Danh mục

Bệnh Học Thực Hành: Cường giáp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.87 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Do nhiều nguyên nhân làm cho công năng tuyến giáp tăng cao. Là một bệnh nội tiết do kích thích tố tuyến giáp tăng. Thường gặp nhất là Tuyến giáp viêm mạn kèm cường giáp (bệnh Grave). Phương pháp trị chủ yếu của YHHĐ đối với bệnh cường giáp gồm: 1- Dùng thuốc kháng giáp (anti thyroxin ). 2- Dùng Iod. 3- Cắt bỏ 1 phần tuyến giáp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Học Thực Hành: Cường giáp CƯỜNG GIÁP (Cường Giáp - Giáp Trạng Tuyến Công Năng Cang Tiến Chứng, Bướu Cổ Lồi Mắt, Bazedow).Do nhiều nguyên nhân làm cho công năng tuyến giáp tăng cao. Là một bệnh nộitiết do kích thích tố tuyến giáp tăng. Thường gặp nhất là Tuyến giáp viêm mạnkèm cường giáp (bệnh Grave).Phương pháp trị chủ yếu của YHHĐ đối với bệnh cường giáp gồm:1- Dùng thuốc kháng giáp(anti thyroxin ).2- Dùng Iod.3- Cắt bỏ 1 phần tuyến giáp.Sau khi ứng dụng 2 phương pháp trên thấy có thích ứng với các chứng nhất định,thuốc kháng giáp có tác dụng làm giảm tế bào lymphô và sau khi điều trị dễ bị táiphát.YHCT xếp bệnh cường giáp vào phạm trù Anh Chứng. Đương nhiên là Anh chứngkhông chỉ riêng về bệnh cường giáp mà còn gồm các bệnh khác về tuyến giáp nữa.Trên thực nghiệm lâm sàng dài ngày đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú vềthuốc Đông y trong việc điều trị bướu cổ, trong đó việc trị bệnh cường giáp đã thuđược những kết quả trị liệu khá tốt mà không có tác dụng phụ rõ rệt, đồng thờitrong thực tế đã nắm vững được các chứng cường giáp thích hợp với việc điều trịbằng thuốc YHCT. Thường người ta cho rằng những dạng dưới đây thích hợp vớiviệc dùng thuốc YHCT để điều trị:1- Bệnh nhẹ hoặc vừa, nếu nặng có thể kết hợp Đông Tây y.2- Trường hợp quá mẫn cảm với thuốc kháng giáp hoặc vì phản ứng độc tính màkhông thể tiếp tục điều trị, không thể giải phẫu được.3- Người bệnh có kèm bệnh gan.4- Sau khi ngưng dùng thuốc kháng giáp thì tái phát.5- Sau khi giải phẫu, bệnh cường giáp tái phát mà dùng thuốc kháng giáp khônghiệu quả.6- Dùng thuốc kháng giáp tuy bệnh có bị khống chế nhưng mắt bị lồi, tuyến giápsưng to hơn trước.YHCT chữa chứng cường giáp lấy biện chứng luận trị làm cơ sở nhưng phân từngloại cũng có sự khác biệt.* Y viện Nam Kinh phân thành 4 loại: Can khí uất trệ, Đờm khí giao kết, Can hỏavượng và Tâm Can âm hư.* Y viện Thượng Hải phân làm 3 loại: Khí trệ đờm ngưng, Can hỏa cang thịnh vàTâm Can Âm hư.* Y viện Bắc kinh cho rằng chứng trạng điển hình của bệnh cường giáp không xuấthiện đồng thời mà ở các giai đoạn khác nhau đều có các chứng khác nhau.Các phương pháp phân loại của các tác giả tuy không hoàn toàn giống nhau nhưngtrên cơ bản đều cho rằng diễn biến của bệnh này có các quy luật sau:+ Mới phát: Chủ yếu là Can uất đờm kết, chữa trị nên lý khí, hóa đờm, nhuyễnkiên, tán kết.+ Thời kỳ sau: Phần âm suy, hao tổn, chữa trị nên nhu Can, tư Thận.Trong tiết này chủ yếu giới thiệu những nghiên cứu về chứng cường giáp thuộc Hưchứng.Y viện Thượng Hải tiến hành nghiên cứu chỉnh lý đối với việc trị liệu bệnh cườnggiáp của Hạ-Thiếu-Nông. Phát hiện thấy trong gần 100 người bệnh cường giáp đềucó chứng trạng khí và âm đều hư, cho thấy hư chứng chiếm 1 tỉ lệ rất lớn trongbệnh cường giáp, Trong đó có 1 phần bệnh nhân vừa âm hư vừa kèm Tâm hỏavượng hoặc Can hỏa vượng. Nếu kèm Tâm hỏa vượng thì Albumin trong nước tiểutăng cao, nếu Can hỏa vượng thì 17 Steroid (OHCS) trong nước tiểu tăng cao. Hiệntượng này cũng gặp trong các người bệnh Tâm hỏa vượng và Can hỏa vượng thuộccác loại bệnh khác (như Huyết áp cao...). Cho thấy 2 chỉ định này không phải làmối liên quan tất yếu đối với riêng bệnh cường giáp, mà chủ yếu là phản ảnh bảnchất hỏa vượng của tạng phủ. Xét theo kết quả trị liệu, trên cơ sở nguyên tắc trịliệu phù hợp, thêm các vị thuốc tả Tâm hỏa (Hoàng liên), tả Can hỏa (Long đởmthảo) tương ứng thì vừa cải thiện chứng trạng của bệnh cường giáp mà các chấtAlbumin và 17 Steroid (OHCS) trong nước tiểu cũng hạ thấp tương ứng. Đặc điểmtrị liệu cường giáp của Hạ-Thiếu-Nông là tăng ích khí, dưỡng âm. Trong bài thuốcdùng vị Hoàng kỳ là chủ yếu. Y viện Thượng Hải qua nghiên cứu chứng minhrằng: Thuốc với lượng lớn Hoàng kỳ có tác dụng quan trọng đối với việc đề caohiệu quả. Dùng Hoàng kỳ 60g, Hạ khô thảo 40g, Bạch thược, Hà thủ ô, Sinh địađều 20g, Hương phụ (chế) 12g, gọi là bài ‘Cường Giáp Trọng Phương ‘, và dùngphương này bỏ Hoàng kỳ để so sánh với bài Cường Giáp Trọng Phương. Theo chỉsố phân tích cường giáp:. Ở nhóm dùng Hoàng kỳ, trước khi điều trị là 19.45 +- 0.84 hạ xuống 7.03 +-0.89sau khi điều trị.. Ở nhóm không dùng Hoàng kỳ thì từ 20.31+- 0.60 hạ xuống 13.11 +- 0.99. Tuycả 2 nhóm trước và sau khi điều trị đều có sự sai biệt rõ rệt nhưng chỉ số tích phâncủa nhóm Hoàng kỳ sau khi điều trị thấp hơn so với nhóm không có Hoàng kỳ.Việc trọng dụng Hoàng kỳ ngoài việc thu được kết quả lâm sàng rõ rệt mà kiểm tratrong phòng thí nghiệm cũng thấy kết quả trị liệu tốt. Thí dụ:. Huyết thanh T3 ở nhóm Hoàng kỳ trước khi điều trị là 4.22 +- 0,30mg/ml sau khiđiều trị hạ xuống 2.68 +- 0,25mg/ml (P< 0.01), ở nhóm không có Hoàng kỳ thì từ4.04 +- 0.37 mg/ml xuống 3.97 +- 0.36mg/ml (P > 0.05).. Huyết thanh T4 ở nhóm Hoàng kỳ trước khi điều trị là 19.5 +- 1.25mg/dl sau khiđiều trị xuống 12.93 +- 0.87mg/dl (P < 0.01),ở tổ không có Hoàng k ...

Tài liệu được xem nhiều: