Danh mục

Bệnh hay gặp khi mang thai

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.62 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, nó thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thời kỳ mang thai. Thủ phạm gây bệnh Nước tiểu bình thường vô khuẩn, chứa nước, muối, các chất bã nhưng không có vi khuẩn, nấm......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh hay gặp khi mang thai Bệnh hay gặp khi mang thaiNhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang hay thận và sinh sôinẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từngcơ quan của hệ tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là chứng bệnh thường gặp ở phụnữ mang thai, nó thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thời kỳ mang thai.Thủ phạm gây bệnhNước tiểu bình thường vô khuẩn, chứa nước, muối, các chất bã nhưng không có vi khuẩn,nấm... Nhiễm khuẩn xảy ra khi các vi sinh vật bình thường ở ống tiêu hóa bám vào lỗniệu đạo và bắt đầu sinh sản. Hầu hết các nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn E.coli(Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập bàng quang qua niệu đạo vốn rấtngắn của phụ nữ (chỉ 3 - 4cm), cũng có thể E.Coli lúc thường sống ở ruột già, khởi đầusinh sản ở niệu đạo, nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Từ đấy, vikhuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Nếu nhiễm khuẩn này khôngđược điều trị ngay, vi khuẩn có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận bểthận. Sỏi bàng quang - nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu.Để vi khuẩn phát triển thì một trong những yếu tố thuận lợi hay gặp của phụ nữ khi mangthai là sự ứ đọng nước tiểu, sự ứ đọng này xảy ra do khối lượng tử cung lớn lên chèn épvào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lênniệu quản...Các thể nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thaiCăn cứ vào triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, người ta phân ra một số thểnhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai như sau:Thể nhiễm khuẩn: Thường không có triệu chứng lâm sàng. Qua hai lần xét ngiệm nướctiểu riêng biệt thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn trong 1ml nước tiểu. Thể bệnh này cóthể gây biến chứng viêm thận - bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịpthời.Thể viêm bàng quang: Người bệnh có tiểu buốt, tiểu dắt, có khi ra máu cuối bãi, có cảmgiác nóng bỏng, rát khi đái, không sốt người mệt mỏi khó chịu. Xét nghiệm nước tiểu:Tối thiểu thấy có 10.000 bạch cầu và 100.000 vi khuẩn trong 1ml nước tiểu trở lên thì cóthể chẩn đoán xác định. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫnđến viêm thận - bể thận cấp.Thể viêm thận - bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất. Khởi phát thường đột ngột với hộichứng nhiễm khuẩn rõ rệt: sốt cao 39 - 400C, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụpnhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khiđau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinhdục. Nếu không điều trị kịp thời thì viêm thận - bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứngnguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuầnhoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp... thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non... Bệnh cảnh nàythường gặp trên người có tiền sử viêm thận - bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi,hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết nay mới có điều kiệnbộc lộ ra ngoài.Làm gì khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu?Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụcó thể điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng khángsinh loại diệt khuẩn tốt mà không có hại cho thai. Sau một đợt điều trị, sản phụ cần xétnghiệm lại nước tiểu.Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Tạiđây, sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xétnghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiếtniệu, siêu âm kiểm tra xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không...Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kếtquả kháng sinh. Nếu phát hiện nguyên nhân do sỏi hoặc dị dạng tiết niệu thì phải tạm thờidẫn lưu nước tiểu bằng đặt ống sonde qua niệu quản. Phụ nữ khi mang thai, cần kiểm tranước tiểu định kỳ, xét nghiệm tế bào vi khuẩn trong nước tiểu 3 tháng một lần. Ngoài ra,về chế độ ăn uống, vệ sinh sản phụ hàng ngày nên uống nước đầy đủ, không nên cố nhịnkhi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp vì lúc này lỗ niệu đạo mở dễ tạo điềukiện cho vi khuẩn xâm nhập bàng quang và nhiễm khuẩn ngược dòng, khi đi đại tiệnhoặc khi vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. BS. Thanh Quy ...

Tài liệu được xem nhiều: