Danh mục

Bệnh Học Thực Hành: VIÊM MÀO TINH HOÀN

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.75 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm mào tinh hoàn, đông y gọi là Tử Ung. Theo Đông y, tinh hoàn được coi là Thận Tử, vì vậy viêm tinh hoàn được gọi là Tử Ung. Sách ‘Ngoại Khoa Chứng Trị Toàn Sinh Tập’ viết: “Thận tử (tinh hoàn) phát đau, xệ xuống không thể nâng lên, bên ngoài thấy đỏ, gọi là Tử Ung”. Được chia làm hai loại là Cấp tính và Mạn tính. Cả hai loại đều có đặc tính là tinh hoàn hoặc phó tinh hoàn sưng đau. Cấp tính: tinh hoàn sưng to nóng đỏ đau kèm theo triệu chứng nóng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Học Thực Hành: VIÊM MÀO TINH HOÀN VIÊM MÀO TINH HOÀN (Tử Ung, Acute Epididymitis)Viêm mào tinh hoàn, đông y gọi là Tử Ung. Theo Đông y, tinh hoàn được coi làThận Tử, vì vậy viêm tinh hoàn được gọi là Tử Ung.Sách ‘Ngoại Khoa Chứng Trị Toàn Sinh Tập’ viết: “Thận tử (tinh hoàn) phát đau,xệ xuống không thể nâng lên, bên ngoài thấy đỏ, gọi là Tử Ung”.Được chia làm hai loại là Cấp tính và Mạn tính. Cả hai loại đều có đặc tính là tinhhoàn hoặc phó tinh hoàn sưng đau.Cấp tính: tinh hoàn sưng to nóng đỏ đau kèm theo triệu chứng nóng lạnh toàn thân.Loại mạn tính thường do cấp tính chuyển sang hoặc do Tiền liệt tuyến viêm mạn,Túi tinh viêm mạn, biểu hiện bằng tinh hoàn sưng cứng hơi đau hoặc hơi căng tức,đau ê ẩm.Viêm mào tinh hoàn thường do nhiễm khuẩn từ bàng quang hay niệu quản lanxuống ống dẫn tinh gây viêm trên nửa bìu tinh hoàn. Viêm có thể lan tới tinh hoàngây viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn (Epididymo - Orchitis).Tử Ung cấp tính theo YHHĐ tương đương với chứng Viêm mào tinh hoàn cấp,hoặc Viêm mào tinh hoàn có mủ, Viêm mào tinh hoàn do quai bị. Tử ung mạn tínhtương đương với Phó tinh hoàn viêm mạn, Phó tinh hoàn viêm dạng Lâm chứng.Nguyên NhânTiền âm là nơi hội tụ của tông cân, kinh Thái âm và Dương minh. Đường kinh Canvận hành qua hội âm, tinh hoàn thuộc Thận. Vì vậy Tử ung liên hệ đến Can vàThận.+ Cảm Phải Hàn Thấp: Do điều kiện vệ sinh, cảm phải hàn thấp, hàn tà xâm nhậpvào vùng âm bộ, ngưng kết lại làm cho khí huyết không thông được. Thấp trọc ứtrệ ở kinh lạc, khí không thông được, hàn thấp xâm nhập vào kinh Can làm cho khíhuyết ở kinh Can bị ngưng trệ, mà Can chủ gân cơ vùng bộ phận sinh dục, vì vậytinh hoàn bị sưng, đau.+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: do ngoại cảm lục dâm, ngồi nằm lâu ngày nơi ẩm thấp, hoặcăn nhiều chất cay nóng, xào rán đều sinh thấp nhiệt uất kết. Hoặc tình chí uất kếtsinh ra thấp nhiệt uất kết tại bàng quang, bìu dái lâu ngày hóa hỏa, hóa mủ. Hoặctrước đó bị viêm quai bị, tà độc nhập vào kinh Đởm, truyền sang kinh Can, uất kếtở bìu dái gây nên bệnh. Hoặc có khi do giao hợp nhiễm phải trọc độc, trọc độctruyền nhiễm vào, uất trệ lại, hoá thành hoả hoặc mủ, nung nấu gây ra mủ, lở loét,theo tinh đạo truyền truyền vào tinh hoàn, phó tinh hoàn gây nên bệnh.