Bệnh Phong
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 129.51 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thực vậy, bệnh Phong bây giờ đã được điều trị khỏi bằng sự phối hợp của nhiều dược phẩm với các phương thức phòng chống tàn tật và phẫu thuật phục hồi chức năng. Cách đây mươi thế kỷ, bệnh hoành hành khắp mọi nơi trên thế giới. Ngày nay, số bệnh nhân đã giảm khá nhiều và chỉ thường thấy ở một số quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới ở Ðông Nam Á Châu, Nam Mỹ châu đặc biệt là châu Phi. Bệnh Phong được ghi nhận là đã xuất hiện đầu tiên ở Ấn Ðộ nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Phong Bệnh Phong Thực vậy, bệnh Phong bây giờ đã được điều trị khỏi bằng sự phối hợpcủa nhiều dược phẩm với các phương thức phòng chống tàn tật và phẫuthuật phục hồi chức năng. Cách đây mươi thế kỷ, bệnh hoành hành khắp mọi nơi trên thế giới.Ngày nay, số bệnh nhân đã giảm khá nhiều và chỉ thường thấy ở một sốquốc gia nằm trong vùng nhiệt đới ở Ðông Nam Á Châu, Nam M ỹ châu đặcbiệt là châu Phi. Bệnh Phong được ghi nhận là đã xuất hiện đầu tiên ở Ấn Ðộ nhiềungàn năm về trước.Theo Guinness World Records, đây là bệnh được biết tớisớm nhất. Từ Ấn, bệnh lan truyền tới Viễn Ðông rồi Âu châu qua những ngườidu lịch, những binh sĩ chinh phục thuộc địa lây bệnh nơi đây. Khí hậu nóng ẩm, vệ sinh nhà ở kém, nghèo túng của dân chúng là đấtmầu mỡ cho bệnh hoành hành. Cao điểm nhất của bệnh là vào những năm 1100- 1300 AD. Bệnhgiảm nhờ có cải thiện y tế công cũng như trị liệu sau này hữu hiệu hơn. Theo cơ quan Y Tế Thế Giới, năm 1985 có khoảng hơn 6 triệu cađược ghi danh và khoảng từ 10 tới 12 triệu người bị phong tại trên thế giới.Tới năm 2000, con số giảm xuống là 600,000 ca ghi danh và 1.6 triệu ngườibệnh phong trên thế giới. Ở Việt Nam còn khoảng 60,000 người bệnh sống trong 20 Trung tâmÐiều trị Phong trên toàn quốc như Phú Quỳnh, Văn Môn, Sóc Sơn, PhúBình, Sơn La, Quả Cảm, Quy Hòa... Trong số này có đến gần 30,000 ngườibị tàn tật, có nghĩa là ngoài sự bất hạnh bị bệnh Phong, họ lại còn bị nhiềukhuyết tật khác nữa. Nước Mỹ có trên dưới 7000 người bị Phong được ghi nhận và mỗinăm có thêm khoảng 300 ca, đa số là những di dân đã bị bệnh trước khi tớiđịnh cư tại Mỹ. Tại một vài quốc gia Bắc Âu, số bệnh nhân Phong không đếm đủ trêncác đốt của hai bàn tay. Do đó các nhân viên y tế chỉ biết bệnh qua phimảnh, sách báo. Ấy vậy mà có một thời kỳ, bệnh Phong đã là mối hoang mang kinh sợvà gây nhiều hiểu nhầm tai hại cho nhân loại trong cả mấy ngàn năm. Người ta coi bệnh Phong như một trừng phạt của Thượng Ðế. Ngườimắc bệnh Phong bị cô lập, xa lánh, bêu xấu. Họ không được đến gần ngườikhác, không được lập gia đình, phải mặc quần áo riêng để dễ nhận diện. Khiđi ra ngoài, họ phải đeo một cái chuông. Chuông kêu leng keng, để mọingười biết mà tránh. Tránh như tránh “Cùi” tránh “Hủi”. Họ được tập trung vào các ngôi nhà hẻo lánh, xa thị trấn, bị coi nhưnhững kẻ đã chết trong khối người còn sống; được dự đám tang, chôn cấtchính mình. Khi thực sự chết thì thân xác bị vùi lấp ở mảnh đất xa xôi, riêngbiệt. Tại một vài quốc gia thời Trung Cổ, người ta tiêu diệt bệnh phong bằngcách chôn sống bệnh nhân hoặc đốt cháy khu người phong trú ngụ để loạitrừ bệnh. Một vài tôn giáo còn cho rằng phong lây lan qua hành động tình dục,đồng nghĩa Phong với tội lỗi. Và vì thế một công chúa phạm tà dâm đã bịvua cha mang gả cho một người mắc bệnh Phong. Bản thân người bệnh cũng mang nhiều mặc cảm. Họ sống cầu bơ cầubất lén lút trong thiếu thốn mọi mặt với vết thương lòng tàn phá chẳng kémchi vết thương trên xương thịt, cơ thể. Tài liệu về nghi thức của một tôn giáo vào thế kỷ thứ 13 bên nướcAnh có gi rõ sự cấm đoán khắc nghiệt với bệnh nhân Phong: ... “Ta cấm không cho ngươi được bước vào nhà thờ, đến chợ, nhàmáy xay, nơi làm bánh hoặc bất cứ nơi vào có dông dân chúng tụ họp. Ta cấm ngươi không được rửa tay hoặc bất cứ vật tùy thân nào tronggiếng nước, giòng suối các loại. Ta cấm ngươi từ nay không được đi ra ngoài mà không mặc quần áocùi để mọi người nhận ra ngươi. Ta cấm ngươi giao hợp với bất cứ người nữ nào, ngoại trừ vợ ngươi. Ta cấm ngươi sờ đụng tới con trẻ, dù chúng là ai, hoặc trao cho chúnghoặc người khác bất cứ vật sở hữu nào của ngươi. Ta cấm ngươi ăn uống với bất cứ ai ngoại trừ kẻ cùi hủi như ngươi...” Thật tội nghiệp cho một kiếp người. Bị hắt hủi, bị đầy đọa, bị cô lậpchỉ vì số mệnh bắt phải mang một trong “tứ chứng nan y” vào thời điểm xaxưa: Phong, Lao, Cổ, Lại. Vậy thì Phong là bệnh gì nhỉ? Ngày nay ta đã biết rằng Phong là một bệnh nhiễm kinh niên gây rado vi khuẩn Mycobacterium lepra. Vi khuẩn này đặc biệt gây tổn thương chodây thần kinh ngoại vi, lớp da và niêm mạc như ở mắt, mũi, miệng; ở dái tai,cằm, đầu gối, cơ quan hô hấp và ngọc hành người nam. Ðây là những nơi cónhiệt độ tương đối lạnh hơn các vùng khác của cơ thể. Phong cũng thường được gọi là bệnh Hansen, vì vi khuẩn gây bệnhđược bác sĩ người Na Uy .Gerhart Henrick Armauer Hansen tìm ra vào năm1873 qua kính hiển vi. Ðây cũng là khám phá đầu tiên về vi sinh vật gâybệnh ở loài người. Nhờ khám phá này mà Phong được cởi bỏ gán ghép làmột thứ tội lỗi, một trừng phạt hoặc lây lan do di truyền. Vi khuẩn Hansen hầu như chỉ có ở loài người. Chúng chỉ sống đượctrong lòng tế bào cơ thể. Vì thế vi khuẩn không nuôi cấy được ở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Phong Bệnh Phong Thực vậy, bệnh Phong bây giờ đã được điều trị khỏi bằng sự phối hợpcủa nhiều dược phẩm với các phương thức phòng chống tàn tật và phẫuthuật phục hồi chức năng. Cách đây mươi thế kỷ, bệnh hoành hành khắp mọi nơi trên thế giới.Ngày nay, số bệnh nhân đã giảm khá nhiều và chỉ thường thấy ở một sốquốc gia nằm trong vùng nhiệt đới ở Ðông Nam Á Châu, Nam M ỹ châu đặcbiệt là châu Phi. Bệnh Phong được ghi nhận là đã xuất hiện đầu tiên ở Ấn Ðộ nhiềungàn năm về trước.Theo Guinness World Records, đây là bệnh được biết tớisớm nhất. Từ Ấn, bệnh lan truyền tới Viễn Ðông rồi Âu châu qua những ngườidu lịch, những binh sĩ chinh phục thuộc địa lây bệnh nơi đây. Khí hậu nóng ẩm, vệ sinh nhà ở kém, nghèo túng của dân chúng là đấtmầu mỡ cho bệnh hoành hành. Cao điểm nhất của bệnh là vào những năm 1100- 1300 AD. Bệnhgiảm nhờ có cải thiện y tế công cũng như trị liệu sau này hữu hiệu hơn. Theo cơ quan Y Tế Thế Giới, năm 1985 có khoảng hơn 6 triệu cađược ghi danh và khoảng từ 10 tới 12 triệu người bị phong tại trên thế giới.Tới năm 2000, con số giảm xuống là 600,000 ca ghi danh và 1.6 triệu ngườibệnh phong trên thế giới. Ở Việt Nam còn khoảng 60,000 người bệnh sống trong 20 Trung tâmÐiều trị Phong trên toàn quốc như Phú Quỳnh, Văn Môn, Sóc Sơn, PhúBình, Sơn La, Quả Cảm, Quy Hòa... Trong số này có đến gần 30,000 ngườibị tàn tật, có nghĩa là ngoài sự bất hạnh bị bệnh Phong, họ lại còn bị nhiềukhuyết tật khác nữa. Nước Mỹ có trên dưới 7000 người bị Phong được ghi nhận và mỗinăm có thêm khoảng 300 ca, đa số là những di dân đã bị bệnh trước khi tớiđịnh cư tại Mỹ. Tại một vài quốc gia Bắc Âu, số bệnh nhân Phong không đếm đủ trêncác đốt của hai bàn tay. Do đó các nhân viên y tế chỉ biết bệnh qua phimảnh, sách báo. Ấy vậy mà có một thời kỳ, bệnh Phong đã là mối hoang mang kinh sợvà gây nhiều hiểu nhầm tai hại cho nhân loại trong cả mấy ngàn năm. Người ta coi bệnh Phong như một trừng phạt của Thượng Ðế. Ngườimắc bệnh Phong bị cô lập, xa lánh, bêu xấu. Họ không được đến gần ngườikhác, không được lập gia đình, phải mặc quần áo riêng để dễ nhận diện. Khiđi ra ngoài, họ phải đeo một cái chuông. Chuông kêu leng keng, để mọingười biết mà tránh. Tránh như tránh “Cùi” tránh “Hủi”. Họ được tập trung vào các ngôi nhà hẻo lánh, xa thị trấn, bị coi nhưnhững kẻ đã chết trong khối người còn sống; được dự đám tang, chôn cấtchính mình. Khi thực sự chết thì thân xác bị vùi lấp ở mảnh đất xa xôi, riêngbiệt. Tại một vài quốc gia thời Trung Cổ, người ta tiêu diệt bệnh phong bằngcách chôn sống bệnh nhân hoặc đốt cháy khu người phong trú ngụ để loạitrừ bệnh. Một vài tôn giáo còn cho rằng phong lây lan qua hành động tình dục,đồng nghĩa Phong với tội lỗi. Và vì thế một công chúa phạm tà dâm đã bịvua cha mang gả cho một người mắc bệnh Phong. Bản thân người bệnh cũng mang nhiều mặc cảm. Họ sống cầu bơ cầubất lén lút trong thiếu thốn mọi mặt với vết thương lòng tàn phá chẳng kémchi vết thương trên xương thịt, cơ thể. Tài liệu về nghi thức của một tôn giáo vào thế kỷ thứ 13 bên nướcAnh có gi rõ sự cấm đoán khắc nghiệt với bệnh nhân Phong: ... “Ta cấm không cho ngươi được bước vào nhà thờ, đến chợ, nhàmáy xay, nơi làm bánh hoặc bất cứ nơi vào có dông dân chúng tụ họp. Ta cấm ngươi không được rửa tay hoặc bất cứ vật tùy thân nào tronggiếng nước, giòng suối các loại. Ta cấm ngươi từ nay không được đi ra ngoài mà không mặc quần áocùi để mọi người nhận ra ngươi. Ta cấm ngươi giao hợp với bất cứ người nữ nào, ngoại trừ vợ ngươi. Ta cấm ngươi sờ đụng tới con trẻ, dù chúng là ai, hoặc trao cho chúnghoặc người khác bất cứ vật sở hữu nào của ngươi. Ta cấm ngươi ăn uống với bất cứ ai ngoại trừ kẻ cùi hủi như ngươi...” Thật tội nghiệp cho một kiếp người. Bị hắt hủi, bị đầy đọa, bị cô lậpchỉ vì số mệnh bắt phải mang một trong “tứ chứng nan y” vào thời điểm xaxưa: Phong, Lao, Cổ, Lại. Vậy thì Phong là bệnh gì nhỉ? Ngày nay ta đã biết rằng Phong là một bệnh nhiễm kinh niên gây rado vi khuẩn Mycobacterium lepra. Vi khuẩn này đặc biệt gây tổn thương chodây thần kinh ngoại vi, lớp da và niêm mạc như ở mắt, mũi, miệng; ở dái tai,cằm, đầu gối, cơ quan hô hấp và ngọc hành người nam. Ðây là những nơi cónhiệt độ tương đối lạnh hơn các vùng khác của cơ thể. Phong cũng thường được gọi là bệnh Hansen, vì vi khuẩn gây bệnhđược bác sĩ người Na Uy .Gerhart Henrick Armauer Hansen tìm ra vào năm1873 qua kính hiển vi. Ðây cũng là khám phá đầu tiên về vi sinh vật gâybệnh ở loài người. Nhờ khám phá này mà Phong được cởi bỏ gán ghép làmột thứ tội lỗi, một trừng phạt hoặc lây lan do di truyền. Vi khuẩn Hansen hầu như chỉ có ở loài người. Chúng chỉ sống đượctrong lòng tế bào cơ thể. Vì thế vi khuẩn không nuôi cấy được ở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học phổ thông kiến thức y học bệnh thường gặp lý thuyết y khoa y học cho mọi người dinh dưỡng cơ thểGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 176 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 165 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 107 0 0 -
4 trang 106 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
4 trang 66 0 0
-
2 trang 61 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 50 0 0