Danh mục

Bất bình đẳng giới trong gia đình và những ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ ở đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.25 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Bất bình đẳng giới trong gia đình và những ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ ở đồng bằng Sông Cửu Long trình bày phân tích chỉ ra rằng nếu nghèo đói là nguyên nhân chung cho hiện tượng bỏ học của trẻ gái, cho việc phụ nữ tìm kiếm các cuộc hôn nhân với đàn ông nước ngoài, thì học vấn thấp cùng với những yếu tố về văn hóa và giới, làm cho các vấn nạn trên trầm trọng hơn, gây ra nhiều tác động tiêu cực tới cuộc sống của phụ nữ và con cái họ,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bất bình đẳng giới trong gia đình và những ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ ở đồng bằng Sông Cửu Long TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 9(181)-2013 13 KINH TEÁ HOÏC - XAÕ HOÄI HOÏC BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI CUỘC SỐNG CỦA PHỤ NỮ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NGUYỄN THỊ NGÂN HOA TÓM TẮT Từ nhiều kết quả nghiên cứu và tư liệu một số cuộc điều tra do Tổng cục Thống kê tiến hành tại Đồng bằng sông Cửu Long, bài viết phân tích một số vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình và tác động của sự bất bình đẳng này tới đời sống của phụ nữ. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự bất bình đẳng giới trong đời sống gia đình thể hiện rõ trên ba lĩnh vực sau: tiếp cận cơ hội giáo dục của trẻ em gái ở cấp trung học và đại học; kết hôn sớm và kết hôn với đàn ông nước ngoài; và việc chấp nhận người chồng có quyền đánh vợ. Các phân tích chỉ ra rằng nếu nghèo đói là nguyên nhân chung cho hiện tượng bỏ học của trẻ gái, cho việc phụ nữ tìm kiếm các cuộc hôn nhân với đàn ông nước ngoài, thì học vấn thấp cùng với những yếu tố về văn hóa và giới, làm cho các vấn nạn trên trầm trọng hơn, gây ra nhiều tác động tiêu cực tới cuộc sống của phụ nữ và con cái họ. Trên cơ sở các phân tích, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để giảm thiểu và hạn chế những bất bình đẳng giới hiện nay. Nguyễn Thị Ngân Hoa. Thạc sĩ. Trung tâm Nghiên cứu Giới và Gia đình Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. Tính từ khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước Cedaw năm 1982 và Luật Bình đẳng giới vào năm 2006, các cơ quan bộ ngành và nhiều tổ chức quốc tế đã thực hiện nhiều dự án nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên thực tế, phụ nữ đã đạt được một số tiến bộ đáng khích lệ: số lượng phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý lãnh đạo ngày càng nhiều, tỷ lệ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ y tế giáo dục đã dần hướng tới sự bình đẳng với nam giới (Liên Hương, 2011). Nhưng trong đời sống gia đình, sự bất bình đẳng giới dường như tồn tại dai dẳng và khó thay đổi vì nhiều nguyên nhân kinh tế, văn hóa, xã hội đan chéo nhau. Do vậy nhận diện những vấn đề này trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của Luật Bình đẳng giới, thay đổi nhận thức của xã hội về bình đẳng giới là một công việc cần được nhiều người chung tay góp sức. Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là Tây Nam Bộ có diện tích đất liền là 39,712 km2 (chiếm 12% diện tích của cả nước). Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành trong đó có 9 thành phố trực thuộc tỉnh (Tổng cục Thống kê, 2009). Đây là 14 NGUYỄN THỊ NGÂN HOA – BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH… một trong hai vùng đất đông dân cư nhất trong số 8 vùng địa lý của Việt Nam với dân số gần 18 triệu người (Tổng cục Thống kê, 2011). Trong tổng dân số gần 18 triệu người của vùng, phụ nữ chiếm 50,3% trong khi nam giới chiếm 49,7% (Tổng cục Thống kê, 2011). Trong cộng đồng dân cư có lịch sử khá mới và năng động này, liệu có tồn tại những vấn đề bất bình đẳng giới trong cuộc sống gia đình và những vấn đề này có ảnh hưởng thế nào tới đời sống của phụ nữ, nam giới và con cái họ? Thông qua số liệu từ các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê và các nghiên cứu khác, bài viết sẽ thực hiện các phân tích thông qua lăng kính giới về một số vấn đề nổi bật trong đời sống gia đình tại vùng đất này như tiếp cận cơ hội giáo dục của trẻ em gái, hiện tượng kết hôn sớm và kết hôn với người nước ngoài, vấn nạn bạo lực trong gia đình. Các phân tích này là cơ sở đề xuất các khuyến nghị về chính sách để giảm thiểu bất bình đẳng giới, nâng cao vị trí của người phụ nữ trong gia đình. 1. TIẾP CẬN CƠ HỘI GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM GÁI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cuộc điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2010-2011 do Tổng cục Thống kê tiến hành cho thấy sự tiếp cận của trẻ em trong các vùng miền ở cấp tiểu học không thể hiện một sự khác biệt nào về giới (Tổng cục Thống kê, 2011). Thậm chí tại cấp trung học, trẻ em gái tại Đồng bằng sông Cửu Long còn có ưu thế hơn trẻ em trai. Nhưng nhìn một cách chi tiết hơn vào các số liệu của Tổng điều tra về dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, 2011) cho thấy một điểm nổi bật nhất về hiện trạng giáo dục của Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng miền khác trong cả nước: là tỷ lệ trẻ em từ 15-18 tuổi bỏ học cao nhất, và đặc biệt cao tại một số tỉnh như Bạc Liêu (26,2%), An Giang (25,9%), Sóc Trăng (25,8%). Tiếp cận từ lăng kính giới, các nhà khoa học nhận thấy 70% số trẻ em bỏ học là các trẻ em gái (Trần Thị Quế và Tô Xuân Phúc, 2000). Ở cấp học cao hơn, sự khác biệt về giới thể hiện rõ ràng hơn: tỷ lệ nam giới từ 5 tuổi trở lên trong vùng học trên trung học và cấp cao hơn là 12,4%, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ chỉ là 8,9%; tỷ lệ nam có bằng đại học là 2,5% trong khi tỷ lệ tương ứng ở nữ chỉ là 1,6% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, 2011). Các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học đã chỉ ra hàng loạt những nguyên nhân đưa tới việc bỏ học của trẻ em trong vùng: do ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: