Danh mục

Bệnh Học Thực Hành: Cổ Trướng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.22 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bình thường ở màng bụng chỉ là một khoảng trống giữa lá Tạng và lá thành. Trong trường hợp bị bệnh hoặc khi có rối loạn điều hòa động và thủy tĩnh học của cơ thể, dịch thể xuất hiện trong ổ màng bụng, gọi là Cổ Trướng. Dịch đó có thể lưu thông trong khắp ổ màng bụng, gọi là Cổ trướng tự do.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Học Thực Hành: Cổ Trướng CỔ TRƯỚNG (Ascites)Đại CươngBình thường ở màng bụng chỉ là một khoảng trống giữa lá Tạng và lá thành. Trongtrường hợp bị bệnh hoặc khi có rối loạn điều hòa động và thủy tĩnh học của cơ thể,dịch thể xuất hiện trong ổ màng bụng, gọi là Cổ Trướng.Dịch đó có thể lưu thông trong khắp ổ màng bụng, gọi là Cổ trướng tự do. Cũng cótrường hợp dịch đó khu trú trong một vùng của ổ màng bụng bởi các màng dính tạothành vách ngăn, đó là Cổ trướng ngăn cách.Thiên ‘Phúc Trung Luận’ (Tố Vấn 40) viết: “Có bệnh đầy vùng Tâm phúc, ănđược buổi sáng không ăn được buổi tối, đó là bệnh gì ? Trả lời: Gọi là bệnh Cổtrướng”.Chương ‘Thủy Khí Bệnh’(Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Chứng Thạch thủy mạchthấy Trầm, biểu hiện ra ngoài là đầy bụng mà không suyễn. Chứng Can thủy thấyto bụng không xoay chuyển người được, dưới sườn và đau bụng. Chứng Tỳ thủythấy to bụng, tay chân nặng nề, tân dịch không sinh ra, nhưng lại thiểu khí, tiểutiện khó. Chứng Thận thủy thấy to bụng, vùng rốn sưng và đau lưng, không tiểutiện được”.Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận - Thủy Cổ Hậu’ viết: “Đây là do Thủy độc khíkết tụ ở trong khiến cho bụng to dần, có tiếng nước óc ách, muốn uống nước, dađen sạm giống như bị phù, gọi là chứng Thủy cổ”.Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ viết: “Phàm có các chứng Trưng Hà, tích khối, bỉ khối,tức là có gốc rễ của bệnh Trướng, tích lũy ngày tháng, bụng to như cái chum, gọi làchứng Đơn phúc trướng”.Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Trong đục lẫn lộn, toại đạo bị ủng tắc,... thấp vànhiệt cùng phát sinh sẽ thành trướng đầy”.Sách ‘Trương Thị Y Thông’ viết: “Người nghiện rượu bị bệnh trướng bụng như cáiđấu, đó là thấp nhiệt làm hại Tỳ. Vị tuy ăn vào được nhưng Tỳ không vận hóa, chonên thành chứng Bỉ trướng”.Cổ trướng là một trong tứ chứng nan y: Phong (chứng kinh phong, động kinh), Lao(bệnh lao), Cổ (cổ trướng), Lại (phong cùi).Người xưa, tùy thể bệnh còn gọi các tên Thủy cổ, Trùng cổ, Tri thù cổ (có mạchsao), Đơn phúc trướng... Các học giả đời sau theo nguyên nhân bệnh chia làm 4loại: Khí cổ, Huyết cổ, Thủy cổ, Trùng cổ.Nhưng khí huyết, thủy cổ có liên quan mật thiết chứ không xuất hiện riêng lẻ màchỉ có cái nào là chính mà thôi.Chứng cổ trướng trên lâm sàng gặp trong nhiều loại bệnh như Xơ Gan Cổ Trướng,Hội Chứng Gan Lách To, Thận Hư Nhiễm Mỡ, Lao Màng Bụng, Ung Thư ỔBụng.Xem thêm bài ‘Xơ Gan’.Nguyên NhânTheo YHHĐ: trong cổ trướng tự do, dịch thâm nhập vào ổ màng bụng có thể cóhai nguồn gốc:. Từ màng bụng tiết ra, do màng bụng bị nhiễm khuẩn, bị kích thích: đó là Cổtrướng xuất tiết (biểu hiện trong xét nghiệm sinh hóa qua phản ứng Rivalta dươngtính và đậm độ Protein cao). Gặp trong Lao màng bụng, Ung thư màng bụng tiênphát hoặc hậu phát.. Từ các tổ chức chung quanh màng bụng thẩm thấu vào ổ bụng. Đó là Cổ trướngthẩm thấu (Biểu hiện qua Rivalta âm tính có đậm độ Protein thấp). Các trường hợpbệnh lý gây ứ trệ tuần hoàn hồi quy hoặc ứ trệ hệ thống tĩnh mạch cửa và cáctrường hợp gây phù nề nhiều do thay đổi áp lực keo trong máu, do ứ NaCl hoặc docường Aldosteron thứ phát đều có thể gây cổ trướng thẩm thấu. Thường gặp trongXơ Gan, Ung Thư Gan, Viêm Tắc Tĩnh Mạch Cửa, Viêm Thận Mạn, Thận HưNhiễm Mỡ, Suy Tim Kéo Dài, Suy Dinh Dưỡng.Theo các sách Đông y, qui nạp lại có mấy nguyên nhân sau:1- Rối loạn tình chí (thất tình): Sự rối loạn tình chí con người sinh chứng cổtrướng, thí dụ như hay tức giận hại can, can khí uất làm tổn thương tỳ khí (cankhắc tỳ), chức năng vận hóa của tỳ rối loạn gây nên bệnh. mặt khác, ưu tư lo lắngnhiều làm hại tỳ... (đây là yếu tố tinh thần ảnh hưởng xấu đến bệnh tật).2. Ăn uống thiếu điều độ: ăn quá no, nhiều chất béo, mỡ, uống nhiều rượu bia cũnghại tỳ khiến cho chức năng vận hóa của Tỳ bị rối loạn sinh bệnh.3. Bệnh tật lâu ngày (nhất là bệnh gan thận) làm cho cơ thể, tạng phủ mà chủ yếulà tỳ thận hư nhược, vận hóa rối loạn sinh cổ trướng.4. Lao lực, phòng dục quá độ, tinh, khí huyết suy giảm cũng gây tổn thương can,tỳ, thận.5. Một số nguyên nhân khác như trùng tích (chủ yếu là hấp huyết trùng(schistospmiasis), hàn tích (do ăn nhiều chất sống lạnh), hàn nội sinh tích tụ ởtrung tiêu làm tổn thương tỳ vị.Bệnh lý chủ yếu là do 3 tạng Can, Tỳ, Thận bị tổn thương: can khí uất kết, mạchlạc không thông đạt, khí huyết tích tụ gây bỉ mãn. Tỳ vị hư yếu thủy cốc đình trệ,bệnh lâu ngày thận khí suy không chủ được thủy gây ra cổ trướng. Ở mức độ nhấtđịnh, bệnh của tâm và phế (tâm chủ huyết, phế chủ khí) cũng ảnh hưởng đến sựhình thành cổ trướng.Biểu Hiện Của Cổ TrướngTùy theo số lượng dịch nhiều hoặc ít trong ổ màng bụng mà cổ trướng thuộc loạinhiều, trung bình hoặc ít. Cổ trướng càng to, càng dễ chẩn đoán.+ Nhìn: Bụng to, xệ xuống khi đứng và bè sang hai bên khi nằm ngửa, rốn lồithường lồi nhiều hoặc ít.+ Sờ: bụng mềm hoặc căng nhiều hoặc ít tùy số lượng nước trong ổ màng bụng.+ Gõ: là dấu hiệu quan trọng nhất. Bảo người bệnh nằm nghiêng sang bên ...

Tài liệu được xem nhiều: