Danh mục

Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 72.28 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây nếu…Từ ngày 11 tháng 9, gần như suốt ngày, có lúc lẫn sang đêm, cụ Hồ đã đến gặp ông Marius Moutet, bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp. Trong những ngày cuối cùng ở Pháp này cụ Hồ lúc nào mặt cĩng có vẻ buồn rầu, đau khổ, trầm ngâm. Những Việt kiều thỉnh thoảng gặp cụ không mấy lúc thấy cụ cười nữa. Trong khoảng thời gian này, chúng tôi và một số Việt kiều khá đông nhận được thiếp mời của cụ Hồ, mời dự một buổi tiếp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây nếu…Từ ngày 11 tháng 9, gần như suốt ngày, có lúc lẫn sang đêm, cụ Hồ đã đến gặpông Marius Moutet, bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp. Trong những ngày cuối cùng ởPháp này cụ Hồ lúc nào mặt cĩng có vẻ buồn rầu, đau khổ, trầm ngâm. Những Việtkiều thỉnh thoảng gặp cụ không mấy lúc thấy cụ cười nữa.Trong khoảng thời gian này, chúng tôi và một số Việt kiều khá đông nhận đượcthiếp mời của cụ Hồ, mời dự một buổi tiếp tân ở nhà ông Raymond Aubrac. Hầuhết những Việt kiều tôi quen biết đều được giấy mời.Những người trong nhóm quen biết với tôi không mấy ai giàu, cho nên cùng hẹnchung nhau đi chuyến xe buýt. Lúc chúng tôi đ ến khoảng 4 giờ chiều, thì số Việtkiều có mặt rồi khá đông, có khoảng vài trăm người. Tôi cứ ngại là sau hai lần gặpgỡ cụ Hồ, lần nào tôi cũng lên tiếng cãi lại cụ, lần này có thể cụ sẽ bực mình vớitôi.Nhưng điều tôi không ngờ, là cụ Hồ niềm nở với tôi như trước. Cụ đón chúng tôingay gần cổng vào vườn.Buổi tiếp tân tính tổ chức trong vườn, cho nên tôi đã thấy bàn ghế kê sẵn, đèn mắcsẵn, trên các nhành cây, bụi hoa. Cụ Hồ bắt tay tôi, rồi khoác vai tôi kéo vào mộtchiếc ghế đôi trong vườn. Tay cụ vẫn bá vào vai tôi, có lúc cụ vòng tay lại trướcngực tôi, mân mê những nút áo, và bàn tay gầy guộc của cụ đã đụng vào má, vàocằm tôi. Cử chỉ thân mật này, nếu ở bất cứ một người nào khác, chắc là tôi khôngchịu, nhưng ở cụ Hồ thì tôi thấy nó tự nhiên quá, và không có lý do gì để tôi từch ối c ả .Anh em vây quanh cụ Hồ, phần nhiều là những thành phần trí thức trong đó cónhững người quen nhiều với tôi hỏi han tình hình, kết quả hội nghị Fontainebleau.Tôi thấy mặt cụ Hồ thoáng sậm lại, vừa buồn, vừa chua chát, vừa căm hận. Nhưngrồi cụ mỉm cười liền được. Cụ trả lời bông đùa, mập mờ, đại ý rằng thành cônghay thất bại chẳng quan trọng gì cho lắm, thua keo này ta bày keo khác.Lúc đó khoảng 5 giờ chiều. Vài giọt mưa bắt đầu rơi xuống. Mọi người kéo nhauvào trong nhà. Cụ Hồ vẫn đặt tay trên vai tôi, kéo tôi vào phòng khách.Phòng khách tuy rộng nhưng cũng khó chứa hết vài trăm người, nếu mỗi ngườiđều phải có ghế ngồi. Cụ Hồ lên tiếng yêu cầu mọi người dẹp ghế vào sát tườngrồi ngồi bệt xuống nền nhà cho tiện. Cụ kéo tôi ngồi xuống trước nhất. Tôi thấykhông có gì để nói. Các anh em Việt kiều liên tiếp hỏi cụ, bây giờ hội nghịFontainebleau kể như thất bại rồi, cụ tính sao? Cụ Hồ trả lời nước đôi, cố tình giấudiếm điều gì đó:- Hội nghị vẫn tiếp tục. Chúng ta có tục ngữ: còn nước còn tát mà. Nhưng nếu hộinghị thất bại, chúng ta sẽ liệu đối phó.Một anh em Việt kiều hỏi.- Thưa cụ chủ tịch, nước Pháp có binh hùng tướng mạnh, vũ khí tối tân, chúng talấy gì để đánh Pháp, và đánh như vậy thì hy vọng gì mà đánh?Cụ Hồ nhìn thẳng mọi người, giọng cương quyết:- Chúng ta có nhân dân, nếu nhân dân quyết tâm đánh, thì dù Pháp mạnh đến mấycũng phải thua. Tất nhiên là không ai muốn chịu cảnh chiến tranh, vì thắng hay bạithì cũng phải thiệt hại nhiều. Nhưng một khi thương thuyết không kết quả, thìchúng ta không còn cách gì khác. Cụ Hồ có lẽ để tránh những câu hỏi lắc léo, hoặcvì một lý do nào đó tôi không được biết, cụ đứng lên đi vào nhà trong. Vài phútsau, cụ trở ra và vẫn ngồi xuống cạnh tôi. Một gia nhân đi theo đến trước mặt tôi:- Thưa cha, bà chủ mời cha vào có chuyện muốn thưa với cha.Tôi theo gia nhân vào một phòng khách nhỏ, lối phòng khách phụ nữ, bà LucieAubrac đứng lên bắt tay tôi, tươi cười mời tôi ngồi:- Hôm nay tôi rất sung sướng thấy các linh mục, những nhà trí thức Việt Nam nhưcác ông Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông cùng đến dự cuộc tiếp tân của cụ Hồ.Tôi thấy đây là một triệu chứng tốt tỏ rõ dân tộc Việt Nam không phân biệt tôngiáo, giai cấp đã đoàn kết sau cụ Hồ.Sau vài câu chuyện phiếm, bà Aubrac xin chụp hình tôi làm kỷ niệm. Tôi nhậnthấy bà có một dụng ý nào đó, nên ngần ngại.- Thưa bà, hình một thầy tu như tôi thì có ra gì đâu, xin bà khỏi phải chụp làm gì.Bà Aubrac có vẻ muốn chụp cho được hình tôi.- Thưa cha, ít khi chúng ta có dịp gặp gỡ như thế này, tôi chỉ muốn xin chụp hìnhcha làm kỷ niệm.Tôi đã thấy hai chiếc máy hình, loại máy hình lớn, có chân lớn ba càng trên phủtấm vải đen của các thợ chụp hình chuyên môn thời đó. Tôi vẫn từ chối:- Nếu bà chụp hình để làm kỷ niệm, bỏ vào Album gia đình thì dù không thích tôicũng không dám từ chối, nhưng nếu bà chụp hình để ngày mai hình tôi lên báoL’humanité kèm theo một bài bình luận đại khái nói rằng linh mục Luận ủng hộlập trường cụ Hồ hết mình, thì tôi xin bà cho phép tôi từ chối.Bà Aubrac vẫn tươi cười:- Nếu cha đã không bằng lòng cho lên báo, thì chúng tôi sẽ giữ làm kỷ niệm tronggia đình vậy.Thợ chụp hình ngắm nghía, chụp riêng tôi vài bô, chụp tôi đứng chung với bàAubrac vài bô. Tôi ra phòng ngoài, đứng ở một góc hơi xa cụ Hồ. Hình như cụ vẫnchờ tôi ra nên vừa thấy tôi, cụ đã bước lại gần, kéo tôi ngồi xuống bên cạnh nhưtrước. Cụ có vẻ thân mật, tha ...

Tài liệu được xem nhiều: