Danh mục

Bất cân xứng thông tin giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên dữ liệu điều tra 193 doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam, áp dụng kĩ thuật hồi quy thứ bậc, phân tích nhân tố và hồi quy nhị phân, nhóm tác giả xác định tình trạng bất cân xứng thông tin giữa trường đại học (ĐH) và DN có các biểu hiện nổi bật là: (1) Một số thông tin DN quan tâm nhưng trường ĐH không cung cấp chính thức và rõ ràng; (2) Nhiều thông tin DN coi trọng, trường ĐH đã cung cấp nhưng DN vẫn không biết đến: (3) Nhìn chung, việc cung cấp thông tin của trường ĐH chưa đạt đến mức DN mong muốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bất cân xứng thông tin giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ASYMMETRIC INFORMATION BETWEEN UNIVERSITIES AND ENTERPRISES IN VIETNAM Phan Hồng Mai, Nguyễn Thị Diệu Chi, Nguyễn Thanh Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hongmai@neu.edu.vn TÓM TẮT Dựa trên dữ liệu điều tra 193 doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam, áp dụng kĩ thuật hồi quy thứ bậc, phân tích nhân tố và hồi quy nhị phân, nhóm tác giả xác định tình trạng bất cân xứng thông tin giữa trường đại học (ĐH) và DN có các biểu hiện nổi bật là: (1) Một số thông tin DN quan tâm nhưng trường ĐH không cung cấp chính thức và rõ ràng; (2) Nhiều thông tin DN coi trọng, trường ĐH đã cung cấp nhưng DN vẫn không biết đến: (3) Nhìn chung, việc cung cấp thông tin của trường ĐH chưa đạt đến mức DN mong muốn. Từ đó, một bộ phận DN không hài lòng và không trung thành với trường ĐH. Từ khóa: Bất cân xứng thông tin, trường đại học, doanh nghiệp. ABSTRACT Based on the survey data of 193 enterprises in Vietnam, applying ordinal logit regression, factor analysis and binary regression, we find empirical evidence of the issue of asymmetry information between universities and enterprises. In particular, some information that is of interest of enterprises has not been provided officially and adequately by universities. Further, managers are not fully aware of important information to enterprises that have been provided by universities. Also, the information provision by universities has not satisfied the demand of enterprises, resulting in the dissatisfaction and disloyalty of enterprises to universities. Keywords: Asymmetric information, universities, enterprises.1. Giới thiệu Theo GS. Phạm Phụ (2016)1, thị trường đào tạo ĐH có đặc thù là bất cân xứng thông tin, nên vaitrò “phát tín hiệu” của trường ĐH vô cùng quan trọng, giúp cho sinh viên, DN hiểu rõ hơn về đặc tính,chất lượng đào tạo. Tuy vậy, hệ thống quản lý thông tin nội bộ trong các trường ĐH ở Việt Nam dù đãđược tin học hóa nhưng nhìn chung vẫn dừng ở mức độ ứng dụng từng phân hệ đơn lẻ, thiếu tính đồngbộ, kết nối và chưa dùng chung một cơ sở dữ liệu. Mạng lưới liên kết giữa trường ĐH với DN, cựu họcviên còn lỏng lẻo, rời rạc (Nguyễn Thanh Tuấn, 2014). Thực trạng trên góp phần tạo nên sự cách biệtgiữa mục tiêu, cách thức tổ chức đào tạo của trường ĐH với nhu cầu tuyển dụng lao động của DN. Theothống kê năm 2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong số hơn 1,1 triệu người thất nghiệp trêncả nước, nhóm có trình độ ĐH trở lên chiếm 18,36%. Cho đến nay, các nghiên cứu về bất cân xứng thôngtin tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thực phẩm (Huỳnh Thị Kim Quyên, 2006), bảo hiểm y tế(Nguyễn Thị Minh và Hoàng Bích Phương, 2012), thị trường chứng khoán (Nguyễn Thị Minh và cộngsự, 2018), tín dụng (Huỳnh Thế Du và cộng sự, 2005)... Chính vì vậy, bài viết này được thực hiện để làmrõ: (i) Các biểu hiện về bất cân xứng thông tin giữa trường ĐH và DN tại Việt Nam? Và (ii) Ảnh hưởngcủa tình trạng bất cân xứng thông tin nêu trên tới sự hài lòng và trung thành của DN đối với trường ĐH?1 http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-duc-la-thi-truong-cua-niem-tin-nen-khong-vi-loi-nhuan-post170431.gd. 1087 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 20192. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Cơ sở lý thuyết Năm 1970, Akerlof lần đầu tiên đề cập tới lý thuyết bất cân xứng thông tin dựa trên một nghiêncứu về thị trường ô tô cũ của Hoa Kỳ. Trong giao dịch ô tô cũ, người mua xe thường không có đầy đủthông tin như người bán để đánh giá chất lượng xe nên họ có xu hướng trả mức giá tương ứng với chấtlượng trung bình. Hệ quả là những chiếc xe có chất lượng cao không thể bán với mức giá tương xứng,ngược lại, xe có chất lượng thấp lại được mua với giá cao. Vậy nên, sau cùng trên thị trường chỉ còn toànxe chất lượng kém. Đây được coi là một thất bại của thị trường khi không thể đưa hàng hóa tốt đến đúngngười có nhu cầu (Akerlof, 1970). Để khắc phục tình trạng thông tin không cân đối, Spence (1973) đềxuất giải pháp “phát tín hiệu” (signaling). Theo đó, người bán sẽ chủ động cung cấp thêm thông tin về sảnphẩm, thuyết phục người mua lựa chọn. Ngược lại, Stiglitz (1975) gợi ý người mua nên tự “sàng lọc”(screening) để lựa chọn hàng hóa đúng nhu cầu. Cả hai cách trên, khác nhau về chủ thể thực hiện nhưngđều nhằm mục tiêu đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: