Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Những cái mốc trong lịch sử
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 105.95 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 Những cái mốc trong lịch sửVề những ngày niên thiếu của tôi, cũng như của những đứa trẻ V.N vào thời buổi đó, tôi chỉ còn nhớ được cái không khí thanh bình, yên ổn, nhưng là một thứ thanh bình và yên ổn đe dọa, đau xót, nhục nhã. Tôi ra đời tại Hà Tĩnh, năm 1908. Đó cũng là năm mà nhiều cuộc nổi loạn phát khởi ở tỉnh tôi và nhiều nơi khác. Khi tôi bắt đầu có trí khôn thì thỉnh thoảng tôi nghe được những lời bàn tán,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Những cái mốc trong lịch sử Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 Những cái mốc trong lịch sửVề những ngày niên thiếu của tôi, cũng như của những đứa trẻ V.N vào thời buổiđó, tôi chỉ còn nhớ được cái không khí thanh bình, yên ổn, nhưng là một thứ thanhbình và yên ổn đe dọa, đau xót, nhục nhã. Tôi ra đời tại Hà Tĩnh, năm 1908. Đócũng là năm mà nhiều cuộc nổi loạn phát khởi ở tỉnh tôi và nhiều nơi khác. Khi tôibắt đầu có trí khôn thì thỉnh thoảng tôi nghe được những lời bàn tán, xầm xì,những nét mặt đầy lo sợ quanh tôi, nhưng tôi không thể hiểu được điều gì rõ ràng.Những thanh niên, những trai tráng bị bắt đi lính cho Pháp rồi không mấy ai trởvề. Sau này tôi được biết họ được gọi đi lính thợ, được gởi sang Pháp dự thế giớichiến tranh thứ nhất. Có lẽ để đập tan tinh thần phản kháng và cách mạng trongtỉnh Hà Tĩnh, nhà nước Bảo-Hộ đã bắt rất nhiều thanh niên trong tỉnh tôi.Tôi sinh ra trong một gia đình Công giáo lâu đời. Cho nên khi những người xungquanh nhận thấy tôi học hành dễ dàng thì ý nghĩ đầu tiên của họ là gửi tôi vàochủng viện. Vào năm lên 13 tuổi, năm 1921, tôi vào học tại Tiểu Chủng Viện Xã-Đoài. Thời đó, Xã-Đoài chỉ có một vài lớp đầu bậc Trung học và vì đó ít lâu sautôi được gởi vào học tại trường các Thầy Dòng La San ở Huế là trường Pellerin.Sau khi thi đậu bằng Thành Chung, tôi lại được gửi ra Hà Nội theo học đại chủngviện Xuân Bích vào năm 1933. Tôi đã đậu hai phần Tú tài. Sáu năm sau tôi đượcthụ phong Linh mục vào năm 1939.Sau những cuộc nổi dậy khắp nơi của người VN chính phủ Pháp muốn tỏ ra cởimở hơn, cho thi hành một chính sách văn hóa tương đối tiến bộ. Ngoài việc mởthêm những trường cho các tỉnh huyện, nhà nước Bảo Hộ còn cấp nhiều học bổngcho sinh viên ưu tú. Một số các học bổng này được dành cho một ít tu sĩ Cônggiáo. Tôi may mắn được cấp một học bổng du học tại Đại Học Đường Sorbonne.Vào mùa thu năm 1939, tôi lên đường sang Ba-Lê.Mặc dầu thế chiến thứ hai đã bùng nổ, nước Pháp bị Đức chiếm đóng; nhưng nhờlà tu sĩ, nên tôi không gặp một trở ngại lớn lao nào trong đời sống hay trong côngviệc học hành. Từ 1939 đến 1942 tôi theo học Triết và Văn chương, đậu cử nhânnăm 1942. Sau đó tôi học ở trường Á Đông Sinh ngữ và tốt nghiệp ở trường nàynăm 1945.Trong những năm chiến tranh, mặc dầu tôi không có dịp tham dự trực tiếp vàonhững biến cố lịch sử trọng đại, nhưng tôi cũng có dịp gặp gỡ những người ViệtNam trong giới sinh viên học sinh, giới lính thợ, lính khố đỏ và một số người ViệtNam sang Pháp từ đệ nhất thếh chiến rồi ở lại Pháp luôn và nhập quốc tịch Pháp.Trước lễ Giáng Sinh năm 1940, tôi đến thăm một linh mục thừa sai ở đường Du-Bac, số 128. Vị linh mục này đã sống ở Viễn Đông lâu năm, và trong lần đến thămnày, tôi đã được gặp một thiếu phụ Pháp giàu lòng từ thiện đang tổ chức nhữngcuộc thăm viếng, giúp đỡ những người Việt Nam đi lính trong quân đội Pháp bịquân Đức bắt làm tù binh. Thấy tôi là người Việt Nam, bà De Seize ngỏ ý yêu cầutôi theo bà đến thăm những người lính Việt Nam bị giam giữ trong các trại tù binhở Laval. Tôi nhận lời và những ngày nghỉ lễ sau đó, tôi cùng bà De Seize thườngđến trại tù binh Laval thăm viếng những người lính Việt Nam. Công việc của tôichẳng có gì quan trọng. Tôi làm cái nhiệm vụ thông ngôn giữa những người ViệtNam và những nhà hảo tâm Pháp, đôi lúc viết giùm và gửi thư về quê hương chonhững người không biết đọc biết viết. Tôi cũng đến thăm những tù binh Việt Namđược điều trị tại các bệnh viện khắp Ba-Lê.Lúc bấy giờ một số sinh viên Việt Nam cũng tổ chức những nhóm sinh viên thămviếng và an ủi những thương bệnh binh Việt Nam tại các bệnh viện. Một lần tôigặp Trần Hữu Phương trong một bệnh viện. Từ sự quen biết đến chỗ thân thiết thậtdễ dàng, nhanh chóng giữa những người Việt Nam xa Tổ quốc, cùng chung lýtưởng. Cũng từ đó, tôi có ý nghĩ phối hợp các hoạt động của các sinh viên ViệtNam tại Ba-Lê, và đem chuyện đó ra bàn với Trần Hữu Phương.Chúng tôi tập hợp các tổ chức sinh viên Việt Nam tại Pháp và các Việt kiều thànhmột hội duy nhất, lấy tên là hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp(Fédération Des Indochinois de France), với vị chủ tịch đầu tiên là Trần HữuPhương, cùng các hội sáng lập như Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông, hai anh emHoàng Xuân Mãn, Hoàng Xuân Nhị (em Hoàng Xuân Hãn).Số sinh viên tham dự trên 300 người. Những Việt kiều ở Pháp và Ba-Lê trênnguyên tắc đều là hội viên, tuy nhiên chỉ có một số ở Ba-Lê tham gia những sinhhoạt thường xuyên của hội. Nhân danh hội Liên Hiệp những người Đông Dươngtại Pháp, chúng tôi ra một bản tuyên ngôn đòi chính phủ Bảo-Hộ Pháp phải traotrả độc lập cho Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi quyết định ra tuyên ngôn nói trên, vìvào đầu năm 1945, sau khi quân đồng minh thắng quân Đức, Ba-Lê được giảiphóng, có hai sinh viên Việt Nam ký tên vào một bản tuyên ngôn cam kết trungthành với mẫu quốc Pháp. Tôi còn nhớ tên những người Việt Nam ký vào bảntuyên ngôn nhục nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Những cái mốc trong lịch sử Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 Những cái mốc trong lịch sửVề những ngày niên thiếu của tôi, cũng như của những đứa trẻ V.N vào thời buổiđó, tôi chỉ còn nhớ được cái không khí thanh bình, yên ổn, nhưng là một thứ thanhbình và yên ổn đe dọa, đau xót, nhục nhã. Tôi ra đời tại Hà Tĩnh, năm 1908. Đócũng là năm mà nhiều cuộc nổi loạn phát khởi ở tỉnh tôi và nhiều nơi khác. Khi tôibắt đầu có trí khôn thì thỉnh thoảng tôi nghe được những lời bàn tán, xầm xì,những nét mặt đầy lo sợ quanh tôi, nhưng tôi không thể hiểu được điều gì rõ ràng.Những thanh niên, những trai tráng bị bắt đi lính cho Pháp rồi không mấy ai trởvề. Sau này tôi được biết họ được gọi đi lính thợ, được gởi sang Pháp dự thế giớichiến tranh thứ nhất. Có lẽ để đập tan tinh thần phản kháng và cách mạng trongtỉnh Hà Tĩnh, nhà nước Bảo-Hộ đã bắt rất nhiều thanh niên trong tỉnh tôi.Tôi sinh ra trong một gia đình Công giáo lâu đời. Cho nên khi những người xungquanh nhận thấy tôi học hành dễ dàng thì ý nghĩ đầu tiên của họ là gửi tôi vàochủng viện. Vào năm lên 13 tuổi, năm 1921, tôi vào học tại Tiểu Chủng Viện Xã-Đoài. Thời đó, Xã-Đoài chỉ có một vài lớp đầu bậc Trung học và vì đó ít lâu sautôi được gởi vào học tại trường các Thầy Dòng La San ở Huế là trường Pellerin.Sau khi thi đậu bằng Thành Chung, tôi lại được gửi ra Hà Nội theo học đại chủngviện Xuân Bích vào năm 1933. Tôi đã đậu hai phần Tú tài. Sáu năm sau tôi đượcthụ phong Linh mục vào năm 1939.Sau những cuộc nổi dậy khắp nơi của người VN chính phủ Pháp muốn tỏ ra cởimở hơn, cho thi hành một chính sách văn hóa tương đối tiến bộ. Ngoài việc mởthêm những trường cho các tỉnh huyện, nhà nước Bảo Hộ còn cấp nhiều học bổngcho sinh viên ưu tú. Một số các học bổng này được dành cho một ít tu sĩ Cônggiáo. Tôi may mắn được cấp một học bổng du học tại Đại Học Đường Sorbonne.Vào mùa thu năm 1939, tôi lên đường sang Ba-Lê.Mặc dầu thế chiến thứ hai đã bùng nổ, nước Pháp bị Đức chiếm đóng; nhưng nhờlà tu sĩ, nên tôi không gặp một trở ngại lớn lao nào trong đời sống hay trong côngviệc học hành. Từ 1939 đến 1942 tôi theo học Triết và Văn chương, đậu cử nhânnăm 1942. Sau đó tôi học ở trường Á Đông Sinh ngữ và tốt nghiệp ở trường nàynăm 1945.Trong những năm chiến tranh, mặc dầu tôi không có dịp tham dự trực tiếp vàonhững biến cố lịch sử trọng đại, nhưng tôi cũng có dịp gặp gỡ những người ViệtNam trong giới sinh viên học sinh, giới lính thợ, lính khố đỏ và một số người ViệtNam sang Pháp từ đệ nhất thếh chiến rồi ở lại Pháp luôn và nhập quốc tịch Pháp.Trước lễ Giáng Sinh năm 1940, tôi đến thăm một linh mục thừa sai ở đường Du-Bac, số 128. Vị linh mục này đã sống ở Viễn Đông lâu năm, và trong lần đến thămnày, tôi đã được gặp một thiếu phụ Pháp giàu lòng từ thiện đang tổ chức nhữngcuộc thăm viếng, giúp đỡ những người Việt Nam đi lính trong quân đội Pháp bịquân Đức bắt làm tù binh. Thấy tôi là người Việt Nam, bà De Seize ngỏ ý yêu cầutôi theo bà đến thăm những người lính Việt Nam bị giam giữ trong các trại tù binhở Laval. Tôi nhận lời và những ngày nghỉ lễ sau đó, tôi cùng bà De Seize thườngđến trại tù binh Laval thăm viếng những người lính Việt Nam. Công việc của tôichẳng có gì quan trọng. Tôi làm cái nhiệm vụ thông ngôn giữa những người ViệtNam và những nhà hảo tâm Pháp, đôi lúc viết giùm và gửi thư về quê hương chonhững người không biết đọc biết viết. Tôi cũng đến thăm những tù binh Việt Namđược điều trị tại các bệnh viện khắp Ba-Lê.Lúc bấy giờ một số sinh viên Việt Nam cũng tổ chức những nhóm sinh viên thămviếng và an ủi những thương bệnh binh Việt Nam tại các bệnh viện. Một lần tôigặp Trần Hữu Phương trong một bệnh viện. Từ sự quen biết đến chỗ thân thiết thậtdễ dàng, nhanh chóng giữa những người Việt Nam xa Tổ quốc, cùng chung lýtưởng. Cũng từ đó, tôi có ý nghĩ phối hợp các hoạt động của các sinh viên ViệtNam tại Ba-Lê, và đem chuyện đó ra bàn với Trần Hữu Phương.Chúng tôi tập hợp các tổ chức sinh viên Việt Nam tại Pháp và các Việt kiều thànhmột hội duy nhất, lấy tên là hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp(Fédération Des Indochinois de France), với vị chủ tịch đầu tiên là Trần HữuPhương, cùng các hội sáng lập như Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông, hai anh emHoàng Xuân Mãn, Hoàng Xuân Nhị (em Hoàng Xuân Hãn).Số sinh viên tham dự trên 300 người. Những Việt kiều ở Pháp và Ba-Lê trênnguyên tắc đều là hội viên, tuy nhiên chỉ có một số ở Ba-Lê tham gia những sinhhoạt thường xuyên của hội. Nhân danh hội Liên Hiệp những người Đông Dươngtại Pháp, chúng tôi ra một bản tuyên ngôn đòi chính phủ Bảo-Hộ Pháp phải traotrả độc lập cho Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi quyết định ra tuyên ngôn nói trên, vìvào đầu năm 1945, sau khi quân đồng minh thắng quân Đức, Ba-Lê được giảiphóng, có hai sinh viên Việt Nam ký tên vào một bản tuyên ngôn cam kết trungthành với mẫu quốc Pháp. Tôi còn nhớ tên những người Việt Nam ký vào bảntuyên ngôn nhục nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam các cuộc chiến tranh nông dân và chiến tranh khái quát lịch sử triều đình huế hồ chủ tịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 144 0 0 -
69 trang 72 0 0
-
CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Thư từ Việt Nam
8 trang 68 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 60 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 56 0 0 -
11 trang 47 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 44 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 42 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 41 0 0