khoảng 22 nghìn tỷ đồng. Tín dụng tiêu dùng phát triển đem lại nhiều cơ hội hơn cho các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu. Tuy nhiên, đi kèm với đó lĩnh vực này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng. Thông qua giới thiệu khái quát về tín dụng tiêu dùng, bài viết đã khái quát sự phát triển của thị trường tín dụng tiêu dùng và những rủi ro người tiêu dùng có thể gặp phải khi tham gia thị trường này. Bài viết cũng trình bày thực trạng các chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng khi tham gia hoạt động tín dụng tiêu dùng. Từ khoá: chính sách bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng, tín dụng tiêu dùng CONSUMER PROTECTION IN CONSUMER CREDIT – SITUATION AND SOLUTIONS Abtract Consumer credit is a relatively new form of finance in Vietnam, but there have been certain developments. The consumer lending market is increasingly active with the appearance of many new investors, especially foreign investors. By the end of 2020, there were 16 financial companies registered to operate, with a total charter capital of about 22 trillion VND. The development of consumer credit brings more opportunities for individuals with consumption needs when financial capacity is not enough to cover the needs. However, along with that, this field also has many potential risks that can directly affect the interests of consumers. Through an overview of consumer credit, the article outlines the development of the consumer credit market and the risks consumers may face when participating in this market. The article also presents the current situation of consumer protection policies in the field of consumer credit, thereby proposing some solutions to protect the interests of consumers when participating in consumer credit activities. Keyword: consumer protection policy, consumer, consumner credit 1. Mở đầu Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên, tại Việt Nam, nhờ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,91% và thuộc nhóm cao hàng đầu trên thế giới. Kéo theo đó, thị trường tiêu dùng của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dương (+). Điều 305 này cho thấy thị trường tiêu dùng và cho vay tiêu dùng sẽ có cơ hội tăng trưởng tốt. Trên thực tế, dù thu nhập người dân đã bị giảm sút bởi Covid-19, nhưng nhu cầu vay vẫn rất lớn. Tăng trưởng bình quân của cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010-2020 đạt 33,7%, trong khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung toàn nền kinh tế đạt 17,3%. Dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng đến cuối năm 2020 đạt 1,85 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 10,15% so với cuối năm 2019 và tăng hơn 10 lần dư nợ cuối năm 2010. Về tỷ trọng dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng cũng đã tăng từ 8,17%/dư nợ nền kinh tế năm 2010 lên hơn 20%/dư nợ nền kinh tế năm 2020. Việc mở rộng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng cho người dân đã góp phần hạn chế người dân tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, giúp giảm thiểu các hệ lụy, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành mà lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, đòi hỏi cần có cơ chế chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. 2. Khái niệm tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Đây là một hình thức khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở một số nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta đã quen với việc mua hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vài triệu lên đến vài trăm triệu được trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng việc này là rất hiếm hoi ở nước ngoài. Bới vì ở nước ngoài việc thanh toán bằng tiền mặt đang bị thay thế dần và nhiều giao dịch hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Tín dụng tiêu dùng (consumer credit) là khái niệm chung dùng để chỉ các khoản tiền cho người tiêu dùng vay để mua hàng hóa và dịch vụ, trừ các khoản tiền cho vay để mua nhà ở. Thông thường người tiêu dùng có thể sử dụng tiền vay để mua bất kỳ hàng hóa gì (tức khôn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng – thực trạng và giải pháp BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG TIÊU DÙNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS Đặng Thị Bích Liên - Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Tín dụng tiêu dùng là một hình thức tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã có những bước phát triển nhất định. Thị trường cho vay tiêu dùng đang ngày càng sôi động với sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư mới, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối năm 2020, đã có 16 công ty tài chính đăng ký hoạt động, với tổng vốn điều lệ khoảng 22 nghìn tỷ đồng. Tín dụng tiêu dùng phát triển đem lại nhiều cơ hội hơn cho các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu. Tuy nhiên, đi kèm với đó lĩnh vực này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng. Thông qua giới thiệu khái quát về tín dụng tiêu dùng, bài viết đã khái quát sự phát triển của thị trường tín dụng tiêu dùng và những rủi ro người tiêu dùng có thể gặp phải khi tham gia thị trường này. Bài viết cũng trình bày thực trạng các chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng khi tham gia hoạt động tín dụng tiêu dùng. Từ khoá: chính sách bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng, tín dụng tiêu dùng CONSUMER PROTECTION IN CONSUMER CREDIT – SITUATION AND SOLUTIONS Abtract Consumer credit is a relatively new form of finance in Vietnam, but there have been certain developments. The consumer lending market is increasingly active with the appearance of many new investors, especially foreign investors. By the end of 2020, there were 16 financial companies registered to operate, with a total charter capital of about 22 trillion VND. The development of consumer credit brings more opportunities for individuals with consumption needs when financial capacity is not enough to cover the needs. However, along with that, this field also has many potential risks that can directly affect the interests of consumers. Through an overview of consumer credit, the article outlines the development of the consumer credit market and the risks consumers may face when participating in this market. The article also presents the current situation of consumer protection policies in the field of consumer credit, thereby proposing some solutions to protect the interests of consumers when participating in consumer credit activities. Keyword: consumer protection policy, consumer, consumner credit 1. Mở đầu Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên, tại Việt Nam, nhờ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,91% và thuộc nhóm cao hàng đầu trên thế giới. Kéo theo đó, thị trường tiêu dùng của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dương (+). Điều 305 này cho thấy thị trường tiêu dùng và cho vay tiêu dùng sẽ có cơ hội tăng trưởng tốt. Trên thực tế, dù thu nhập người dân đã bị giảm sút bởi Covid-19, nhưng nhu cầu vay vẫn rất lớn. Tăng trưởng bình quân của cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010-2020 đạt 33,7%, trong khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung toàn nền kinh tế đạt 17,3%. Dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng đến cuối năm 2020 đạt 1,85 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 10,15% so với cuối năm 2019 và tăng hơn 10 lần dư nợ cuối năm 2010. Về tỷ trọng dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng cũng đã tăng từ 8,17%/dư nợ nền kinh tế năm 2010 lên hơn 20%/dư nợ nền kinh tế năm 2020. Việc mở rộng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng cho người dân đã góp phần hạn chế người dân tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, giúp giảm thiểu các hệ lụy, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành mà lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, đòi hỏi cần có cơ chế chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. 2. Khái niệm tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Đây là một hình thức khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở một số nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta đã quen với việc mua hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vài triệu lên đến vài trăm triệu được trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng việc này là rất hiếm hoi ở nước ngoài. Bới vì ở nước ngoài việc thanh toán bằng tiền mặt đang bị thay thế dần và nhiều giao dịch hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Tín dụng tiêu dùng (consumer credit) là khái niệm chung dùng để chỉ các khoản tiền cho người tiêu dùng vay để mua hàng hóa và dịch vụ, trừ các khoản tiền cho vay để mua nhà ở. Thông thường người tiêu dùng có thể sử dụng tiền vay để mua bất kỳ hàng hóa gì (tức khôn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tiêu dùng tài chính Chính sách bảo vệ người tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng Hoạt động tín dụng tiêu dùng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Luật cạnh tranh và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Phần 1
186 trang 76 1 0 -
Sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
13 trang 47 0 0 -
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - ĐH Thương Mại
0 trang 46 2 0 -
Giáo trình Luật cạnh tranh và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Phần 2
166 trang 43 1 0 -
12 trang 35 0 0
-
33 trang 33 0 0
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Đông Hà (Lần 1)
9 trang 32 0 0 -
9 trang 30 0 0
-
24 trang 28 0 0
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại Agribank
27 trang 28 0 0