Danh mục

Bệnh Học Thực Hành: Mề đay

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.61 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là một loại bịnh dị ứng ngoài da. Trước đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mề đay là một loại bệnh dinh dưỡng, nhưng từ khi Vidal chú trọng đến hiện tượng quá cảm ứng gây nên mề đay và nhất là sau khi tìm ra thuốc tổng hợp kháng Histamin trị khỏi nhiều trường hợp mề đay thì mề đay lại được liệt vào loại các bệnh dị ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Học Thực Hành: Mề đay MỀ ĐAYĐại cươngLà một loại bịnh dị ứng ngoài da. Trước đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mềđay là một loại bệnh dinh dưỡng, nhưng từ khi Vidal chú trọng đến hiện tượng quácảm ứng gây nên mề đay và nhất là sau khi tìm ra thuốc tổng hợp kháng Histamintrị khỏi nhiều trường hợp mề đay thì mề đay lại được liệt vào loại các bệnh dị ứng.Mề đay là một trong những bệnh ngoài da phổ biến tiến triển theo 2 thể bệnh khácnhau: thể cấp tính không khó khăn trong tìm hiểu nguyên nhân và điều trị, thể mạntính ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động, có khi kèm theo biến chứng nặngvà nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân.Đông y đã đề cập đến chứng mề đay dưới nhiều tên gọi khác nhau:Từ ‘Phong Ẩn Chẩn’ được nhắc đến đầu tiên trong thiên ‘Tứ Thời Thích NghịchTùng Luận’ (Tố Vấn 64).Đời Xuân Thu gọi là Phong Chẩn, Ẩn Chẩn. Đời nhà Hán gọi là Ẩn Chẩn. Đời nhàTuỳ gọi là Phong Tao Ẩn Chẩn, Ẩn Chẩn Tao bệnh, Phong Tao Tường, Phong BồiLội. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Tà khí xâm nhập vào bì phu mà lạicó phong hàn kích thích thì sẽ phát sinh chứng phong tao ẩn chẩn”.Đời nhà Đường gọi là Phong Sào Ẩn Chẩn, Xích Chẩn, Phong Ám. Sách ‘ThiênKim Phương viết: “Người bị ẩn chẩn… đột nhiên nổi lên những vết ban như muỗicắn… ngứa khó chịu”.Đời nhà Nguyên gọi là Dịch Ngật Sang.Đời nhà Minh gọi là Bạch Bà Mạc, Phong Lữu Chẩn, Quỷ Phạn Ngật.Còn gọi là Tầm Ma Chẩn. Dân gian quen gọi là Mẩn Tịt, Phong Ngứa.Nguyên NhânYếu tố cơ địa dị ứng (nhạy cảm với chất kích thích) và các yếu tố ngoại lai nhưthức ăn tanh như cua cá tôm sò ốc hến, đồ hộp, thịt bò, thịt gà, các loại thuốc (trụsinh, an thần, hạ nhiệt, giảm đau...), các loại huyết thanh, các loại thảo mộc như lácây hoa, các ổ nhiễm khuẩn, các loại ký sinh trùng đường ruột, do khí hậu thời tiết,hoá chất... hoặc do yếu tố tinh thần (bực bội, lo lắng, buồn phiền quá mức) tácđộng vào cơ thể gây ra bệnh.Thường do phong thấp xâm nhập vào da thịt hoặc trường vị đang có uất nhiệt lạicảm phải phong tà, tà khí tích lại ở da, lông gây ra mề đay.Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Huyết nhiệt thì sinh ra lở ngứa hoặc đau”.Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’ viết: “Chứng Ẩn chẩn phát sinh đa số do tấulý sơ hở, bị phong tà xâm nhập… cũng có thể do ăn những thức ăn như tôm, cáv.v… mà nổi ban”.Cơ chế sinh bệnh theo YHCT có thể là:1. Cảm thụ phong hàn: hoặc phong nhiệt, uẩn tích tại bì phu khiến dinh vệ mất điềuhoà.2. Do trường vị thấp nhiệt lại cảm phong tà uất tại cơ bì, hoặc ăn chất tanh lạnh, kýsinh trùng đường ruột gây thấp nhiệt nội sinh.3. Bẩm thụ cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc, hoặc do bệnh lâu ngày khí huyếthao tổn, huyết hư sinh phong, khí hư nên vệ khí không giữ được bên ngoài, phongtà xâm nhập gây nên bệnh.4. Tình chí nội thương, 2 mạch xung nhâm mất sự điều hoà, can thận bất túc, da cơthiếu dinh dường sinh phong, sinh táo gây ra bệnh.Như vậy, theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh mề đay chủ yếu là do phong hàn(bên ngoài) hợp với huyết nhiệt (bên trong) và một số thức ăn không thích hợp vớicơ thể như tôm, cá…Theo YHHĐ, những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) tác động vào cơ thể làmcho cơ thể tiết ra một số lượng Histamin. Histamin khi sinh ở da sẽ chảy vào máu,làm dãn các mao mạch gây nên hiện tượng ứ máu, chảy huyết thanh ra ngoài huyếtquản gây nên hột phù. Đồng thời Histamin ngấm vào đuôi dây thần kinh cảm giácgây nên ngứa và kích thích, gây một phản xạ sợi trục làm đỏ chung quanh các nốtmề đay.Chẩn Đoán- Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Trường hợp bệnh kéo dài trên 3 thánghoặc tái phát nhiều lần là thể mạn tính.- Test vạch da dương tính.Cần phân biệt với:. Hồng ban do côn trùng đốt.. Trường hợp có biến chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy... cần phân biệt với các bệnhcó triệu chứng tương tự.Triệu ChứngTrên da nổi lên từng đám (về) nhiều ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng, rấtngứa. Thường vài ngày hoặc có khi lâu hơn mới hết. Trên lâm sàng thường gặp 2loại sau:+ Do Phong Thấp: mề đay màu trắng hoặc hơi hồng, thân thể nặng nề, nước tiểutrong hoặc hơi đục, rêu lưỡi trắng, nhờn và dầy.+ Do Phong Nhiệt: mề đay màu hồng tươi, khát, mặt có lúc bốc nóng, nước tiểuvàng, táo bón, gặp lạnh thì dễ chịu, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.+ Dùng bài Ngân Kiều Tán gia giảm: Ngân hoa, Liên kiều, Sinh địa đều 102g,Ngưu bàng tử (sao), Đại thanh diệp, Đơn bì đều 10g, Kinh giới, Phòng phong, Camthảo, Thuyền thoái đều 6g.+ Dùng bài Tiêu Phong Tán, Ngân Kiều Tán gia giảm (Kinh giới, Phòng phong,Khổ sâm đều 10g, Kim ngân hoa, Sinh địa, Đương qui đều 12g, Xác ve 3g, Camthảo 4g, Bạc hà 10g, Mộc thông 8g) (Trung Y Ngoại Khoa Học).+ Do Phong Hàn: Da hơi đỏ hoặc trắng, gặp lạnh thường phát bệnh, trời nóng thìbệnh giảm, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.Điều trị: Sơ phong, tán hàn.+ Dùng bài Ma Hoàng Thang gia giảm: Ma hoàng (nướng), Quế chi đều 6g, Bạchthược (sao), Hạnh nhân, Khương hoạt, Đảng sâm, Tô diệp đều 10g, Táo 7 trái,Gừng tươi 3 lát.+ Dùng Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Sài hồ đều 10g, Xác ve 3g, Kim ngânhoa, Đương qui đều 12g, Mộc thông, Xa tiền tử, Khương hoạt đều 8g, Cam thảo4g, Đại táo 10 quả (Trung Y Ngoại Khoa Học).Gia giảm:. Táo bón thêm lá Muồng, Mè đen, Đại hoàng.. Can khí uất (ngực sườn đầy tức, mạch Huyền) thêm Sài hồ, Bạch thược, Đơn bì,Thanh bì.. Có giun thêm Binh lang, Sử quân tử, Phỉ tử.... Khí huyết hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thục đìa, Hà thủ ô...Một Số Bài Thuốc Đơn Giản Kinh Nghiệm:1. Rễ cỏ tranh tươi 100-200g/mỗi ngày sắc uống.2. Bạch chỉ tán bột pha nước hoặc rượu bôi.3. Lá khế tươi giã nát lấy nước xát.4. Phòng phong 12g, Ô mai 8g, Cam thảo dây 16g sắc uống.5. Đậu đỏ 40g, Ý dĩ 40g, sắc uống.6. Phân tằm, Cây Ké ngựa, vỏ Bí đao, lượng vừa đủ sắc để xông và rửa (Trung YNgoại Khoa Học).Một Số Bài Thuốc Kinh N ...

Tài liệu được xem nhiều: