Thông tin tài liệu:
Nha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanhchân răng, bao gồm bệnh của nướu và các bệnh lýphá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu (xương ổrăng, dây chằng nha chu…). Nha chu là nguyên nhânquan trọng gây mất răng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh nha chu và những cách phòng ngừa Bệnh nha chu vàcách phòng ngừaNha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanhchân răng, bao gồm bệnh của nướu và các bệnh lýphá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu (xương ổrăng, dây chằng nha chu…). Nha chu là nguyên nhânquan trọng gây mất răng. Bệnh thường diễn biến qua2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu. Nếu nướu bị viêm, ta sẽ thấy một hoặc nhiều dấu hiệu sau: - Nướu đổi màu so với bình thường (hoặc đỏ thẫm,hoặc tím thẫm).- Nướu sưng lớn hơn bình thường.- Dễ dàng chảy máu khi chải răng.- Trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát (phát hiệntrễ).- Cảm giác hơi khó chịu.Nếu kịp điều trị ở giai đoạn này, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếukhông, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêmnha chu. Lúc đó, dù điều trị thế nào, bạn cũng không thểhồi phục như cũ vì bệnh đã phá hủy các mô nâng đỡ răngsâu bên dưới nướu như xương, dây chằng nha chu và xê-măng. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng cao.Có những trường hợp phản ứng viêm bị che lấp hoặckhông xảy ra mãnh liệt khiến ta khó nhận biết, trong khixung quanh chân răng đã hình thành các sang thươngbệnh lý như mất bám dính, xương ổ bị phá hủy tạo thànhmột tổn thương thực thể gọi là túi nha chu. Trong các túinày, tình trạng nhiễm trùng tiếp tục phát triển. Dần dần,bệnh càng tiến triển khiến hiện tượng tiêu xương ngàymột trầm trọng, răng lung lay, đôi khi không thể giữ đượcvà phải nhổ đi.Hãy đến nha sĩ ngay nếu có các biểu hiện viêm nha chudưới đây:- Chảy máu nướu khi chải răng.- Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng.- Hơi thở hôi dai dẳng.- Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ởvùng cổ răng.- Răng lung lay hoặc thưa ra, đặc biệt khi nhai.Thông thường bệnh viêm nha chu xảy ra không rõ ràng,bởi phần lớn thời gian diễn tiến bệnh không kèm theo triệuchứng đau đặc hiệu. Vì vậy, việc khám răng miệng địnhkỳ, trong đó khám toàn diện mô nha chu, là rất cần thiết.Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển củavi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽhình thành một màng trong suốt bám vào. Nếu khôngđánh răng đều để loại trừ màng này, nó sẽ tích tụ, dầndần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩnngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhậpmô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡrăng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng.Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nha chu bao gồm:- Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệngkhông tốt.- Tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể).- Hút thuốc lá, bị tiểu đường.- Các bệnh tác hại đến hệ thống miễn dịch như bệnh bạchcầu, nhiễm HIV/AIDS.Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánhrăng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặtrăng và khe nướu. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khámrăng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơibàn chải không làm sạch được.Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cáchchọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa,chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám. Nha sĩ cũng là ngườitư vấn chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợpđể giúp chúng ta bảo đảm được sức khỏe răng miệng vàdự phòng tốt bệnh nha chu.Khi đi khám, bạn đừng quên báo với bác sĩ nha khoanhững thay đổi về sức khỏe chung, các thứ thuốc màmình đang sử dụng như thuốc tránh thai, chống trầm cảm,tim mạch… vì chúng có thể tác động đến sức khỏe răngmiệng.