Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Hy vọng và tỉnh mộng của người Việt Nam ở Pháp
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 83.50 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hy vọng và tỉnh mộng của người Việt Nam ở PhápTôi còn nhớ rõ ngày hôm đó, ngày lễ thánh Louis 25-8-1944. Hôm trước vài toán quân đồng minh đã lẻ tẻ tiến vào thành phố Ba-Lê và tàn quân Đức đã rút khỏi BaLê. Vị tướng Đức chỉ huy quân khu Ba-Lê hình như không muốn giao tranh để tránh cho Ba-Lê khỏi bị tàn phá. Những toán quân kháng chiến Pháp bắt đầu nổi lên, săn đuổi những đám tàn quân Đức khắp các ngõ đường. Khu tôi ở, Institut Catholique tương đối yên tĩnh. Nhưng tiếng súngnhỏ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Hy vọng và tỉnh mộng của người Việt Nam ở Pháp Hy vọng và tỉnh mộng của người Việt Nam ở PhápTôi còn nhớ rõ ngày hôm đó, ngày lễ thánh Louis 25-8-1944. Hôm trước vài toánquân đồng minh đã lẻ tẻ tiến vào thành phố Ba-Lê và tàn quân Đức đã rút khỏi Ba-Lê. Vị tướng Đức chỉ huy quân khu Ba-Lê hình như không muốn giao tranh đểtránh cho Ba-Lê khỏi bị tàn phá. Những toán quân kháng chiến Pháp bắt đầu nổilên, săn đuổi những đám tàn quân Đức khắp các ngõ đường. Khu tôi ở, InstitutCatholique tương đối yên tĩnh. Nhưng tiếng súngnhỏ từ xa vọng lại, các cha, cácthầy từng toán vài người tụm lại bàn tán, kháo tin. Tất cả đều lạc quan. Từ lúc biếtđược quân đồng minh đã bổ bộ lên Normandie, chúng ta biết chắc sớm muộn quânĐức cũng bại trận.Điều lo lắng nhất của mọi người là quân Đức phòng thủ Ba-Lê sẽ không chịu rútêm và sẽ chiến đấu liều lĩnh, quân đồng minh bắt buộc phải dùng những phươngtiện lớn, như họ đã quen dùng ở nhiều nơi. Như vậy thành phố lịch sử này, với baonhiêu di tích lịch sử vô giá, sẽ thành tro bụi.Nhưng rồi một chuyện bất ngờ đã xảy ra. Sáng sớm ngày 25-8-1944, đài phátthanh của lực lượng giải phóng do tướng De Gaulle lãnh đạo loan tin đoàn quânthiết giáp Pháp, do tướng Leclerc cầm đầu, sẽ tiếp thu Ba-Lê. Lộ trình đoàn quângiải phóng Pháp không được loan báo vì lý do an ninh. Nhưng ai cũng đoán đượcnhững con đường lớn mà đoàn quân thiết giáp của tường Leclerc sẽ đi qua. Chẳnghạn khu Arc de triomphe, Champs Élysée, Nhà Ga chính v.v…Chẳng hiểu nhờ một nguồn tin đặc biệt nào, các cha các thầy ở Institut Catholiquebiết rằng đoàn thiết giáp của tướng Leclerc sẽ vào cửa Porte D’Orléans. Tôi là mộttrong số những người hăng hái đến đứng chờ ở đó. Sự chen lấn làm tôi lùi lại phíasau đám đông. Tôi nhớ rõ, đang tìm chỗ cao để nhìn đoàn thiết giáp cắm đầynhững lá cờ Pháp những bó hoa của dân chúng Pháp ném mừng, thì một ngườiquen hốt hoảng chạy lại lôi tôi lên hàng đầu.Đám đông dạt ra người nhường lối cho tôi qua, khi người lôi tôi đi hét to: “Tránhđường, tránh đường, cha đi xức dầu”. Lúc đó tôi mới hiểu vì sao tôi được lôi rahàng đầu. Hình ảnh mà tôi ghi nhận được khi bước ra khỏi rừng người là đoànthiết giáp của tướng Leclerc đã đi chậm lại. Tôi chợt hiểu nguyên nhân khi nhìnvào lề đường và mặt đường.Một bà phước đã chồm lên hôn một binh sĩ trên thiết giáp lúc chiếc thiết giáp đangdi chuyển với tốc độ tuy không nhanh lắm, nhưng cũng khoảng 10 cây số giờ. Bàđã bị kéo ngã, bánh xích sắt của thiết giáo đã nghiến lên bà, tôi mường tượng cảmthấy rằng ánh mắt bà phước còn long lanh, nhấp nháy, má bà còn ấm khi tôi đặttay lên đó. Tôi làm phép xức dầu thánh và cầu nguyện ngắn ngủi cho bà.Tai nạn này làm tôi bùi ngùi. Sao mới vui đó, hớn hở đó, mà nay đã nhắm mắt.Trong khu vực quanh xác bà phước, những tiếng reo hò yếu đi đôi chút. Trên mặtđường, vũng máu còn đọng lại. Đoàn thiết giáp chuyển bánh về hướng Ga chính,với tốc độ chậm mà đều. Từ năm năm nay, đây là lần đầu tiên tôi cùng dân chúngPháp được thấy hình ảnh sức mạnh của nước Pháp.Tôi cũng chung nỗi hân hoan với dân chúng Pháp. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ sứcmạnh này có thể dày xéo lên dân tộc tôi và tôi đã cúi mặt một lúc. Cuộc vui khôngcòn vui được đối với tôi, và tôi đã bỏ về trước đám đông tản mác, trong lúc đoànthiết giáp của tướng Leclerc vẫn còn kéo dài, những tiếng reo hò vẫn vang dội,những bó hoa vẫn được tung lên ngập đường.Tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn, suy nghĩ nhiều chuyện. Tôi thoáng nhớ đến nhữngcuộc khởi nghĩa trong và sau thế chiến. Và kết quả của nó như thế nào thì mọingười đã biết. Ban nhiêu người Việt Nam thất bại và bị lưu đày thì lịch sử đã ghi.Tôi cũng đã biết được hiện nay ở nước nhà đang có một phong trào khởi nghĩanhen nhúm, chưa biết do ai cầm đầu và có khả năng, đường lối như thế nào.Nhưng tôi lo sợ cho họ, cho dân tộc mình. Dù đã bại trận, nhưng sức mạnh quânsự của nước Pháp cũng còn thừa đè bẹp mọi cuộc nổi loạn của dân tộc Việt Nam.Trong các Việt kiều và sinh viên Việt Nam tại Pháp những người lúc bấy giờ tintưởng rằng sau chiến thắng nước Pháp sẽ có một chính sách cởi mở hơn đối vớicác thuộc địa.Họ dựa vào bài diễn văn của tướng De Gaulle đọc tại Brazzaville 30-1-1944. Lúctôi có vẻ ngờ vực điều đó, một vài người ca tụng De Gaulle nồng nhiệt, cam đoanrằng tướng De Gaulle là người khôn ngoan, sáng suốt đã từng chịu cái khổ nhụccủa một kẻ mất nước, chiến đấu để giải phóng tổ quốc mình, ắt hẳn sẽ thông cảmđược những đòi hỏi độc lập của dân tộc Việt Nam.Họ trích đọc nguyên văn cho tôi nghe vài đoạn hứa hẹn quan trọng trong bài diễnvăn đó. Chẳng hạn cái đoạn nói rằng nước Pháp có nhiệm vụ phải làm cách nào đểcác dân tộc tại các lãnh thổ thuộc địa tiến bộ dần đến trình độ có thể tự quản trị.Lại có đoạn chỉ thị cho các quan toàn quyền và Cao ủy các lãnh thổ Pháp quốc hảingoại phải nghiên cứu và áp dụng những cải tổ cần thiết thích hợp với tình thế mớivà nếu cần không do dự trong việc cải tổ cơ cấu cai trị.Tôi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Hy vọng và tỉnh mộng của người Việt Nam ở Pháp Hy vọng và tỉnh mộng của người Việt Nam ở PhápTôi còn nhớ rõ ngày hôm đó, ngày lễ thánh Louis 25-8-1944. Hôm trước vài toánquân đồng minh đã lẻ tẻ tiến vào thành phố Ba-Lê và tàn quân Đức đã rút khỏi Ba-Lê. Vị tướng Đức chỉ huy quân khu Ba-Lê hình như không muốn giao tranh đểtránh cho Ba-Lê khỏi bị tàn phá. Những toán quân kháng chiến Pháp bắt đầu nổilên, săn đuổi những đám tàn quân Đức khắp các ngõ đường. Khu tôi ở, InstitutCatholique tương đối yên tĩnh. Nhưng tiếng súngnhỏ từ xa vọng lại, các cha, cácthầy từng toán vài người tụm lại bàn tán, kháo tin. Tất cả đều lạc quan. Từ lúc biếtđược quân đồng minh đã bổ bộ lên Normandie, chúng ta biết chắc sớm muộn quânĐức cũng bại trận.Điều lo lắng nhất của mọi người là quân Đức phòng thủ Ba-Lê sẽ không chịu rútêm và sẽ chiến đấu liều lĩnh, quân đồng minh bắt buộc phải dùng những phươngtiện lớn, như họ đã quen dùng ở nhiều nơi. Như vậy thành phố lịch sử này, với baonhiêu di tích lịch sử vô giá, sẽ thành tro bụi.Nhưng rồi một chuyện bất ngờ đã xảy ra. Sáng sớm ngày 25-8-1944, đài phátthanh của lực lượng giải phóng do tướng De Gaulle lãnh đạo loan tin đoàn quânthiết giáp Pháp, do tướng Leclerc cầm đầu, sẽ tiếp thu Ba-Lê. Lộ trình đoàn quângiải phóng Pháp không được loan báo vì lý do an ninh. Nhưng ai cũng đoán đượcnhững con đường lớn mà đoàn quân thiết giáp của tường Leclerc sẽ đi qua. Chẳnghạn khu Arc de triomphe, Champs Élysée, Nhà Ga chính v.v…Chẳng hiểu nhờ một nguồn tin đặc biệt nào, các cha các thầy ở Institut Catholiquebiết rằng đoàn thiết giáp của tướng Leclerc sẽ vào cửa Porte D’Orléans. Tôi là mộttrong số những người hăng hái đến đứng chờ ở đó. Sự chen lấn làm tôi lùi lại phíasau đám đông. Tôi nhớ rõ, đang tìm chỗ cao để nhìn đoàn thiết giáp cắm đầynhững lá cờ Pháp những bó hoa của dân chúng Pháp ném mừng, thì một ngườiquen hốt hoảng chạy lại lôi tôi lên hàng đầu.Đám đông dạt ra người nhường lối cho tôi qua, khi người lôi tôi đi hét to: “Tránhđường, tránh đường, cha đi xức dầu”. Lúc đó tôi mới hiểu vì sao tôi được lôi rahàng đầu. Hình ảnh mà tôi ghi nhận được khi bước ra khỏi rừng người là đoànthiết giáp của tướng Leclerc đã đi chậm lại. Tôi chợt hiểu nguyên nhân khi nhìnvào lề đường và mặt đường.Một bà phước đã chồm lên hôn một binh sĩ trên thiết giáp lúc chiếc thiết giáp đangdi chuyển với tốc độ tuy không nhanh lắm, nhưng cũng khoảng 10 cây số giờ. Bàđã bị kéo ngã, bánh xích sắt của thiết giáo đã nghiến lên bà, tôi mường tượng cảmthấy rằng ánh mắt bà phước còn long lanh, nhấp nháy, má bà còn ấm khi tôi đặttay lên đó. Tôi làm phép xức dầu thánh và cầu nguyện ngắn ngủi cho bà.Tai nạn này làm tôi bùi ngùi. Sao mới vui đó, hớn hở đó, mà nay đã nhắm mắt.Trong khu vực quanh xác bà phước, những tiếng reo hò yếu đi đôi chút. Trên mặtđường, vũng máu còn đọng lại. Đoàn thiết giáp chuyển bánh về hướng Ga chính,với tốc độ chậm mà đều. Từ năm năm nay, đây là lần đầu tiên tôi cùng dân chúngPháp được thấy hình ảnh sức mạnh của nước Pháp.Tôi cũng chung nỗi hân hoan với dân chúng Pháp. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ sứcmạnh này có thể dày xéo lên dân tộc tôi và tôi đã cúi mặt một lúc. Cuộc vui khôngcòn vui được đối với tôi, và tôi đã bỏ về trước đám đông tản mác, trong lúc đoànthiết giáp của tướng Leclerc vẫn còn kéo dài, những tiếng reo hò vẫn vang dội,những bó hoa vẫn được tung lên ngập đường.Tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn, suy nghĩ nhiều chuyện. Tôi thoáng nhớ đến nhữngcuộc khởi nghĩa trong và sau thế chiến. Và kết quả của nó như thế nào thì mọingười đã biết. Ban nhiêu người Việt Nam thất bại và bị lưu đày thì lịch sử đã ghi.Tôi cũng đã biết được hiện nay ở nước nhà đang có một phong trào khởi nghĩanhen nhúm, chưa biết do ai cầm đầu và có khả năng, đường lối như thế nào.Nhưng tôi lo sợ cho họ, cho dân tộc mình. Dù đã bại trận, nhưng sức mạnh quânsự của nước Pháp cũng còn thừa đè bẹp mọi cuộc nổi loạn của dân tộc Việt Nam.Trong các Việt kiều và sinh viên Việt Nam tại Pháp những người lúc bấy giờ tintưởng rằng sau chiến thắng nước Pháp sẽ có một chính sách cởi mở hơn đối vớicác thuộc địa.Họ dựa vào bài diễn văn của tướng De Gaulle đọc tại Brazzaville 30-1-1944. Lúctôi có vẻ ngờ vực điều đó, một vài người ca tụng De Gaulle nồng nhiệt, cam đoanrằng tướng De Gaulle là người khôn ngoan, sáng suốt đã từng chịu cái khổ nhụccủa một kẻ mất nước, chiến đấu để giải phóng tổ quốc mình, ắt hẳn sẽ thông cảmđược những đòi hỏi độc lập của dân tộc Việt Nam.Họ trích đọc nguyên văn cho tôi nghe vài đoạn hứa hẹn quan trọng trong bài diễnvăn đó. Chẳng hạn cái đoạn nói rằng nước Pháp có nhiệm vụ phải làm cách nào đểcác dân tộc tại các lãnh thổ thuộc địa tiến bộ dần đến trình độ có thể tự quản trị.Lại có đoạn chỉ thị cho các quan toàn quyền và Cao ủy các lãnh thổ Pháp quốc hảingoại phải nghiên cứu và áp dụng những cải tổ cần thiết thích hợp với tình thế mớivà nếu cần không do dự trong việc cải tổ cơ cấu cai trị.Tôi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam các cuộc chiến tranh nông dân và chiến tranh khái quát lịch sử triều đình huế hồ chủ tịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 144 0 0 -
69 trang 72 0 0
-
CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Thư từ Việt Nam
8 trang 68 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 60 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 56 0 0 -
11 trang 47 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 44 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 41 0 0