+ Nhiệt Uất Ở Can Kinh: Tình chí uất ức hoặc do tức giận, ưu tư làm cho Can khíbị tổn thương, Can mất chức năng sơ tiết, khí bị uất lại hoá thành nhiệt, uất kết ởCan kinh hoặc do ngoại cảm phong nhiệt xâm nhập vào kinh Can khiến cho Canmất chức năng sơ tiết, nhiệt uất kết gây nên chứng Tử ung.+ Té Ngã gây tổn thương mào tinh hoàn, bìu dái, huyết bị ứ, thấp nhiệt tà độc thừacơ dồn xuống, thấp nhiệt và ứ độc kết hợp gây nên bệnh hoặc do nhiễm phải độc tà(vi khuẩn) gây nên bệnh.Triệu ChứngThường gặp hai thể bệnh viêm mào tinh hoàn:+ Viêm Mào Tinh Hoàn Cấp: phát bệnh đột ngột, mào tinh hoàn sưng đau sốt, kèmtheo triệu chứng toàn thân phát sốt cao, sợ lạnh, phần viêm có thể lan đến tinh hệ(tử hệ) làm cho tinh hệ to lên và đau; lan tới âm nang thì da bìu dái sưng nóng đỏđau. Đau có thể khu trú hoặc theo ống dẫn tinh xuyên lên háng, trực tràng và bụngdưới. Có thể biến chứng tràn dịch tinh mạc (hydrocele). Trường hợp làm mủ thì dabóng mềm, trường hợp vỡ mủ thì tại chỗ giảm đau và triệu chứng toàn thân nhẹ,miệng liền da và khỏi.+ Viêm Mào Tinh Hoàn Mạn Tính: Phần lớn do viêm mào tinh hoàn cấp kéo dài,hoặc do nhiễm khuẩn nhẹ gây ra. Triệu chứng lâm sàng khác nhau. Có thể khôngđau,đau tức nhẹ, hoặc phần đuôi mào tinh hoàn sưng cứng nhẹ.Cũng có khi cấp diễn, mào tinh hoàn sưng đau kèm theo triệu chứng toàn thân.Trường hợp do chấn thương, lúc đầu cũng đau cấp tính nhưng triệu chứng toànthân không rõ, sau lại nhiễm khuẩn thứ phát mới có sưng nóng đỏ đau và phát sốt.Chẩn Đoán1. Viêm Tinh Hoàn Do Biến Chứng Quai Bị: thường phát bệnh sau khi bị bệnhquai bị, tinh hoàn sưng đau, da bìu dái đỏ sau 7-14 ngày hết không làm mủ chỉ đểlại di chứng teo tinh hoàn.2. Chứng Sa Ruột Nghẽn: có triệu chứng bìu dái sưng đau nhưng có tiền sử sa ruột(thoát vị bẹn), không có triệu chứng nhiễm khuẩn cấp.3. Chứng Lao Mào Tinh Hoàn: YHCT gọi là chứng Tử Đờm, có triệu chứng bắtđầu mào tinh hoàn cứng, bìu dái không sưng không đỏ, lúc vỡ mủ, nước mủ chảytrong, loãng có chất vữa rất dễ phân biệt.Biện Chứng Luận Trị+ Thể Cấp Tính: tinh hoàn sưng đau, ấn đau nhiều, bìu dái sưng nóng đỏ, da căngbóng, sốt, sợ lạnh, miệng khát, buồn nôn, đau đầu, tiểu ít, tiểu buốt, bụng dưới đau,rêu lưỡi vàng dày, mạch Huyền Sác.Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu sưng. Dùng bài Long Đởm Tả CanThang gia giảm.Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:1- Thấp Nhiệt Hạ Chú: Đa số gặp ở thanh niên. Dịch hoàn sưng to, đau, da vùngbìu dái sưng nóng đỏ, bụng dưới đau, kèm sốt, sợ lạnh, rêu lưỡi vàng dầy, mạchHoạt Sác.Điều trị: Thanh tả thấp nhiệt ở kinh Can. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang giagiảm (Long đởm thảo, Sài ...

Tài liệu được xem nhiều: