Danh mục

Bệnh Gumboro ở gà (Infectious Bursal Disease)

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.39 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus gây ra ở gà và gà tây. Virus gây bệnh thuộc nhóm không có vỏ bọc, có sức chịu đựng rất cao, thời gian nung bệnh ngắn, do đó khả năng truyền bệnh rất mạnh. Theo các điều tra gần đây tại nước ta, gà công nghiệp có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, Gumboro được coi là bệnh truyền nhiễm chính trên gà hiện nay. Gà ta nuôi theo phương thức bán công nghiệp cũng mắc bệnh, trên nhiều đàn tỷ lệ chết lên đến 20-25%. bệnh phát triển rất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Gumboro ở gà (Infectious Bursal Disease) Bệnh Gumboro ở gà (Infectious Bursal Disease)Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus gây ra ở gà vàgà tây. Virus gây bệnh thuộc nhóm không có vỏ bọc, có sức chịuđựng rất cao, thời gian nung bệnh ngắn, do đó khả năng truyềnbệnh rất mạnh. Theo các điều tra gần đây tại nước ta, gà côngnghiệp có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, Gumboro được coi là bệnhtruyền nhiễm chính trên gà hiện nay. Gà ta nuôi theo phươngthức bán công nghiệp cũng mắc bệnh, trên nhiều đàn tỷ lệ chếtlên đến 20-25%.bệnh phát triển rất mạnh gây chết rất nhiều gà, từ đó gây đượcsự chú ý cho các nhà chuyên môn. Nhiều biện pháp phòng bệnhđã được nghiên cứu, tuy nhiên ngày nay việc khống chế bệnhvẫn còn ở phía trước.CĂN BỆNH- Virus Gumboro thuộc nhóm ARN virus. Cấu tạo virus baogồm Acid Ribonucleic bên trong, bao quanh nó là lớp Capsidcấu tạo bằng Protein. Ngoài phần capsid virus không có vỏ bọcbằng Lipid. Do đó virus có sức đề kháng rất mạnh trong môitrường tự nhiên.- Ở điều kiện môi trường trong chuồng trại, virus có thể tồn tạiđến 4 tháng, môi trường acid không diệt được virus. Các loạithuốc sát trùng thông thường cũng không thể giết chết virus, trừnhững thuốc sát trùng mạnh như Bioxide, Biodine, Bio Sept.ĐƯỜNG XÂM NHẬP VÀ SỰ LÂY TRUYỀN- Virus từ môi trường hoặc trong chuồng trại xâm nhập đườngtiêu hóa vào cơ thể để gây bệnh, từ các gà bệnh virus được bàithải ra ngoài sẽ theo thức ăn, nước uống xâm nhập đường tiêuhóa gà còn khỏe và làm lan truyền bệnh trên cả đàn.- Gà giống có thể mang virus trong cơ thể nhưng không truyềnqua trứng, do đó trong phôi không có virus Gumboro.- Gà con từ 1 ngày tuổi có thể nhiễm virus Gumboro do virusbám vào vỏ trứng hoặc qua các dụng cụ chăn nuôi, chuồng trạikhông được sát trùng đúng mức.- Tuổi mẫn cảm của gà đối với virus Gumboro từ 1 ngày tuổiđến 6 tuần tuổi, thường gà trên 9 tuần tuổi ít khi mắc bệnh.CƠ CHẾ GÂY BỆNH- Virus xâm nhập qua đường tiêu hóa của gà, xuyên qua màngruột đến các đại thực bào và cơ quan Lympho của ống tiêu hóa,từ đây Virus theo tĩnh mạch cửa vào gan rồi lan tỏa khắp cơ thể,đến ngày thứ 4 virus có mặt ở các cơ quan sinh bạch cầu, tậptrung nhiều nhất ở túi Fabricius.- Nếu gà nhiễm bệnh từ 1 ngày đến 2 tuần tuổi, do trong máucủa gà chưa có các bổ thể virus không tấn công được hệ thốngmạch máu và thận, chỉ phá hại túi Fabricius, làm túi này hư hạirồi teo nhỏ, quá trình nuôi dưỡng và thành thục của tế bàoLympho B bị đình trệ, dẫn đến hậu quả làm suy giảm việc tạokháng thể của cơ thể gà, đây là nguyên nhân chính của việc gàkhông tạo được miễn dịch mặc dù đã tiêm phòng đầy đủ cácbệnh.- Trường hợp nhiễm bệnh sau 2 tuần tuổi, lúc đó trong máu đãcó đầy đủ lượng bổ thể virus sẽ phát huy tác dụng gây nên triệuchứng vỡ mạch máu gây xuất huyết nhiều nơi, virus đến thậnphá hoại ống thận làm gà không thể tái hấp thu được nước, hậuquả nước từ thận tràn vào trực tràng, gà tiêu chảy rất nặng, gàchết chủ yếu là do mất nước.TRIỆU CHỨNG- Gà bị nhiễm virus sớm, trước 2 tuần tuổi sẽ mắc bệnh thể tiềmẩn, nếu không có kháng thể hoặc kháng thể mẹ truyền dưới mứcbảo hộ. Gà không có triệu chứng lâm sàng lộ ra ngoài nhưng túiFabricius bị tổn thương nặng (viêm, phù, xuất huyết và sau đó bịteo) làm cho đáp ứng miễn dịch dịch thể bị ức chế. Gà mắc thểbệnh này sẽ giảm năng suất, khả năng miễn dịch yếu khi chủngngừa các vaccin phòng bệnh khác, đồng thời tăng khả năng vàmức độ trầm trọng khi mắc các bệnh khác như: Cầu trùng,E.coli, Newcastle...- Gà nhiễm bệnh sau 2 - 3 tuần tuổi có biểu hiện lâm sàng rõ rệt.Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào độc lực của chủngvirus gây bệnh. Đối với gà thịt, bệnh Gumboro thường xảy ra ởlứa tuổi 3 - 6 tuần. Còn ở gà đẻ trứng bệnh có thể phát ra ởnhững lứa tuổi muộn hơnBệnh thường phát ra đột ngột với thờigian ủ bệnh ngắn (1 - 2 ngày), tiến triển bệnh rất nhanh trongvòng 1 - 2 ngày, gần như đồng loạt 100%, tỷ lệ chết cao nhấtvào những ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần, đến ngày thứ 7, 8gà hồi phục. Tỷ lệ chết dao động trong khoảng 5 - 30%, đôi khilên đến 60% tùy thuộc vào độc lực virus và trạng thái miễn dịchcủa đàn gà.- Triệu chứng chủ yếu là bỏ ăn, gục đầu vào cánh, hay mổ hậumôn lẫn nhau, uống nhiều nước, ỉa phân lỏng màu trắng hơinhày, thường nằm úp, mệt mỏi. Gà gầy sút nhanh do bị mấtnước. ...

Tài liệu được xem nhiều: