Danh mục

Bệnh Học Thực Hành: VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.94 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu bệnh học thực hành: viêm quầng (erysipelas, đơn độc), y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Học Thực Hành: VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc) VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc)Viêm quầng là một loại bệnh nhiễm khuẩn ngoài da cấp tính. Vì vùng bệnh nhưphết một lớp màu đỏ nên gọi là Đơn Độc. Đặc điểm của bệnh là phát bệnh độtngột, sốt, gai rét, ngoài da nổi lên quầng đỏ, sưng nóng, khuếch tán nhanh.Thường hay mọc ở cẳng chân và đầu mặt, các nơi khác cũng có nhưng ít. Tùy theovị trí bị bệnh mà theo Đông y có tên gọi khác nhau như mọc ở đầu mặt thì gọi làBao Đầu Hỏa Đơn; Mọc ở thân mình gọi là Nội Phát Đơn Độc; Mọc ở cẳng chânthì gọi là Lưu Hỏa; Trẻ sơ sinh bị đơn độc thì gọi là Xích Du Đơn.Nguyên NhânBệnh do liên cầu khuẩn nhất là loại liên cầu tan huyết, cũng có khi là tụ cầu. Đôngy cho rằng do phần huyết có nhiệt, kèm cảm phong nhiệt sinh ra bệnh. Hoặc do dabị tổn thương (châm, gãi, trùng thú cắn) nhiễm phải độc tà gây nên, mắc bệnh ởđầu thường kèm theo phong nhiệt, mắc bệnh ở thân mình thường kèm can hỏa;Mắc bệnh ở chân thường có thấp nhiệt, đơn độc ở trẻ sơ sinh thường do nội hỏanhiệt độc.Triệu Chứng Lâm SàngLà bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày. Bệnh nhâncảm thấy người bứt rứt khó chịu, sốt, nôn, rét rùng mình, đau đầu, một số ca bịngất hoặc mê man.Trên chỗ thương tổn nhiễm khuẩn xuất hiện những dát đỏ hồng, đỏ tím, viêmnhiễm phù nề cấp, ranh giới rõ rệt, cảm giác nóng bỏng, đau, có thể nổi ở giữahoặc bên cạnhnhững bọng nước to. Vị trí thường gặp ở chi dưới vùng cẳng chân, thương tổn lanrộng ra bờ ngoài, phù ngày càng rộng, hạch vùng tương ứng to và đau. Trường hợpnặng tạo thành viêm tấy hoặc hoại tử tế bào, có thể chuyển từ vùng này sang vùngkhác tạo thành nhiều vùng thương tổn và có thể có ở cả niêm mạc.Quá trình diễn biến có thể kéo dài 1-2 tuần, có thể biến chứng viêm não, viêm cơtim, viêm thận. Thương tổn nặng ở những người suy nhược, sức đề kháng kém, tỷlệ tử vong ở trẻ em cao nếu không được điều trì kịp thời.Chẩn Đoán Phân Biệt1. Chứng phát (viêm tấy lan tỏa): tại chỗ sưng nóng đỏ đau, vùng giữa rõ, chungquanh nhạt hơn, không có ranh giới rõ, triệu chứng toàn thân nhẹ hơn, phát triểnlàm mủ và vỡ mủ.2. Viêm da tiếp xúc: có lịch sử tiếp xúc, vùng da sần nổi lên, mụn phỏng, ngứa,triệu chứng toàn thân không rõ rệt.Biện Chưng Luận Trị+ Phong Nhiệt Thịnh: thường phát ở đầu mặt, sưng nóng, đỏ, đau nặng, mí mắtsưng khó mở, đau đầu kèm sốt, sợ lạnh, táo bón, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,mạch Phù Sác.Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Dùng bài Phổ Tế Tiêu Độc Ẩm(Hoàng cầm, Hoàng liên, sinh Cam thảo, Huyền sâm, Liên kiều, Bản lam căn, Mãbột, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Cương tàm, Thăng ma, Sài hồ, Cát cánh, Trần bì) giagiảm.+ Can Kinh Uất Hỏa: thường phát ở thân mình, ban đỏ, đau nóng bỏng, thường sốt,miệng đắng, họng khô lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.Điều trị: Sơ can, lợi thấp, giải độc, tả hỏa. Dùng bài Long Đở Tả Can Thang (Longđởm thảo, Chi tử, Sài hồ, Hoàng cầm, Sinh địa, Trạch tả, Đương quy, Xa tiền tử,Mộc thông, Cam thảo) gia giảm.+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: thường phát ở chân (cẳng chân hoặc bàn chân sưng đỏ, đaunóng như bỏng thường lan lên trên hoặc có đường đỏ, kém ăn, khát mà khôngmuốn uống, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch Hoạt Sác.Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu sưng. Dùng bài Tỳ Giải Thấm ThấpThang (Tỳ giải, Hoàng bá, Ý dĩ, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thôngthảo) hợp với Ngũ Thần Thang (Phục linh, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Xa tiền thảo,Tử hoa địa đinh) gia giảm.+ Nhiệt độc nội công: tại chỗ sưng nóng đỏ, đau rộng, có điểm ứ huyết, ban tím,mụn phỏng, sốt cao, khát, bứt rứt, buồn nôn, hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ rêuvàng khô, mạch Hồng Sác.Điều trị: Lương huyết, giải độc, thanh tâm, khai khiếu. Dùng bài Tê Giác ĐịaHoàng Thang hợp với Hoàng Liên Giải Độc Thang.Thuốc Dùng Ngoài Và Các Phương Pháp Điêu Trị Khác+ Dùng Kim Hoàng Tán hoặc Ngọc Lộ Tán trộn với nước sôi nguội đắp ngoài;hoặc dùng lá Hoa cúc tươi, lá Bồ công anh tươi, Địa đinh thảo tươi, giã nát, đắp.+ Trường hợp bệnh tái phát nhiều lần phải tìm các ổ nhiễm khuẩn ở răng, họng,amiđan để trị tích cực.Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng1. Trường hợp bị xây xát da và niêm mạc chú ý tích cực điều trị để tránh nhiễmkhuẩn; mắc bệnh chàm phải tích cực trị bệnh.2. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường cách ly, uống đủ nước; trường hợpmắc bệnh ở cẳng chân nên nằm đặt chân cao 30-40o.3. Không ăn các chất cay nóng, xào rán, tanh, chú ý chế độ ăn rau sống trái cây.Tránh gió, không cứu, không được nặn ở mặt.4. Trường hợp bệnh ở đầu mặt, mắt nhiều ghèn, mỗi ngày nên dùng nước muốisinh lý rửa mắt hoặc nhỏ thuốc chống bệnh đau mắt. Chú ý vệ sinh răng miệnghàng ngày.GHẺ NGỨAScabies, Giới sangGhẻ là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến, nhất là nhũng nơi sống tập thể, ăn ởchật chội, vệ sinh kém. Bệnh d ...

Tài liệu được xem nhiều: