Nôn mửa là do Vị khí không điều hòa được chức năng thăng giáng làm cho khí nghịch lên gây ra nôn. Theo YHHĐ, nôn mửa chỉ là một triệu chứng của một số bệnh như Dạ dày viêm cấp, cuống dạ dày bị nghẽn... do đó, khi điều trị, cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ phân ra như sau: + Nôn kèm theo có tiếng + có vật (thức ăn) là Ẩu = nôn. + Nôn có tiếng nhưng không có vật là Can ẩu + Nôn có vật mà không có tiếng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - NÔN MỬABỆNH HỌC THỰC HÀNH - NÔN MỬA ……….., tháng … năm ……. BỆNH HỌC THỰC HÀNH NÔN MỬA (ẨU THỔ - VOMISSENMENT - VOMITTING) A-Đại Cương Nôn mửa là do Vị khí không điều hòa được chức năng thăng giánglàm cho khí nghịch lên gây ra nôn. Theo YHHĐ, nôn mửa chỉ là một triệu chứng của một số bệnh như Dạdày viêm cấp, cuống dạ dày bị nghẽn... do đó, khi điều trị, cần tìm đúngnguyên nhân gây bệnh. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ phân ra như sau: + Nôn kèm theo có tiếng + có vật (thức ăn) là Ẩu = nôn. + Nôn có tiếng nhưng không có vật là Can ẩu + Nôn có vật mà không có tiếng là Thổ = mửa. . Sách Phổ Tế, dựa vào khí và huyết của từng đường kinh, phân ra: + Ẩu thuộc kinh Dương Minh, nhiều khí nhiều huyết, vì vậy có tiếngvà có vật, cả khí huyết đều bệnh. + Thổ thuộc kinh Thái Dương, nhiều huyết ít khí, vì vậy có vật màkhông có tiếng, bệnh thuộc về huyết nhiều hơn. + Can ẩu hoặc Ế thuộc kinh Thiếu Dương, nhiều khí ít huyết, vì vậycó tiếng mà không có vật bệnh thuộc về khí. . Trương Khiết Cổ, dựa vào Tam Tiêu chia ra như sau: + Bệnh ở Thượng Tiêu: Do khí, vì khí thuộc Dương, ở trên, ăn vàoliền nôn ra. + Bệnh ở Trung Tiêu: Do tích, có âm và dương, khí và thực (thức ăn)cùng gây bệnh. + Bệnh ở Hạ Tiêu đa số do Hàn. B-Tính Chất: 1- Thời Gian: (Ăn xong nôn ngay, nghĩ đến hẹp thực quản, ế cách, phản vị (Ăn lâu (qua bữa sau....) mới nôn thì nghĩ đến Hẹp Môn Vị, Phiên Vị. (Nôn vào sáng sớm thường gặp nơi phụ nữ có thai. (Nôn khi hít phải hoặc ngửi thấy mùi khó chịu không hợp... cũng thấynơi phụ nữ có thai. (Nôn mỗi khi đi xe, tàu (say xe,say sóng.....) 2- Chất Nôn: (Chỉ có thức ăn đơn thuần nghĩ đến Hẹp Thực Quản, Ế Cách. (Thức ăn lẫn dịch vị: Hẹp Môn Vị, Phiên Vị. 3- Mùi: (Mùi chua hoặc không hôi thường do hàn. (Mùi chua khẳm hoặc hôi do nhiệt hoặc thương thực (thức ăn tích trệ). 4- Số lần và lượng nôn: (Nôn ít lần nhưng lượng nôn ra nhiều thường gặp trong nhiệt chứng. (Nôn nhiều lần nhưng lượng nôn ra ít thường gặp trong hàn chứng. C-Nguyên Nhân a-Theo YHHĐ: -Do rối loạn ở vỏ não, nhất là vỏ đại não là trung tâm gây nôn: chấnthương sọ não, não viêm... đều có thể gây nôn. -Do cường dây thần kinh phế vị (dây TK sọ não IX). -Do nhiễm độc thai nghén (nghén). -Do bộ máy tiêu hóa bị kích thích gây nên nhu động ngược chiều. -Nôn do urê huyết cao, phổi viêm, sốt cao... -Vừa nôn vừa ỉa sau bữa ăn nghĩ đến nhiễm độc thức ăn. -Nôn do túi mật (có đau rõ ở điểm Murphy, sườn phải). -Nôn do ruột dư viêm cấp (có điểm đau Mc.Burney ở hố chậu phải). -Nôn kèm dấu hiệu thần kinh trong viêm màng não (cứng gáy - dấuhiệu Kernic, nhức đầu) do chấn thương sọ não, té ngã... b-Theo YHCT Sách Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô đều đưa ra thống nhất5 loại nguyên nhân, riêng sách NKHT. Đô còn có thêm nguyên nhân thứ 6. 1. Do ngoại tà phạm Vị: cảm phải Phong, Hàn, Thử, Thấp hoặc cácthứ khí uế trọc... xâm phạm vào Vị làm cho Vị mất chức năng điều hòa,thăng giáng, khí ở Thực quản bị trở ngại, đi ngược lên gây ra nôn. Sách Cổ Kim Y Thống ghi:’ Đột nhiên bị nôn mửa đều do tà khí ở Vị,thời gian Trưởng Hạ thì do Thử tà gây ra, mùa Thu Đông do phong hàn gâyra.’ 2. Do ăn uống không đều (NKHT.Hải), Ăn uống tích trệ (NKHT. Đô):Ăn uống quá nhiều hoặc ăn thức ăn sống, lạnh, dầu mỡ... không tiêu hóa kịp,đình tích lại làm cho Vị khí không giáng được, đưa ngược lên gây ra nôn. Sách ‘Tế Sinh Phương’ ghi:” Ăn uống không điều độ hoặc nóng lạnhkhông điều hòa hoặc thích ăn gỏi, ăn sữa, hoặc thức ăn sống lạnh, mỡ béolàm nhiễu động đến Vị, Vị bệnh thì Tỳ khí đình trệ lại, không phân biệt đượcthanh trọc, đầu tắc ở trung tiêu, gây ra nôn mửa”. 3.Tình chí không điều hòa (T.Hải), Can khí phạm vị (T.Đô): do longhĩ, tức giận ảnh hưởng đến Can làm cho Can không điều hòa, ảnh hưởng(phạm) đến Vị làm cho Vị khí không thăng giáng được, đưa ngược lên gâyra nôn. 4.Tỳ Vị hư yếu (T. Hải), Tỳ Vị hư hàn (T. Đô): do mới bệnh khỏi, TỳVị bị hư yếu hoặc do Vị âm suy yếu, làm cho thủy cốc không tiêu hóa được,thanh khí không thăng lên, trọc khí không giáng xuống, gây nôn. . Trong ‘Bách Bệnh Cơ Yếu’ Hải Thượng Lãn Ông giải thích rộnghơn như sau:’ Vị vốn thuộc Thổ, Thổ không có Hỏa thì không sinh được, vìvậy Thổ mà hàn là Thổ Hư, Thổ Hư thì Hỏa Hư, do đó, Tỳ ưa ấm mà ghétlạnh, Thổ ưa thấp mà ghét ráo. Vì vậy, nôn do hỏa thì ít, vì Vị hư mà nôn thìnhiều’. 5.Đờm Trọc Nội Trở: do đờm trọc nhiều lần làm cho Tỳ vận hóa kém,thủy dịch ứ lại bên trong gây thành đờm. Đờm thấp ngăn trở trung tiêu V ịkhí không vận hóa được xuống d ...