
Bật mí 'hậu trường đen xì' của nhiếp ảnh gia ẩm thực
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bật mí 'hậu trường đen xì' của nhiếp ảnh gia ẩm thực Bật mí 'hậu trường đen xì' của nhiếp ảnh gia ẩm thực Không phải món ăn nào nhìn đẹp cũng ăn được đâu các bạn ạ! Vì sao phải cần “xạo” khi chụp hình? Ồ, tất nhiên là vì không phải thức ăn nào cũng có thể để lâu mà vẫn còn ngon lành được cả. Chừng 15-20 phút thôi, món ăn sẽ hết bốc khói, kem lạnh sẽ chảy nhão nhẹt ra, còn rau xanh thì queo quắt lại hay những cái bánh hamburger chẳng còn ngay ngắn để bạn… khen đẹp nữa! Nhưng, với tất cả “tâm huyết” và “khả năng sáng tạo bất ngờ” của các nhiếp ảnh gia, những điều không thể đều trở thành có thể. Các ấy chuẩn bị lè lưỡi trước những sự thật vô cùng “í ẹ” này nhé! Đèn hàn “khè chín vàng” cấp tốc cho những miếng thịt sống Ôi chao! Muốn chụp hình mà phải đợi đầu bếp ướp thịt, nướng thịt cả buổi thì lâu lắm cơ. Để cho nhanh và tiết kiệm thời gian thì chỉ cần “khè lửa” nguyên miếng bít tết bằng đèn hàn xì thôi. Vì nhiệt độ lên đến gần 1.000 độ nên nhanh cực kì lun các ấy ạ, mà miếng thịt vẫn vàng ươm bắt mắt. Sau đó thì ung dung trang trí rau quả, gia vị đi kèm. Ai có thể kiểm tra trên trang báo liệu miếng thịt ấy có thật sự chín hay không? Nhớt máy cho những món sốt kém bắt mắt Không thể tưởng tượng nổi! Nhưng sự thật là nhớt máy có độ bóng bẩy và màu nâu sánh mịn rất “bắt ảnh” nên là một lựa chọn… thường xuyên của nhiếp ảnh gia ẩm thực. Lí do vì nước sốt thật thường có lẫn cặn do lọc không kĩ, hay màu sắc đậm nhạt không đều, để lâu lại đóng mỡ màng thì trông chẳng đẹp chút nào. Tiếc ơi là tiếc khi chụp xong thì món ăn chỉ còn cách… quăng vào sọt rác các ấy nhỉ. Glycerine làm “mọng nước” và “tươi rói” trái cây Các ấy đừng “tưởng bở” rằng rửa nước trái cây hay rau xà lách rồi đem chụp hình sẽ cho ra những tấm ảnh “lung linh” như thế nhé! Những giọt nước sẽ chẳng “chờ ở đó” đợi bạn chụp xong rồi mới rơi xuống đất đâu. Không khéo trước khi chụp, chúng ta đã có một vũng nước ngay dưới món ăn rồi. Cách tốt nhất là phun sương glycerine (một chất hóa học dùng trong ngành mỹ phẩm) hay phết lên bề mặt, chúng sẽ yên vị ở đấy lâu một cách đáng ngạc nhiên nha. Một chút bông gòn làm đạo cụ tạo khói Làm sao để khó bốc lên nghi ngút đây? Nếu mà nấu nướng thật, không khéo cháy hết thức ăn mất thôi! Còn dùng đá khô thì khói lại bay mù mịt, khó mà kiểm soát. Đơn giản lắm, các nhiếp ảnh gia chỉ cần nhúng ướt bông gòn rồi quay nóng trong lò vi ba, sau đó đem ra dùng thì hiệu quả sẽ rất bất ngờ! Chất chống thấm giúp món bánh luôn căng phồng hấp dẫn Bánh pancake chụp lên hình lúc nào cũng làm các teen nhà ta “nuốt nước bọt ừng ực” ấy chứ. Nhưng cũng là thủ thuật cả thôi các ấy ạ. Những hóa chất chống thấm thường dùng để hút ẩm vải vóc sẽ giúp miếng bánh pancake luôn căng phồng đẹp đẽ, bất chấp món siro rượu táo hay mật ong đang rưới lên có thể làm chúng mềm nhũn ra bất kì lúc nào. Xiên que “chuyên trị” bánh sandwich và hamburger Bạn có nghĩ rằng vì sao những miếng bánh hamburger dày cộm, nhiều tầng, bơ sữa chảy tràn của McDonalds hay KFC dễ dàng yên vị trên đĩa mà không đổ ào xuống trước khi chụp xong? Vì bên trong món bánh cũng chừng vài ba cây xiên que “chống đỡ” thôi. “Cạp” một miếng và bạn sẽ… hiểu ngay! Ống bơm cỡ lớn cho bé gà Tây béo cực kỳ Ui, món gà Tây nước căng mọng, bốc khói thì hấp dẫn biết chừng nào nhỉ? Nhưng mà để được như vậy hoài thì khó lắm! Thế là các nhiếp ảnh gia độn cho bé gà Tây vài lít nước vào bụng bằng ống bơm (giống Mr. Bean làm đó mà!). Nếu “nhân đạo” hơn, họ có thể độn bằng khoai tây nghiền, nếu vậy thì sau khi chụp xong vẫn có thể ăn được. Xi đánh giày “hô biến” ra món thịt quay bóng loáng Nướng xong thịt heo quay mà vẫn không bắt mắt? Không cần lo, chi cần phết một lớp xi đánh giày lên thay cho mỡ là đảm bảo cuốn hút 100%. Không ai có thể ngửi mùi trên trang báo để biết đó là xi đánh giày hay mỡ cả? Nghĩ mà thật uổng phí thức ăn các ấy nhỉ. Keo sữa thay cho sữa bò thứ thiệt Các ấy ơi, sữa thật của chúng ta uống không được sáng đặc lắm, vì vậy mà chụp lên hình sẽ không bắt mắt đâu. Chỉ cần thay bằng keo sữa sanh sánh, bóng bẩy là có thể “cho ra lò” một món ngũ cốc trộn sữa siêu hấp dẫn rồi đấy! Nhưng bỏ cả một bữa sáng ngon lành như thế thì tiếc hùi hụi ấy chứ. Bánh trái cây “bất động” ngay cả khi cắt ra Đành phải nhờ đến sự hỗ trợ của… keo dán sắt trước thôi. Không có gì đảm bảo rằng món bánh trái cây khi cắt ra một miếng mà không rơi ra vài quả dâu hay việt quất cả. Nếu nhân bánh “lỡ” rơi ra thì đành phải “dán lại thôi”, sau khi xong việc thì… vào sọt rác! Nhưng đôi khi, cố tình để lại vài vụn thức ăn, vài giọt nước “bừa bãi” hay miếng thịt đang cắt dở lại tạo ra hiệu quả chân thực hơn. Điều đó tùy thuộc vào người là m nghệ thuật mà thôi. Nghe xong, các ấy còn thấy ngon và đẹp mắt không nào? ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cách làm món gỏi mẹo làm món cuốn kỹ thuật nấu ăn hướng dẫn nấu ăn phương pháp nấu ăn chế biến thực phẩmTài liệu có liên quan:
-
Tiểu luận: Tìm hiểu quy trình sản xuất cà phê bột
29 trang 210 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật thực phẩm: Phần 2 - NXB Đà Nẵng
266 trang 149 0 0 -
Báo cáo tốt nghiệp: Quy trình sản xuất lạp xưởng tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong
69 trang 147 0 0 -
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 121 0 0 -
Bánh chuối hấp ngon lạ miền Nam
12 trang 111 0 0 -
Giáo trình Lạnh đông rau quả xuất khẩu: Phần 1 - GS.TSKH. Trần Đức Ba (chủ biên)
195 trang 98 1 0 -
giáo trình máy chế biến thực phẩm phần 1
10 trang 65 0 0 -
Giáo trình Công nghệ lạnh thực phẩm nhiệt đới: Phần 1 - GS.TS. Trần Đức Ba (chủ biên)
188 trang 63 0 0 -
Tiểu luận: Phụ gia trong sản xuất kẹo
47 trang 61 0 0 -
2 trang 60 0 0
-
Công Nghệ Thực Phẩm - Chế Biến Thực Phẩm part 20
6 trang 57 0 0 -
Nấm đùi gà xào bơ dai và thơm ngon hơn
2 trang 57 0 0 -
Canh khoai sọ nấu thịt băm giản dị ngon cơm
15 trang 55 0 0 -
Tiểu luận: Lịch sử ngành công nghệ sản xuất bánh kẹo
19 trang 51 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu về các dụng cụ bao bì và phương pháp bao gói kẹo
64 trang 48 0 0 -
91 trang 47 0 0
-
Bài giảng Công nghệ sản xuất nước mắm - ThS. Phan Thị Thanh Quế
53 trang 46 0 0 -
Giáo án môn: Thương phẩm và an toàn thực phẩm
28 trang 45 0 0 -
1315 trang 44 1 0
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất màu thực phẩm từ chè
198 trang 42 0 0