Danh mục

Bệnh Học Thực Hành: BÀNG QUANG VIÊM CẤP (CYSTITIS )

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.57 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại Cương + Là một bệnh thuộc phạm vi chứng LÂM của YHCT thuộc loại ‘Nhiệt Lâm’. + Do ngoại nhân (thấp nhiệt) xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. + Do nội thương (âm hư hoặc thấp nhiệt, huyết nhiệt tiếp tục tồn tại: gây ra bệnh mạn tính. + Thường xẩy ra ở nữ giới nhiều hơn nam. + Một số sách cũng xếp loại ‘Tiểu Phúc Thống’ vào chứng này. Nguyên Nhân - Theo YHHĐ: + Tại chỗ: do sỏi bàng quang cọ xát nhiều gây nhiễm khuân thứ phát (nơi nam giới). + Do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Học Thực Hành: BÀNG QUANG VIÊM CẤP (CYSTITIS ) BÀNG QUANG VIÊM CẤP (CYSTITIS )Đại Cương+ Là một bệnh thuộc phạm vi chứng LÂM của YHCT thuộc loại ‘Nhiệt Lâm’.+ Do ngoại nhân (thấp nhiệt) xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh.+ Do nội thương (âm hư hoặc thấp nhiệt, huyết nhiệt tiếp tục tồn tại: gây ra bệnhmạn tính.+ Thường xẩy ra ở nữ giới nhiều hơn nam.+ Một số sách cũng xếp loại ‘Tiểu Phúc Thống’ vào chứng này.Nguyên Nhân- Theo YHHĐ:+ Tại chỗ: do sỏi bàng quang cọ xát nhiều gây nhiễm khuân thứ phát (nơi namgiới).+ Do bể thận – thận viêm lan xuống.+ Từ niệu đạo, âm đạo lan lên (nơi phụ nữ) hoặc từ niệu đạo, tiền liệt tuyến viêmlan lên (nam giới).+ Do tai biến sau khi sinh hoặc phẫu thuật gây ra lỗ dò rồi gây viêm.+ Do vi khuẩn: thường gặp nhất là trực khuẩn Coli, liên cầu, có khi do Proteus,trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn, lậu cầu khuẩn.- Theo Đông Y: Chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, bàng quang gây nên.Triệu ChứngĐái gắt: Đái ít một và muốn đái luôn, có khi ra ít giọt làm người bệnh thấy khóchịu.Đái buốt: nhất là lúc bắt đầu và khúc cuối.Đái khó: hậu quả của hai chứng trên.Đái đục hoặc có mủ: nước tiểu đục, có cặn nhầy. Nếu có loét gây chảy máu thìtrong nước tiểu có lẫn máu.Bụng dưới đau tức, sốt, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Sác.Hướng Đỉều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.Nếu bệnh tái phát, chính khí suy yếu (trong bệnh mạn tính), cần chú ý đến việc phùchính như Bổ Tỳ, ích Thận, tư âm, ôn dương.+ Bát Chính Tán (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương): Biển súc 12g, Camthảo 6g, Chi tử 8g, Cù mạch 12g, Đại hoàng 8g, Hoạt thạch 16g, Mộc thông 6g, Xatiền tử 16g.(Chi tử + Địa hoàng để thanh nhiệt, tả hỏa; Biển súc + Cù mạch + Hoạt thạch +Mộc thông để lợi thấp, thông lâm- Nội Khoa Học Thượng Hải).+ Đạo Xích Tán (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Cam thảo 8g, Đăng tâm thảo2g, Mộc thông 8g, Sinh địa 12g.(Sinh địa thanh tâm khí; Trúc diệp thanh tâm khí; Mộc thông giáng tâm hỏa, vàotiểu trường; Cam thảo thông niệu đạo, chỉ thống. Tất cả các vị đều dẫn hỏa theođường tiểu mà ra vậy – Nội Khoa Học Thượng Hải).+ Chỉ Trọc Cố Bản Giao Nhị Thang: Hoàng bá, Hàng liên, Phục linh, Bạch maocăn đều 12g, Trư linh, Mộc thông, Hoạt thạch, Bán hạ (chế) đều 8g, Xa tiền tử 6g(Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).Kinh Nghiệm Điều Trị Của Nhật Bản (theo ‘Chinese Herbal Medicine And TheProblem Of Aging’):+ Trư Linh Thang: làm giảm nhẹ viêm bàng quang, bể thận cấp và mạn. Bài thuốccó tác dụng kích thích làm điều hòa niệu quản và tiểu tiện dễ chịu hơn.+ Ngũ Linh Tán: trị bàng quang viêm cấp và mạn.+ Đại Hoàng Mẫu Đơn Bì Thang: trị bể thận viêm cấp, bàng quang viêm ở bệnhnhân khỏe mạnh, có xu hướng bị táo bón.+ Long Đởm Tả Can Thang: dùng cho bàng quang viêm cấp, viêm nặng, tiểu khó,buốt, đái hạ.+ Bát Vị Địa Hoàng Hoàn hoăïc Ngũ Lâm Tán: hợp với bể thận, bàng quang viêmcấp và mạn, biểu hiện rõ rối loạn sau khi tiểu nước tiểu vẫn còn giữ lại, tiểu nhiều,thắt lưng đau. Bát Vị Địa Hoàng Hoàn dùng trong bể thận viêm do nhiễm trùng saukhi sinh và sẩy thai.+ Thanh Tâm Liên Tử Thang: làm giảm nhẹ những rối loạn của bể thận viêm, bàngquang viêm, muốn đi tiểu mà không tiểu được, nước tiểu đục, rối loạn tiêu hóa dosử dụng kháng sinh. Bài thuốc này đặc biệt tốt cho phụ nữ suy yếu có nước daxanh và dễ bị kích thích.CHÂM CỨU+ Tả Quan nguyên (Nh.4), Khí hải (Nh.6), Trung cực (Nh.3), Khúc cốt (Nh.2),Thận du (Bq.23), Tam âm giao (Ty.6), Thái khê (Th.3) (Tân Biên Trung Y HọcKhái Yếu).+ Bàng quang du, Trung cực, Âm lăng tuyền, Hành gian, Thái khê.(Bàng quang viêm liên quan nhiều đến bàng quang, dùng huyệt Bàng quang du vàTrung cực để sơ lợi khí của bàng quang. Phối hợp với huyệt Âm lăng tuyền để lợitiểu, làm cho khí hóa trở lại bình thường, tiểu tiện được thông, theo ý: thông tắc bấtthống. Vì mạch của kinh Can kết ở bộ phận sinh dục, vì vậy, dùng huyệt Vinh củakinh Can là Hành gian để tả hỏa, giảm đau; Thái khê là huyệt Nguyên của kinhThận đẻ ích Thận, thanh gốc bệnh (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).Nhĩ Châm: Dùng huyệt Bàng quang, Thận, Giao cảm, Chẩm, Thượng thận. Châmkích thích mạnh. Mỗi lần dùng 2-4 huyệt. Lưu kim 20-30 phút. Mỗi ngày châmmột lần, 10 lần là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). Y Án Bàng Quang Viêm Thể Thấp Nhiệt (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’)Trịnh X, 45 tuổi, nhân viên. Đến khám ngày 6-8-1972. Bệnh nhân kể: 3 ngày nayphát sốt, sợ lạnh, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu đỏ sẫm kèm theo đau lưng,mệt mỏi. Đã uống thuốc tây nhưng không có kết quả, xin trị bằng Đông y. Kiểm trathấy mạch Hoạt, Sác, rêu lưỡi vàng bẩn. Xét nghiệm nước tiểu thấy bạch cầu (+ ++ +), hồng cầu (+), Albumin (+). Chứng này thuộc chứng Lâm. Xét mạch chứngthấy là do thấp nhiệt uẩn kết bên trong ...

Tài liệu được xem nhiều: