Danh mục

Bệnh đậu mùa – Phần 2

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.07 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đường đi bệnh đậu mùa Vùng hạ Sahara châu Phi dường như có nhiều khả năng là nơi xuất phát của virus gây bệnh đậu mùa ở người, nơi mà có lẽ virus đã tiến hóa từ virus đậu khỉ (monkeypox). Khi đã trở thành virus ở người, virus đậu mùa phát tán ra xa khi người nhiễm mang virus trong cơ thể suốt giai đoạn ủ bệnh dài, lây cho các bạn lữ hành dọc theo đường đi. Các trận dịch tiếp nhau đã nhiều lần du nhập virus vào các vùng khác nhau. Việc buôn bán nô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh đậu mùa – Phần 2 Bệnh đậu mùa – Phần 2Đường đi bệnh đậu mùaVùng hạ Sahara châu Phi dường như có nhiều khả năng là nơi xuất phát của virusgây bệnh đậu mùa ở người, nơi mà có lẽ virus đã tiến hóa từ virus đậu khỉ(monkeypox). Khi đã trở thành virus ở người, virus đậu mùa phát tán ra xa khingười nhiễm mang virus trong cơ thể suốt giai đoạn ủ bệnh dài, lây cho các bạn lữhành dọc theo đường đi. Các trận dịch tiếp nhau đã nhiều lần du nhập virus vàocác vùng khác nhau. Việc buôn bán nô lệ tại châu Phi có từ 1 ngàn năm trước, đãđóng vai trò tiếp dẫn sự lây truyền bệnh đậu mùa.Vào khoảng 2500 năm trước CN., các thương lộ cổ xưa, chiến tranh, di dân, hànhhương cùng với các binh sĩ hồi hương, thương gia, khách lữ hành, và thám hiểm,đã tiếp tay giúp cho virus lan truyền khắp thế giới cổ đại. Khi các thành bang mọclên dọc theo các thương lộ, thì đám dân cư đông đúc tại vùng đô thị trở thành nơilý tưởng ươm mầm bệnh gây nên các vụ dịch đậu mùa không dứt.Virus di chuyển từ vùng châu thổ sông Nile đến các đô thị cổ đại vùng Lưỡng hà,vùng cao nguyên xứ Ba tư, đến vùng Biển Đen và đi vào vùng Tây Á và Trung Á,kể cả vùng thung lũng sông Indus thuộc Pakistan ngày nay. Virus không nhữngchỉ du hành qua cơ thể người bệnh mà còn sống trong các vảy mủ khô dính trongquần áo nhiễm bẩn và các kiện hàng sợi bông được các thương đoàn mang đến tậnnhững nơi xa xôi. Giao thương thời xa xưa qua đường biển từ vùng vịnh Ba tư,dọc theo bờ biển Ả rập, Ba tư,và Ấn độ, và cuối cùng đến Trung quốc, có thể cũngđã đóng vai trò trong việc vận chuyển virus đến châu Á.Ramses V: chết vì bệnh đậu mùa năm 1157 trước Công NguyênBằng chứng xưa nhất về sự hiện diện bệnh đậu mùa được tìm thấy trên 3 xác ướpthời Ai cập cổ đại, có niên đại khoảng năm 1570-1080 trước CN., trong đó có xácướp Pharaoh Ramses V. Vị vua này chết vào năm 1157 trước CN vì bệnh đậu mùakhi mới hơn 30 tuổi. Mặt ông ta có các dấu chứng bị sưng phù và túi mủ. Xétnghiệm vi thể các thương tổn người ta tìm thấy những hạt nhỏ dạng virus đậumùa,và những mảnh vảy cho phản ứng với kháng thể đậu mùa.Người Hittites sống tại vùng Anatolia có mô tả 1 chứng bệnh bí hiểm gây thànhdịch đã tấn công họ sau khi giao chiến với quân đội Ai cập tại vùng phía bắc Syriangày nay vào giữa thế kỷ 14 trước CN. Bệnh từ các tù binh Ai cập đã lây ra vàcướp đi nhiều mạng sống dân th ường và binh lính. Bệnh hoành hành trong cọngđồng người Hittites ít nhất là 20 năm. Chúng ta đoán đây chỉ có thể là bệnh đậumùa.Một trong các tài liệu y học Sanscrit cổ nhất, sách Susruta Aamhita, do 1 thầythuốc Hindu soạn trước thế kỷ thứ 5, đã mô tả bệnh đậu mùa và cho biết bệnh nàycó lẽ đã tồn tại tại Ấn độ cổ đại vào khoảng năm 1500 trước CN.. Các thầy thuốc yhọc Ayuverda đã dịch các mô tả về bệnh đậu mùa được viết trong khoảng thờigian từ năm 1000 trước CN. từ tiếng Sanscrit và Pali sang tiếng Sinhalese củangười sống trên đảo Sri Lanka hiện nay. Các thầy tu Bà la môn đã hành lễ và cầunguyện nữ thần bệnh đậu mùa trong thiên niên kỷ cuối cùng trước CN.Bệnh đậu mùa đã đến Trung quốc khoảng năm 250 trước CN. khi quân Hung nôtừ miền Trung Á tấn công nước này, và chẳng bao lâu sau đã nhanh chóng lan trànra khắp miền bắc Trung quốc. Bệnh đậu mùa đã tấn công quân đội của Hán Vũ đếvào năm 48-49 khi đánh dẹp các bộ tộc Vũ lăng (Wuling) thuộc vùng Hồ nam hiệnnay. Bệnh đậu mùa từ miền Trung Á đến, và có lẽ cũng đã từ nơi này lan xuốngmiền Đông nam Á dọc theo “ con đường Miến điện ”. Bệnh đậu mùa bám trụ tạiTrung quốc và đã được một thầy thuốc nước Tấn (Chin) vào đầu thế kỷ thứ 4 môtả đầy đủ.. Bệnh đậu mùa đã cùng với đạo Phật đến được Nhật bản vào thế kỷ thứ6.Không có tài liệu cổ nào của người Hi lạp và La mã mô tả rõ ràng về bệnh đậumùa mặc dù họ đã ghi lại vô số các trận dịch. Tuy nhiên, bằng chứng về bệnh nàyđã được nêu ra trong đám quân lính Carthage đóng dọc bờ biển Địa trung hảithuộc Bắc Phi vào năm 395 trước CN. Carthage đem quân đội đến đảo Sicily đểtấn công thành Syracuse. Khi bao vây thành này, nhiều quân sĩ Carthage ngã bệnh,trên người phủ đầy các mụn mủ, nhiều người chết nên phải rút quân về ..Khi Alexander Đại đế tiến vào vùng châu thổ sông Indus vào năm 327 trước CN.thì quân đội bị mắc một chứng bệnh mà sử gia La mã Rufus có mô tả là ngườibệnh bị phủ đầy các vảy nhỏ và lây cho người khác. Bệnh lui dần trước khi đoànquân rút lui về phương Tây.Các triệu chứng bệnh đậu mùa phù hợp với những mô tả về một chứng bệnh xảyra trên các binh sĩ xứ Abyssinia thuộc vương quốc Aksum xứ Ethiopia hiện naykhi họ tấn công Mecca trong trận chiến Elephant vào năm 569. Bệnh này lan trànra khắp các bộ lạc Ả rập khi Muhammad ra tay thống nhất vào thế kỷ thứ 7. Thầythuốc Rhazes tại thành Baghdad vào thế kỷ thứ 10 đã ghi lại 1 vụ dịch do hậu quảcủa trận Elephant, và trở thành người đầu tiên đưa ra 1 chẩn đoán đầy đủ bệnh đậumùa.Giám mục Gregory của thành Tours ...

Tài liệu được xem nhiều: