Bất cập về thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa án và một số kiến nghị
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 431.74 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật Tố tụng dân sự và Tố tụng hành chính về thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Tòa án. Qua đó, nhóm tác giả chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng hiện nay, cũng như đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bất cập về thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa án và một số kiến nghị BẤT CẬP VỀ THẨM QUYỀN HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TÒA ÁN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Nguyễn Thị Hồng Trang 1, Nguyễn Hữu Hoàng Phúc 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Quyền sử dụng đất là loại tài sản có giá trị lớn. Từ khi Hiến pháp 1980 thiết lập chế độsở hữu toàn dân đối với đất đai và khi Luật Đất đai năm 1993 thừa nhận đất đai có giá, thìtranh chấp về đất đai mà chủ yếu là tranh chấp về quyền sử dụng đất, khiếu kiện quyết địnhhành chính về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai thuộc trường hợp hủy Giấy Chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy CNQSDĐ) phátsinh ngày càng nhiều. Để bảo vệ quyền lợi của mình, đương sự thường yêu cầu Tòa án hủy bỏGiấy CNQSDĐ vì cho là trái pháp luật. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luậtTố tụng dân sự và Tố tụng hành chính về thẩm quyền hủy Giấy CQSDĐ của Tòa án. Qua đó,nhóm tác giả chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng hiện nay,cũng như đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Từ khóa: Giấy CNQSDĐ, quyết định cá biệt, thẩm quyền của Tòa ánĐẶT VẤN ĐỀ Thẩm quyền hủy Giấy CNQSĐ hiện nay của Tòa án được giải quyết theo thủ tục Tố tụngdân sự hoặc thủ tục Tố tụng hành chính tùy vào việc ban đầu Tòa án thụ lý vụ án là vụ án dânsự hay vụ án hành chính. Như vậy, cả Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 và Luật Tố tụnghành chính (LTTHC) 2015 đều có quy định về thẩm quyền hủy Giấy CNQSDĐ của Tòa án.Chính điều này đã tạo ra những vướng mắc trong thực tiễn xét xử yêu cầu hủy Giấy CNQSDĐtại Tòa án. Chẳng hạn, vướng mắc về việc việc xác định thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa áncấp nào? Tòa án có tự mình xem xét hủy không? Có áp dụng thời hiệu khởi kiện khi xem xéthủy Giấy CNQSDĐ không? Để làm rõ vấn đề đặt ra, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phươngpháp quan sát, mô tả thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất (Giấy CNQSDĐ) theo khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai 2013 được hiểu “là chứng thư pháplý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đấthợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khácgắn liền với đất”. 783 Trước khi có tên là Giấy CNQSDĐ thì trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai, Nhànước đã cấp các loại giấy tờ có tên khác và hiện nay được công nhận có giá trị pháp lý như GiấyCNQSDĐ, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhàở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sởhữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhàở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phảiđổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất (khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013). Chứng thư pháp lý này là căn cứ pháp lý để Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nướcđối với đất đai đồng thời là cơ sở pháp lý để người sử dụng đất bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình. Ngoài được Luật Đất đai điều chỉnh, Giấy CNQSDĐ còn được đề cập đến trong các vănbản như: LTTHC 2015, BLTTDS 2015 và các Công văn hướng dẫn của Tòa án nhân dân tốicao. Tuy nhiên, các văn bản này không nói chính xác tên gọi Giấy CNQSDĐ mà là “quyết địnhhành chính”, “quyết định hành chính bị kiện” và “quyết định cá biệt”. Cụ thể: Tại Điều 3 LTTHC 2015, khoản 1 quy định rằng “Quyết định hành chính là văn bản docơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhànước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định vềvấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc mộtsố đối tượng cụ thể”. Và khoản 2 “Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tạikhoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi íchhợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởngđến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Văn bản được gọi là quyết địnhhành chính được ban hành để giải quyết “vấn đề cụ thể”, “áp dụng một lần”, “đối với một hoặcmột số đối tượng cụ thể”. Theo cách giải thích này thì quyết định hành chính được hiểu là quyếtđịnh hành chính cá biệt của chủ thể quản lý hành chính nhà nước không phải là quyết định hànhchính quy phạm. Trong khi đó, BLTTDS 2015 cũng đề cập đến “quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức”tại Điều 34. Khoản 2 Điều này giải thích “là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thểvà được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”. Đây cũng chính là nhữngdấu hiệu của quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính được giải thíchtại khoản 1, khoản 2 Điều 3 LTTHC 2015. Chỉ khác biệt là BLTTDS 2015 không nhắc đến từ“hành chính” mà chỉ là “quyết định cá biệt” còn LTTHC 2015 đề cập đến “quyết định hànhchính” mà không có từ “cá biệt”. Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/6/2016 của Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC)giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, tại I.1 “Giấy CNQSDĐ là quyếtđịnh hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụnghành chính năm 2015 thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”. Có thể kết luận, Giấy CNQSDĐ là quyết định hành chính và thuộc loại quyết định hànhchính cá biệt. Bởi, Giấy này xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bất cập về thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa án và một số kiến nghị BẤT CẬP VỀ THẨM QUYỀN HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TÒA ÁN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Nguyễn Thị Hồng Trang 1, Nguyễn Hữu Hoàng Phúc 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Quyền sử dụng đất là loại tài sản có giá trị lớn. Từ khi Hiến pháp 1980 thiết lập chế độsở hữu toàn dân đối với đất đai và khi Luật Đất đai năm 1993 thừa nhận đất đai có giá, thìtranh chấp về đất đai mà chủ yếu là tranh chấp về quyền sử dụng đất, khiếu kiện quyết địnhhành chính về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai thuộc trường hợp hủy Giấy Chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy CNQSDĐ) phátsinh ngày càng nhiều. Để bảo vệ quyền lợi của mình, đương sự thường yêu cầu Tòa án hủy bỏGiấy CNQSDĐ vì cho là trái pháp luật. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luậtTố tụng dân sự và Tố tụng hành chính về thẩm quyền hủy Giấy CQSDĐ của Tòa án. Qua đó,nhóm tác giả chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng hiện nay,cũng như đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Từ khóa: Giấy CNQSDĐ, quyết định cá biệt, thẩm quyền của Tòa ánĐẶT VẤN ĐỀ Thẩm quyền hủy Giấy CNQSĐ hiện nay của Tòa án được giải quyết theo thủ tục Tố tụngdân sự hoặc thủ tục Tố tụng hành chính tùy vào việc ban đầu Tòa án thụ lý vụ án là vụ án dânsự hay vụ án hành chính. Như vậy, cả Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 và Luật Tố tụnghành chính (LTTHC) 2015 đều có quy định về thẩm quyền hủy Giấy CNQSDĐ của Tòa án.Chính điều này đã tạo ra những vướng mắc trong thực tiễn xét xử yêu cầu hủy Giấy CNQSDĐtại Tòa án. Chẳng hạn, vướng mắc về việc việc xác định thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa áncấp nào? Tòa án có tự mình xem xét hủy không? Có áp dụng thời hiệu khởi kiện khi xem xéthủy Giấy CNQSDĐ không? Để làm rõ vấn đề đặt ra, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phươngpháp quan sát, mô tả thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất (Giấy CNQSDĐ) theo khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai 2013 được hiểu “là chứng thư pháplý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đấthợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khácgắn liền với đất”. 783 Trước khi có tên là Giấy CNQSDĐ thì trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai, Nhànước đã cấp các loại giấy tờ có tên khác và hiện nay được công nhận có giá trị pháp lý như GiấyCNQSDĐ, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhàở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sởhữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhàở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phảiđổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất (khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013). Chứng thư pháp lý này là căn cứ pháp lý để Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nướcđối với đất đai đồng thời là cơ sở pháp lý để người sử dụng đất bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình. Ngoài được Luật Đất đai điều chỉnh, Giấy CNQSDĐ còn được đề cập đến trong các vănbản như: LTTHC 2015, BLTTDS 2015 và các Công văn hướng dẫn của Tòa án nhân dân tốicao. Tuy nhiên, các văn bản này không nói chính xác tên gọi Giấy CNQSDĐ mà là “quyết địnhhành chính”, “quyết định hành chính bị kiện” và “quyết định cá biệt”. Cụ thể: Tại Điều 3 LTTHC 2015, khoản 1 quy định rằng “Quyết định hành chính là văn bản docơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhànước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định vềvấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc mộtsố đối tượng cụ thể”. Và khoản 2 “Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tạikhoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi íchhợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởngđến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Văn bản được gọi là quyết địnhhành chính được ban hành để giải quyết “vấn đề cụ thể”, “áp dụng một lần”, “đối với một hoặcmột số đối tượng cụ thể”. Theo cách giải thích này thì quyết định hành chính được hiểu là quyếtđịnh hành chính cá biệt của chủ thể quản lý hành chính nhà nước không phải là quyết định hànhchính quy phạm. Trong khi đó, BLTTDS 2015 cũng đề cập đến “quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức”tại Điều 34. Khoản 2 Điều này giải thích “là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thểvà được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”. Đây cũng chính là nhữngdấu hiệu của quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính được giải thíchtại khoản 1, khoản 2 Điều 3 LTTHC 2015. Chỉ khác biệt là BLTTDS 2015 không nhắc đến từ“hành chính” mà chỉ là “quyết định cá biệt” còn LTTHC 2015 đề cập đến “quyết định hànhchính” mà không có từ “cá biệt”. Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/6/2016 của Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC)giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, tại I.1 “Giấy CNQSDĐ là quyếtđịnh hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụnghành chính năm 2015 thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”. Có thể kết luận, Giấy CNQSDĐ là quyết định hành chính và thuộc loại quyết định hànhchính cá biệt. Bởi, Giấy này xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luật Đất đai Tranh chấp về quyền sử dụng đất Quản lý nhà nước về đất đaiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu đơn trình báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1 trang 855 4 0 -
7 trang 377 0 0
-
11 trang 319 0 0
-
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
6 trang 319 0 0 -
Cẩm nang các tình huống pháp lý, chiêu trò và mưu kế trong mua bán đất (Tái bản): Phần 2
93 trang 292 8 0 -
Ứng dụng phương pháp thẩm định hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai
9 trang 221 0 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 215 0 0 -
10 trang 181 0 0
-
13 trang 180 0 0
-
11 trang 171 0 0