Danh mục

Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản với sự tham gia của cộng đồng trong qui hoạch sắp xếp lại nò sáo khu vực sam chuồn hệ đầm phá Tam Giang, Tỉnh Thừa Thiên - Huế

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 1.88 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo cung cấp một số thông tin và dẫn liệu về quá trình mở rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo, những đề xuất góp phần giải quyết khó khăn cũng như mối liên quan giữa vẫn đề bảo vệ tài nguyên - môi trường và yêu cầu phát triển của thực tế cuộc sống đang đòi hỏi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản với sự tham gia của cộng đồng trong qui hoạch sắp xếp lại nò sáo khu vực sam chuồn hệ đầm phá Tam Giang, Tỉnh Thừa Thiên - Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005 BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN  THỦY SẢN VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG  TRONG QUI HOẠCH SẮP XẾP LẠI NÒ SÁO KHU VỰC SAM CHUỒN   HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG, TỈNH THỪA THIÊN ­ HUẾ                                                                                      Lê Thị Nam Thuận Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Mở đầu Khu vực đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang là vùng quan trọng trong hệ đầm  phá Tam Giang ­ Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích đầm ước khoảng 2365 ha   chiếm khoảng 34,6% diện tích đầm phá của huyện và liên quan chặt chẽ đến các xã  Phú An, Phú Xuân, Phú Mỹ  cũng như  vùng mặt nước của thị  trấn Thuận An [11].  Đây cũng là vùng có mật độ ao vây lưới và ao đất phát triển dày đặc cản trở sự thông   thoáng môi trường nước, luồng di chuyển của thủy sản, ô nhiễm môi trường, suy   giảm thảm rong cỏ thủy sinh và nguồn lợi thủy sản,... Nhận thức được vai trò quan   trọng của khu vực này đối với sự phát triển và bảo tồn nguồn lợi thủy sản đầm phá,   trong tổng thể  quy hoạch đầm phá đến năm 2010 của tỉnh Thừa Thiên ­ Huế, vùng   Sam Chuồn đã và đang triển khai các hoạt động đầu tiên là mở  rộng luồng lạch  (thường gọi là thủy đạo ­ TĐ) và sắp xếp lại nò sáo dày đặc trên đầm, đưa hoạt   động sản xuất thủy sản vào trật tự mới có lợi cho bảo vệ nguồn lợi thủy sản và sinh  thái ­ môi trường lâu dài. Trong quá trình vận động triển khai rất cần thiết vai trò tự  quản của cộng đồng, sự   ủng hộ, tự  nguyện của người dân, sự  tuyên truyền vận   động kiên trì và phải đối mặt với nhiều khó khăn nảy sinh của chính quyền địa  phương. Bài báo nhỏ này mong muốn cung cấp một số thông tin và dẫn liệu về quá  trình mở  rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo, những đề  xuất góp phần giải quyết   khó khăn cũng như mối liên quan giữa vẫn đề bảo vệ tài nguyên ­ môi trường và yêu   cầu phát triển của thực tế cuộc sống đang đòi hỏi. 1. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu điều tra, quan sát thực địa   bao gồm: ­ Đi điểm, chọn mẫu (thôn) nghiên cứu: theo mục đích nghiên cứu đặt ra là   thực hiện mở rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo vùng đầm Sam Chuồn có sự tham   gia của người dân (cộng đồng), vì vậy chúng tôi đã lựa chọn các thôn định cư  có đời  sống gắn bó chặt chẽ với vùng đầm phá (với nghề nò sáo và khai thác tự nhiên) này.  99 Đó là các thôn Định cư (xã Phú An), Định cư (xã Phú Mỹ), Thủy diện (xã Phú Xuân)   và Tân Dương (Thị trấn Thuận An) ­ Phỏng vấn và tổ chức hội thảo các cấp với UBND các xã, các thôn định cư,  Huyện Phú Vang, Sở Thủy sản Thừa Thiên ­ Huế ­ Phỏng vấn nhóm và tổ chức hội thảo với các nhóm cộng đồng liên quan ­ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu RA, PRA 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1 Các cộng đồng liên quan đến khu vực đầm Sam Chuồn; Kết quả  điều tra khảo sát  ở  các thôn nghề  ngư  khu vực này cho thấy đây là   các cộng đồng có các hoạt động sống gắn bó chặt chẽ  với mặt nước đầm phá và   khai thác tài nguyên đầm phá là nguồn thu nhập đảm bảo sự  sinh tồn của họ (bảng   1). Bảng 1 cho thấy các hoạt động ngành nghề ở  các thôn vùng Sam Chuồn chủ  yếu là hoạt động sản xuất thủy sản, chiếm 89,09% số  hộ  trong 4 xã ­ thị  trấn liên   quan; nghề  dịch vụ  cũng dựa vào hoạt động này để  tồn tại và phát triển. Mỗi hộ  thường tiến hành nhiều nghề để  tăng thu nhập. Điều đáng lưu ý là số  hộ  có ao vây   lưới trên mặt nước đầm phá (hợp pháp và bất hợp pháp) chiếm tỷ  lệ  khá cao với  57,66% tổng số hộ các thôn nghiên cứu. Thống kê này cũng dự  báo một thực tế  là việc sắp xếp lại nò sáo trên vùng   Sam Chuồn sẽ  gặp không ít khó khăn do  ảnh hưởng quyết định đến sinh kế  trước  mắt và hàng ngày của người dân. Đồng thời sự tham gia của người dân trong tất cả  các bước thực hiện của hoạt động này là yếu tố  quan trọng và quyết định hiệu quả  ổn định của việc sắp xếp lại nò sáo từng bước tiến đến loại bỏ ao vây lưới theo quy  hoạch chung của Tỉnh. Bảng 1:  Một  số thông tin về các cộng đồng khu vực đầm Sam Chuồn Tổng  Số hộ  Số hộ  Số hộ  Số hộ  Số hộ  Số hộ  Thôn số  sản xuất  khai thác  làm ao  làm ao  khai thác  làm nghề  hộ thủy sản thủy sản đất vây lưới tự nhiên dịch vụ Định cư 272 256 236 7 132 80 16 (Phú An) Định cư 163 155 120 15 93 14 8 (Phú Mỹ) Thủy diện 143 128 122 25 112 15 15 (Phú Xuân) Tân  Dương  192 147 147 39 107 16 45 (Thuận  An) 686 625 86 444 125 84 770 (89,09%) (81,16%) (11,17%) (57,66%) (16,23%) (10,91%) 100 Nguồn: Kết quả điều tra năm 2005 2.2 Tính cấp thiết của hoạt động mở  rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò  sáo khu vực đầm Sam Chuồn: Theo báo cáo “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven  biển Thừa Thiên ­ Huế thời kỳ 2001 ­ 2010” của UBND Tỉnh, diện tích nuôi quảng   canh chắn sáo tập trung phần lớn vùng đầm Sam Chuồn. Do phát triển thiếu quy   hoạch nên hiện nay luồng lạch bị ách tắc, chằng chịt, gây cản dòng thoát lũ ở hạ lưu   sông Hương và sông Lợi Nông, môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến hi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: